Top 10 nước giàu nhất thế giới 2018 do IMF bình chọn

0
Tài chính

Có nhiều chỉ số khác nhau được sử dụng để đánh giá mức độ thịnh vượng của một quốc gia hoặc khu vực, nhưng nhìn chung chúng bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI). Theo thống kê của IMF thì bảng xếp hạng 10 nước giàu nhất thế giới 2018 sẽ bao gồm:

Danh sách 10 nước giàu nhất thế giới năm 2018
Quốc Gia  Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2018 
Qatar 183,3 tỷ USD
Luxembourg  71,29 tỷ USD
Singapore 377 tỷ USD
Brunei 13,57 tỷ USD
Kuwait 138,2 tỷ USD
Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất (UAE) 422,2 tỷ USD
Ireland 385 tỷ USD
Na Uy 437 tỷ USD
Thụy Sỹ 735,5 tỷ USD
Mỹ 20,53 nghìn tỷ USD

Dưới đây Daututietkiem.vn sẽ đưa ra các số liệu của từng nước như sau.

Hạng 1 – Qatar

Đứng đầu danh sách này là Qatar với thu nhập bình quân đầu người 129.726 USD/năm (tương đương 3 tỷ đồng). Dù có diện tích 11.500 km2, hơn 2,5 triệu dân nhưng Qatar lại có nguồn dự trữ, lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới.

Qatar

Nền kinh tế của Qatar là một trong những nền kinh tế giàu nhất thế giới xét về GDP bình quân đầu người, nước này đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng năm 2015 và 2016 của Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc, và IMF. Dầu thô và khí đốt tự nhiên được coi là trụ cột của nền kinh tế Qatar, chiếm hơn 70% tổng thu ngân sách của chính phủ, hơn 60% tổng sản phẩm quốc nội, và gần 85% doanh thu đến từ xuất khẩu. Qatar có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ ba trên thế giới và là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ hai trên thế giới.

Hạng 2 – Luxembourg

Thu nhập bình quân của người dân Luxembourg là 105.882 USD (2,4 tỷ đồng, gấp 9 lần mức trung bình của thế giới). Sự kết hợp hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp khiến Luxembourg trở thành quốc gia giàu có thứ hai trên thế giới. Nền kinh tế Luxembourg phụ thuộc nhiều và ngành ngân hàng, thép và công nghiệp.

Luxembourg

Luxembourg có tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người cao nhất thế giới (theo ước tính của CIA năm 2018). Quốc gia này có nền công nghiệp phát triển đa dạng, trái ngược với nền công nghiệp của Qatar chủ yếu phụ thuộc vào dầu mỏ. Mặc dù Luxembourg được khách du lịch gọi là “Trái tim xanh của châu Âu”, với những vùng đất mang tính thông quê thế nhưng nơi đây tồn tại một khu công nghiệp xuất khẩu phát triển. Nền kinh tế của Luxembourg khá giống với nền kinh tế của Đức. 

Hạng 3 – Singapore

Singapore

Singapore

Một đại diện khác của Đông Nam Á chính là Singapore đứng ở vị trí thứ 3. GDP của đảo quốc sư tử là 377 tỷ USD năm 2018. Hòn đảo nhỏ này đang trên đà phát triển nhờ tập trung vào triển ngành điện tử. Nền kinh tế Singapore là nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và được xếp hạng là nền kinh tế cởi mở nhất thế giới với tỷ lệ tham nhũng thấp thứ ba. Đây là quốc gia có nhiều công ty lớn hoạt động trong nước nhất. 

Nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP), cùng với đó GDP bình quân đầu người của quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC. Nền kinh tế của Singapore lớn thứ tư ở Đông Nam Á và đứng thứ 14 ở châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa.

Hạng 4 – Brunei

Brunei

Vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng khiến nhiều người bất ngờ. Dù có dân số chỉ hơn 400.000 người nhưng nền kinh tế của Brunei “không phải dạng vừa” khi nguồn thu từ dầu khí chiếm tới 90%. Brunei là một quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 Đông Nam Á với trung bình 180.000 thùng (29.000 m³) mỗi ngày. 

Brunei thuộc nhóm nước có nền kinh tế nhỏ trong ASEAN. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brunei năm 2020 là 12,02 tỷ USD theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới. Theo đó tốc độ tăng trưởng GDP của Brunei là 1,20% năm 2020 giảm 2,67 điểm so với mức tăng 3.87% của năm 2019.

Hạng 5 – Kuwait

Kuwait

Kuwait chiếm 10% trữ lượng dầu mỏ của thế giới và nguồn thu từ ngành công nghiệp, chiếm tới 95% nguồn thu của cả nước. Sự giàu có của Kuwait đứng thứ năm trên thế giới với trữ lượng dầu mỏ dồi dào trên lãnh thổ.  Đồng Kuwait Dinar là đơn vị tiền tệ có giá trị cao nhất trên thế giới. Ngành công nghiệp phi dầu mỏ của quốc gia này bao gồm ngành dịch vụ tài chính.Theo Ngân hàng Thế giới, Kuwait là quốc gia giàu thứ tư trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người. Kuwait là quốc gia giàu thứ hai ở vùng Vịnh (sau Qatar) xét về GDP bình quân đầu người.

Hạng 6 – Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất (UAE)

Đây là một quốc gia Trung Đông bao gồm 6 tiểu vương quốc, được xếp hạng quốc gia giàu thứ 7 và là nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới trong giới Ả-rập sau Ả-rập Xê-út. Kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một nền công nghiệp phát triển về kinh tế. Đất nước này là một trong những nước phát triển nhất trên thế giới theo một số số liệu kinh tế xã hội, như GDP bình quân đầu người, mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người (HDI). 

GDP bình quân đầu người của UAE năm 2020 là 36.284,56 USD/người theo số liệu mới nhất từ ​​Ngân hàng Thế giới. Do đó, GDP bình quân đầu người của UAE giảm 6.416,88 USD/người so với 42.701,44 USD/người vào năm 2019. Hiện nay thì GDP đầu người cảu quốc gia này là 124,595 tỷ USD.

Hạng 7 – Ireland

Đất nước Ireland thuộc Vương quốc Anh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào dệt may, khai khoáng và thực phẩm. Dù không thúc đẩy công nghiệp nặng, Ireland vẫn tụt lại với suất thứ 7 nước giàu nhất thế giới. Nền kinh tế của Cộng hòa Ireland là một nền kinh tế hiện đại phụ thuộc vào thương mại với tốc độ tăng trưởng cao trung bình 10% từ năm 1995 đến năm 2000. Nông nghiệp trước đây là một trong ngành lớn nhất trên thế giới nhưng hiện đã bị thay thế bởi ngành công nghiệp chiếm 46% tổng sản lượng GDP, khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu và cung cấp 29% việc làm cho lực lượng lao động, mặc dù xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính.

Hạng 8 – Na Uy

Nauy

Nauy

Na Uy nằm ở khu vực Bắc Âu, có tài nguyên thiên nhiên cũng như dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Những điều kiện thuận lợi này khiến Nauy trở thành quốc gia giàu thứ tám trên thế giới. Mặc dù dễ bị ảnh hưởng bởi các chu kỳ kinh doanh toàn cầu, thế nhưng nền kinh tế Na Uy đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi bắt đầu thời đại công nghiệp. Đóng tàu là trụ cột trong lĩnh vực xuất khẩu của Na Uy, nhưng trên hết nó góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Na Uy giàu tài nguyên thiên nhiên bao gồm thăm dò và khai thác, chế biến dầu, thủy điện và thủy sản. Nông nghiệp truyền thống và công nghiệp nặng đã trải qua một thời kỳ suy giảm so với dịch vụ và công nghiệp dầu mỏ. Lĩnh vực công cộng cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm tăng tổng sản phẩm nội địa.

Na Uy được coi là một trong những quốc gia hàng đầu ở nước có sản lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới và ngành đánh bắt hải sản vô cùng phát triển cùng với nhiều loài cá nổi tiếng. GDP bình quân đầu người của cả nước. Quốc gia này đạt 77,808 tỷ USD.

Hạng 9 – Thụy Sỹ

Thụy Sỹ

Thụy Sỹ

Đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp đứng thứ 9 về mức độ giàu có với GDP bình quân đầu người là 78.812 USD (1,8 tỷ đồng). Nền kinh tế Thụy Sĩ là một trong những nền kinh tế ổn định nhất. An ninh tiền tệ và bí mật ngân hàng làm cho Thụy Sĩ trở thành một nơi an toàn cho các nhà đầu tư. Do diện tích đất nước nhỏ và mức độ chuyên môn hóa cao trong thế giới lao động, ngành công nghiệp và thương mại là những yếu tố then chốt đối với nền kinh tế Thụy Sĩ.

Hạng 10 – Mỹ

Mỹ

Mỹ

Với dân số 325,7 triệu người, GDP bình quân 57.467 USD (hơn 1,3 tỷ đồng), nền kinh tế nhất nhì châu lục này luôn là điểm đến mơ ước của nhiều người. Kinh tế (Mỹ) là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ, mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao. Nền kinh tế phát triển nhờ nguồn tài nguyên dồi dào hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao.

Trên đây là tổng hợp 10 nước giàu nhất trên thế giới theo số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, hy vọng với những thông tin vừa rồi bạn đọc có thêm cho mình sự hiểu biết về thông tin tài chính. Nếu có câu hỏi nào về kiến thức đầu tư hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận cho chúng tôi biết nhé.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC