- 1 Đôi nét về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
- 2 Thông tin cơ bản về trái phiếu ngân hàng Vietcombank
- 3 Trái phiếu ngân hàng Vietcombank được phát hành với mục đích gì?
- 4 Dự kiến phát hành trái phiếu trong Quý 4/2021 của Vietcombank
- 5 Cách mua trái phiếu Vietcombank
- 6 Người sở hữu trái phiếu ngân hàng Vietcombank có những quyền lợi gì?
- 7 Đầu tư trái phiếu Vietcombank có an toàn không?
- 8 Kết luận
Đôi nét về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank (tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/4/1963. Với thương hiệu uy tín và lịch sử lâu đời gần 60 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa, mạng lưới hoạt động, dịch vụ Ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế với số vốn điều lệ gần 36.000 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng hiện có trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 chi nhánh/phòng giao dịch, văn phòng đại diện trên toàn quốc cũng như cả ở nước ngoài, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 1 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 2 công ty con tại nước ngoài và 4 công ty liên doanh, liên kết.
Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 158 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thông tin cơ bản về trái phiếu ngân hàng Vietcombank
- Loại phát hành của trái phiếu ngân hàng Vietcombank là đồng Việt Nam (VND)
- Loại trái phiếu: Không chuyển đổi và không đảm bảo bằng tài sản
- Đối tượng phát hành: Các cá nhân và tổ chức người Việt Nam, người nước ngoài
- Đợt phát hành: Có 2 đợt phát hành
+ Đợt 1: Phát hành ngày 23/12/2002
+ Đợt 2: Phát hành ngày 25/11/2016
- Mệnh giá trái phiếu của 2 đợt phát hành
+ Đợt 1:
- Trái phiếu đích danh: Mệnh giá 1.000.000 đồng, 5.000.000 đồng, 10.000.000 đồng, 20.000.000 đồng
- Trái phiếu vô danh: Mệnh giá 1.000.000 đồng, 5.000.000 đồn
- Trái phiếu ghi sổ: Mệnh giá là bội số của 1.000.000 đồng.
+ Đợt 2: 100.000 đồng/trái phiếu
Kỳ hạn trái phiếu
Tùy từng đợt phát hành sẽ có các kỳ hạn trái phiếu khác nhau, trong đó đợt 1 là 2 năm còn đợt 2 là 10 năm
Lãi suất trái phiếu
– Đợt 1: Lãi suất trái phiếu 8,15%/năm và cố định trong suốt thời hạn trái phiếu.
– Đợt 2: So với trung bình lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng lớn trong hệ thống thì lãi suất trái phiếu trả hàng năm sẽ luôn cao hơn 1% (7,57%/năm áp dụng cho kỳ tính lãi từ ngày 25/11/2016 nhưng không bao gồm ngày 25/11/2017).
Phương thức thanh toán lãi và gốc
– Đợt 1: Hàng năm tiền lãi sẽ được thanh toán 1 lần. Gốc trả vào ngày đáo hạn.
– Đợt 2: Hàng năm tiền lãi sẽ được thanh toán 1 lần, định kỳ vào ngày tròn năm so với ngày phát hành. Gốc trả vào ngày đáo hạn.
Trái phiếu ngân hàng Vietcombank được phát hành với mục đích gì?
Trái phiếu ngân hàng Vietcombank được phát hành nhằm mục đích huy động vốn để bổ sung nguồn vốn hoạt động và đáp ứng nhu cầu cho vay bằng tiền đồng của ngân hàng; ngoài ra năng lực tài chính của tổ chức phát hành được nâng cao, đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Dự kiến phát hành trái phiếu trong Quý 4/2021 của Vietcombank
Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank-mã VCB) vừa phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2021 với khối lượng tối đa 4.000 tỷ đồng.
Trái phiếu có kỳ hạn tối thiểu 7 năm và tối đa 10 năm, với lãi suất cố định hoặc thả nổi. Thời điểm phát hành dự kiến trong quý 4/2021.
Hội đồng quản trị quyết định giao cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành chỉ đạo triển khai và quyết định lãi suất phát hành phù hợp với điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành và số lượng đợt phát hành, khối lượng và thời điểm phát hành trái phiếu cụ thể của từng đợt.
Cách mua trái phiếu Vietcombank
Nhà đầu tư có thể thực hiện theo các bước sau đây để tham gia mua trái phiếu Vietcombank phát hành
Bước 1: Đăng ký tài khoản Vietcombank tại website Đăng ký tài khoản trực tuyến | Vietcombank Securities
Bước 2: Đăng ký thông tin mua trái phiếu ngay trên website
Bước 3: Chuyển tiền cho ngân hàng theo thời gian quy định và nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu
Bước 4: Nhận tiền lãi khi đến hạn thanh toán và tiền gốc vào thời gian đáo hạn kỳ hạn trái phiếu.
Nhà đầu tư có thể tham khảo video dưới đây để hiểu rõ hơn về cách đặt lệnh và giao dịch trái phiếu Vietcombank
Người sở hữu trái phiếu ngân hàng Vietcombank có những quyền lợi gì?
- Mức lãi suất được hưởng hấp dẫn với nhiều loại mệnh giá thích hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Giá bán trái phiếu sẽ thấp hơn mệnh giá trái phiếu nếu mua trước ngày phát hành (lãi theo mức lãi suất trái phiếu mà khách hàng được hưởng tính trên số ngày mua trước ngày phát hành).
- Tính thanh khoản của trái phiếu Ngân hàng Vietcombank cao: Có thể giao dịch mua, bán lại trái phiếu tại bất kỳ cơ sở nào của Ngân hàng Ngoại thương một cách dễ dàng, được cầm cố trái phiếu để vay vốn ngân hàng.
- Sau ít nhất 3 tháng kể từ ngày phát hành nhà đầu tư có thể bán lại trái phiếu cho Ngân hàng Ngoại thương tại mọi thời điểm. Trái phiếu bán lại được hưởng nguyên gốc cộng thêm lãi.
- Được tự do chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế. Ngân hàng Ngoại thương không thu phí chuyển nhượng.
- Nếu đến hạn khách hàng không lĩnh gốc và lãi của trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn/tiền gửi thanh toán cho số ngày sau hạn.
- Được hưởng các tiện ích ngân hàng khác như: Thay tiền ký quỹ trong thanh toán, xác định hạn mức thấu chi, làm đảm bảo để mở tài khoản sử dụng thẻ tín dụng …
- Đầu tư vào trái phiếu của Ngân hàng Vietcombank rất an toàn và hiệu quả.
Đầu tư trái phiếu Vietcombank có an toàn không?
Trái phiếu Vietcombank là hình thức đầu tư an toàn và hiệu quả, tuy nhiên đối với bất cứ một hình thức đầu tư nào cũng tiềm ẩn những rủi ro mà nhà đầu tư không thể lường trước được.
Rủi ro về tín dụng
Rủi ro tín dụng hay còn được gọi là phá sản, tuy nhiên khi đầu tư trái phiếu VCB thì mức độ rủi ro này nằm ở mức không cao, bởi đây là ngân hàng có gần 60 năm kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Trong trường hợp ngân hàng chẳng may bị phá sản hay giải thể thì nhà đầu tư vẫn được ưu tiên hoàn lại tiền trước tiên sau đó mới đến các cổ đông.
Rủi ro trả trước
Lãi suất trái phiếu có thể sẽ bị giảm khá nhiều trong trường hợp VCB thu mua lại sớm hơn dự kiến, điều này gây ảnh hưởng đến nguồn thu của nhà đầu tư.
Rủi ro lãi suất
Trong trường hợp này, các tổ chức phát hành trái phiếu thay đổi lãi suất dự kiến, điều này gây thiệt hại về thu nhập của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên nhìn chung, so với hình thức đầu tư khác thì trái phiếu ngân hàng Vietcombank cũng là kênh đáng đầu tư và mức độ an toàn cao hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về trái phiếu ngân hàng VCB. Hy vọng sau khi tìm hiểu qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã Đáp án “Đầu tư trái phiếu Vietcombank có an toàn hay không?”. Đây cũng là một cơ hội để nhà đầu tư được tiếp cận và trải nghiệm các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp của một tập đoàn tài chính đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, trước khi đầu tư vào bất kỳ kênh đầu tư nào khách hàng cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ để tránh những rủi ro không mong muốn.