Cách tiết kiệm tiền với lương 6 triệu/tháng ở thành phố đắt đỏ

0
Tiết kiệm tiền

Với mức lương 6 triệu/tháng, làm sao để cân đối chi tiêu và đảm bảo cuộc sống mà vẫn tiết kiệm được tại thành phố đắt đỏ? Đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Cùng tìm câu trả lời ngay qua bài viết này nhé!

Tạo tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng

Bạn nên tạo cho mình ít nhất một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng để có thể quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm của mình. Đây cũng là cách hiệu quả để giảm bớt “cơn nghiện” shopping hay chi những khoản không cần thiết.

Tạo một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng

Tạo một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng

Với tài khoản tiết kiệm, bạn có thể chọn những gói gửi tiết kiệm phù hợp với mình. Có gói bạn gửi tiền vào chỉ có thể chờ đến ngày đáo hạn mới có thể rút tiền và lãi suất. Nhưng cũng có những gói bạn gửi tiền thêm vào hàng tháng và có thể rút bất cứ lúc nào cũng được. Tuy nhiên gói này lãi suất sẽ hơi thấp. 

Thời buổi công nghệ hiện đại, ngoài sổ tiết kiệm truyền thống bạn có thể chọn dùng sổ tiết kiệm điện tử. Với dịch vụ này, bạn không cần ra ngân hàng làm thủ tục phức tạp mà chỉ cần ngồi nhà với chiếc điện thoại kết nối mạng là có thể đăng ký. Sau mỗi kỳ hạn, tiền lãi sẽ được trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng bạn đăng ký. Để thuận tiện nhất, nên mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng bạn đang nhận lương. Với mức lương 6 triệu/tháng, mỗi tháng sau khi nhận lương bạn bỏ ngay 1 triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm. Số tiền 5 triệu đồng còn lại để chi cho các nhu cầu cá nhân. Như vậy, bạn có thể dễ dàng tiết kiệm được ít nhất khoảng 12 triệu đồng/năm.

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Tại sao phải lập kế hoạch chi tiêu cá nhân?

Lập ra kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về những khoản chi hàng tháng. Từ đó bạn biết được những khoản nào là cần thiết, những khoản nào nên hạn chế và cắt giảm.

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ tạo cho bạn thói quen chuẩn bị khoản dự phòng cho các tình huống không ngờ đến. Bạn không thể biết trước chuyện gì có thể xảy ra trong tương lai. Chẳng hạn như hỏng xe, bị tai nạn, ốm đau, người thân cần giúp đỡ hay đi dự đám cưới bạn bè… Để giải quyết những trường hợp này sẽ tiêu tốn không ít tiền. Vì thế hãy luôn chuẩn bị sẵn một khoản “phòng thân” để bạn không rơi vào thế bị động khi tình huống bất ngờ xảy ra.

3 bước lập kế hoạch chi tiêu

Vậy làm sao để lập được một kế hoạch chi tiêu hiệu quả? Cùng tìm hiểu và thực hiện ngay 3 bước sau:

Bước 1: Hãy ghi chép lại tất cả khoản chi hàng ngày của bạn để biết về thói quen chi tiêu của bạn trong vòng 1 tháng.

  • Ghi chép và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online. 
  • Lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… và các khoản chi cố định khác. 
  • Đến cuối tháng, bạn sẽ có 1 danh sách tổng kết mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu cho tháng sau. 
  • Giai đoạn này là để bạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng của bản thân. Vì vậy  đừng cố gắng kiểm soát chi tiêu quá mức.
  • Lưu ý, bạn cũng có thể rút gọn thời gian này xuống 1 tuần thay vì 1 tháng.
Lưu giữ các biên lai 

Lưu giữ các biên lai

Bước 2: Phân loại các khoản chi của bạn. Sau 1 tháng ghi chép, bạn sẽ bắt đầu phân loại và đánh giá xem mình đã chi tiêu như nào. Ví dụ như sau:

Thu nhập hàng tháng: 6.000.000 VNĐ

Chi tiêu hàng tháng:

  • Tiền thuê nhà: 1.000.000 VNĐ
  • Tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe: 500.000 VNĐ
  • Nhu yếu phẩm: 200.000 VNĐ
  • Tiền ăn: 2.000.000 VNĐ
  • Mua sắm khác: 300.000 VNĐ
  • Tiền tiết kiệm: 2.000.000 VNĐ
Phân loại các khoản chi

Phân loại các khoản chi

Bước 3: Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu.

Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu

Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu

Sau khi đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Chúng ta bắt tay vào bước quan trọng nhất chính là lập nên kế hoạch chi tiêu chi tiết và rõ ràng. Bạn nên cân đối chi tiêu của bản thân sao cho hợp lý. Khoản chi nào đang lãng phí, khoản nào có thể cắt giảm để tiết kiệm được nhiều hơn. 

Các nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp cho rằng mỗi người nên dành ít nhất 10% thu nhập mỗi tháng vào tiết kiệm. Khoản tiền tiết kiệm này có thể để đầu tư hoặc dự phòng khi bạn gặp khó khăn.

Áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu

Để hỗ trợ tối đa cho bạn sau khi đã lập được kế hoạch quản lý chi tiêu. Bạn nên tham khảo và áp dụng các phương pháp quản lý chi tiêu. Trên thế giới có rất nhiều phương pháp quản lý tiền bạc khác nhau. Vì sao ư? Vì mỗi người có nhu cầu và tính cách khác nhau, nên sẽ có những phương pháp phù hợp nhất định. Tuy nhiên có một phương pháp vô cùng hiệu quả và phù hợp với đại đa số là phương pháp 6 chiếc lọ tài chính.

Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính

Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính hay còn gọi là JARS. Phương pháp này được giới thiệu bởi triệu phú, doanh nhân và cũng là tác giả của hai cuốn sách ăn khách “Bí mật của tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh, T. Harv Eker.

Đây là một cách đơn giản mà hầu như ai cũng có thể áp dụng để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. 

Phương pháp 6 chiếc lọ tài chínhPhương pháp 6 chiếc lọ tài chính

Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính

Theo phương pháp này, bạn sẽ chia tiền của mình thành 6 chiếc lọ dành cho từng mục đích sử dụng khác nhau:

  • Chi tiêu cần thiết: Chiếm 55% thu nhập của bạn.
  • Tiết kiệm tiêu dài hạn: 10%
  • Giáo dục: 5%
  • Tự do tài chính: 10%
  • Hưởng thụ: 10%
  • Từ thiện: 10%

Với mức lương 6 triệu/tháng, bạn có thể tham khảo cách phân bổ như sau:

  • Nhu cầu cần thiết – 50%: Bạn nên dành tối đa 3 triệu đồng ngân sách để phục vụ nhu cầu cần thiết. Trong đó dành ra khoảng 1 triệu đồng cho thuê phòng; 1,5 triệu cho ăn uống; 300.000 nghìn chi phí điện nước mạng; 200.000 nghìn cho chi phí khác.
  • Tiết kiệm dài hạn – 30%: Dành ra 1,8 triệu cho những mục tiêu lâu dài.
  • Tự do tài chính – 10%: Dành 600.000 nghìn đồng cho đầu tư.
  • Giáo dục đào tạo – 5%: Bạn chi tiêu tối đa là 300.000 nghìn đồng mỗi tháng cho quỹ này đầu tư học tập. 
  • Hưởng thụ – 4%: Bạn nên dành cho quỹ này tối đa 240.000 nghìn đồng để mua sắm.
  • Từ thiện – 1%: Bạn nên dành khoảng 60.000 nghìn mỗi tháng để sẻ chia, giúp đỡ những người khó khăn hơn.

Vậy là với phương pháp này mỗi tháng bạn sẽ để dành được ít nhất 1,8 triệu tiết kiệm và khoảng 600.000 nghìn đồng cho việc đầu tư. 

Đầu tư để gia tăng thu nhập

Bạn sẽ khó mà đạt được mục tiêu lớn khi chỉ trông chờ vào tiền tiết kiệm. Thay vào đó, hãy nghĩ cách để tiền sinh sôi và thu lời cao hơn nhiều bằng việc đầu tư. Để dễ dàng hơn, bạn hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình rằng bạn đang có kiến thức về lĩnh vực gì? Từ những kiến thức mà bạn có, bạn hãy bắt đầu tìm hiểu đầu tư từ lĩnh vực đó. Đừng đi theo đám đông bởi vì kiến thức chính là lợi thế cạnh tranh của riêng bạn. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua những xu thế hoặc những kênh đầu tư tiềm năng trong tương lai. 

Đầu tư để gia tăng thu nhập

Đầu tư để gia tăng thu nhập

Có rất nhiều kênh đầu tư bạn có thể tham khảo và lựa chọn như: đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản Nhật Nam, đầu tư cổ phiếu, đầu tư quỹ mở,… Với lương 6 triệu/tháng, nếu bạn để ra 1 triệu để đầu tư thì có thể tham khảo các kênh như:

  • Đầu tư chứng khoán với số vốn nhỏ từ 1 triệu đồng là có thể. Thị trường chứng khoán đặc biệt giàu tiềm năng đối với những người biết chớp lấy thời cơ. Trên hết bạn vẫn cần kiến thức lẫn kinh nghiệm để có thể bắt đầu tham gia kênh này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát, thẩm định và đưa ra đánh giá để đầu tư thích hợp vào doanh nghiệp có khả năng sinh lời. Việc chọn thời điểm mua vào và bán ra ảnh hưởng đến giá cổ phiếu lời hay lỗ. Cần kết hợp phân tích biểu đồ kỹ thuật trước khi đưa ra quyết định.
  • Đầu tư bất động sản là hình thức được ưa chuộng nhất hiện nay. Tìm kiếm một căn hộ kiểu dáng đẹp, hợp phong thủy, có vị trí thuận lợi chẳng phải điều dễ dàng. Tuy nhiên ngân sách 1 triệu đồng để đầu tư mỗi tháng bạn không thể đủ để mua bất động sản. 
  • Đầu tư bất động sản Nhật Nam là lựa chọn tối ưu cho bạn nếu muốn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản. Bởi mức đầu tư vào Nhật Nam từ những gói đầu tư thấp đến cao đều có, cho bạn thỏa mái lựa chọn. Giờ đây, bạn chẳng cần phải đi thăm dò thực tế tốn kém chi phí và thời gian. Đối với mô hình đầu tư này, đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn thẩm định các bất động sản có khả năng sinh lời cao, sự hồi phục về giá sau khủng hoảng đại dịch Covid-19.

Một số mẹo để tiết kiệm chi tiêu 

Một số mẹo nhỏ mà nhiều người không để ý lại vô cùng hữu ích cho việc tiết kiệm tiền của bạn đó. Một số mẹo bạn có thể tham khảo như sau:

  • Cắt bỏ hoàn toàn ăn ngoài, bạn sẽ mất một chút thời gian để chuẩn bị bữa ăn nhưng lại tiết kiệm được khá nhiều tiền. Chỉ cần đầu tư chiếc hộp đựng bắt mắt, chắc chắn bạn sẽ rất hứng thú với bữa trưa mang theo của mình.
  • Đi siêu thị trực tuyến cũng là một gợi ý tốt. Bạn sẽ biết rõ mình có bao nhiêu đồ trong giỏ hàng và số tiền phải trả ngay lập tức, từ đó dễ dàng điều chỉnh, thêm bớt để phù hợp với ngân sách.
  • Mua sắm số lượng lớn khi bạn có thể và tất nhiên là với những mặt hàng phù hợp, có thể bảo quản được lâu.
  • Luôn mang theo một chai nước có thể tái sử dụng giúp bạn không phải tốn tiền cho nước đóng chai.
  • Lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh một cách khôn ngoan bằng cách di chuyển món đồ cũ ra trước, đặt những thứ mới mua có hạn sử dụng lâu hơn vào phía sau. Bạn sẽ không bao giờ quên lãng thực phẩm, tránh được tình trạng chúng hết hạn phải bỏ đi.
  • Chỉ nấu những gì bạn cần, chuẩn bị lượng ăn phù hợp để luôn sử dụng hết. Đồ ăn thừa dễ khiến bạn chán ngán và khả năng cao có thể bỏ chúng đi gây lãng phí.
  • Nấu nước dùng rồi chia nhỏ trữ trong tủ đông, bạn có thể lấy ra bất cứ khi nào cần mà không cần phải mua các sản phẩm bán sẵn.

Kết luận 

Tiết kiệm vốn không phải là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên nếu có được mục tiêu và động lực để duy trì, chắc chắn bạn sẽ sớm thực hiện được mà thôi. Với 5 cách đã chia sẻ kể trên dù là với mức lương 6 triệu mỗi tháng bạn cũng sẽ thực hiện được mục tiêu tiết kiệm dễ dàng. Chúc bạn tìm được cách phù hợp và thành công!

 

Đánh giá bài viết

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY


    BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC