Rtt trong chứng khoán là gì? Cách tính Rtt trong chứng khoán

0
Kiến thức chứng khoán

Trong chứng khoán, cụm từ Call Margin được nhắc đến khá nhiều đối với những người từng tham gia ký quỹ Margin, đặc biệt khi thị trường sụt giảm mạnh. Vậy Call margin, Rtt trong chứng khoán là gì và được tính như thế nào, Rtt bao nhiêu thì bị Call Margin? Mời bạn đọc tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

Call margin là gì?

Call Margin là gì?

Call Margin là gì?

Trong chứng khoán, thuật ngữ Margin được hiểu là đòn bẩy tài chính hay tỷ lệ cho vay của công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay để mua chứng khoán.

Có thể hiểu, Call Margin là lệnh dừng ký quỹ. Thuật ngữ này dùng để chỉ sự thông báo cho nhà đầu tư đã vay tiền của công ty chứng khoán để mua chứng khoán, tuy nhiên chứng khoán của nhà đầu tư tại thời điểm này bị giảm gần dưới ngưỡng an toàn so với tài sản của nhà đầu tư.

Cuộc gọi này nhằm mục đích yêu cầu nhà đầu tư bán bớt chứng khoán hoặc nộp thêm tiền để đưa tỷ lệ vay margin về lại ngưỡng an toàn.

Khi nào thì Call Margin xảy ra?

Khi tỷ lệ Giá trị thực có/Tổng giá trị chứng khoán < Tỷ lệ call margin mà công ty chứng khoán cho phép thì Call margin sẽ xảy ra.

Ví dụ: Bạn muốn mua số cổ phiếu có giá trị 200 triệu đồng, mỗi cổ phiếu giá 100 nghìn đồng trong khi đó bạn chỉ có 100 triệu đồng. Để thực hiện giao dịch bạn tiến hành ký quỹ Margin theo tỷ lệ 1:2 ở công ty S và sở hữu 2000 cổ phiếu. Được biết tỷ lệ Call Margin của công ty đó là 30%. Sau một thời gian giá trị cổ phiếu giảm xuống 30% còn 140 triệu đồng, trừ phần vay từ quỹ Margin thì bạn còn 40 triệu. Lúc này, tỷ lệ giá trị tài sản thực/tổng giá trị tài sản là: 40/140 = 28,5% nhỏ hơn 30%.

Lúc này Call Margin xảy ra, bên công ty sẽ yêu cầu nhà đầu tư bán một lượng cổ phiếu hoặc nộp thêm tiền để đạt được ngưỡng cao hơn tỷ lệ Call Margin, có 2 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Nộp tiền bổ sung 10 triệu

(40 triệu+10 triệu)/(140 triệu +10 triệu) = 33.3% >30%

  • Trường hợp 2: Bán 100 cổ phiếu

(40 triệu + 100 nghìn*100)/140 triệu = 42.8% >30%

Qua đó có thể thấy, để không bị Call Margin nhà đầu tư có 2 lựa chọn là nộp thêm 10 triệu vào tài khoản, hoặc là bán đi 100 cổ phiếu.

Rtt trong chứng khoán là gì?

Rtt trong chứng khoán

Rtt trong chứng khoán

Rtt trong chứng khoán hay còn gọi là tỷ lệ ký quỹ của tài khoản là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cổ phiếu trên tổng nợ vay.

Rtt giúp các nhà đầu tư xác định tình trạng tài khoản vay ký quỹ của mình so sánh với các mốc quan trọng cần quan tâm trong nghiệp vụ quản lý tài khoản ký quỹ: Tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì, tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ Force sell.

Cách tính Rtt trong chứng khoán

Có thể tính Rtt trong chứng khoán theo công thức sau đây:

Rtt = [Giá trị TSBĐ/(Tổng giá trị nợ thực tế – Tiền mặt- Tiền bán chờ về)] *100%

Theo đó, các nhà đầu tư cần chú ý các mốc tỷ lệ ký quỹ thực tế, cụ thể:

  • Tỷ lệ an toàn của tài khoản: Rtt ≥ 100%. Là mức tỷ lệ an toàn của tài khoản.
  • Tỷ lệ duy trì của tài khoản – Rdt: 100% > Rtt > 87%. Đây là mức tỷ lệ trong thời gian vay mà khách hàng phải đảm bảo duy trì. Sức mua trên tài khoản của QK sẽ < 0 tại mức Rtt này.
  • Tỷ lệ cảnh báo (Call margin): 87% ≥ Rtt ≥ 80%: Theo đó, khách hàng cần bổ sung tiền khi tỷ lệ đạt mức này. Hoặc bán một phần chứng khoán để đưa Rtt về mức lớn hơn.
  • Tỷ lệ xử lý – Rxl (Force Sell): Rtt < 80%. Theo đó, DNSE sẽ tự động bán chứng khoán trong tài khoản của khách hàng khi tỷ lệ ký quỹ đạt mức này để đưa về tỷ lệ quy định.

Lưu ý: Các mốc tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng thời kỳ.

Rtt và cách tính Rtt tại TCBS

Tại TCBS, khái niệm Rtt hay tỷ lệ ký quỹ của tài khoản chính là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cổ phiếu (được tính với giá và tỷ lệ cầm cố quy định bởi TCBS) trên tổng nợ vay của khách hàng.

Theo đó, ý nghĩa của Rtt là giúp khách hàng xác định tình trạng tài khoản vay ký quỹ của mình so sánh với các mốc quan trọng cần quan tâm trong nghiệp vụ quản lý tài khoản ký quỹ: tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì, tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ Force sell (Trên website của TCBS các tỷ lệ này quy định cụ thể và công bố công khai, rõ ràng).

Công thức tính Rtt như sau:

Rtt = ∑(Số lượng CK thực có * tỷ lệ tính tài sản (1) * giá tính tài sản (2)) / (Tổng nợ đã giải ngân + nợ các loại phí + dư nợ chờ giải ngân – tiền mặt – tiền chờ về)

(1) (2) Tỷ lệ tính tài sản và giá tính tài sản của từng mã chứng khoán được quy định theo danh mục cho vay và được công bố trên website của của TCBS.

Hàng ngày, con số Rtt cụ thể của khách hàng và các giá trị trong công thức tính Rtt sẽ được xác định và các thông tin này sẽ được hiển thị trên tài khoản giao dịch trực tuyến của khách hàng.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về Call Margin và Rtt trong chứng khoán là gì cũng như cách tính Rtt chứng khoán. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc quan tâm sẽ trang bị được thêm những kiến thức hữu ích về thị trường chứng khoán và biết được Rtt bao nhiêu thì bị Call margin. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC