Dự án đầu tư công là gì? Một số dự án đầu tư công điển hình hiện nay

0
Tài chính

Không có bất kỳ quốc gia nào lại thiếu đi những dự án đầu tư công và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo đó, dự án đầu tư công là một trong những dự án tác động đến sự phát triển của Việt Nam. Vậy dự án đầu tư công là gì, được phân loại dựa trên những tiêu chí nào cũng như tại Việt Nam có những dự án đầu tư công điển hình nào?

Dự án đầu tư công là gì?

Dự án đầu tư công được quy định rõ tại khoản 13 Điều 4 Luật đầu tư công 2019 như sau: “Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.” 

Dự án đầu tư công là gì

Dự án đầu tư công là gì

Theo đó, đầu tư công bao gồm các đối tượng sau đây: 

  • Dự án, chương trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước
  • Dự án sử dụng vốn vay có bảo lãnh của Chính phủ
  • Dự án sử dụng vốn ODA
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước có mục đích kinh doanh
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước không vì mục đích kinh doanh 
  • Dự án có công trình xây dựng
  • Dự án có nguồn vốn hỗn hợp công – tư (PPP)
  • Dự án không có công trình xây dựng (mua sắm công).

Xem thêm: Vốn đầu tư công là gì?

Đặc điểm của dự án đầu tư công

Dựa vào định nghĩa ở mục trên có thể hiểu dự án đầu tư công là dự án được sử dụng các nguồn vốn đầu tư lấy từ Ngân sách nhà nước, những nguồn thu nhập hợp pháp của các cơ quan nhà nước có liên quan và không bao gồm những nguồn vốn nhà nước nằm ngoài ngân sách nhà nước. Nguồn vốn của dự án đầu tư công không phải sử dụng nguồn vốn tư nhân, đây chính là sự khác biệt của dự án đầu tư công với dự án đầu tư thông thường.

Bên cạnh đó tại Điều 12 Luật đầu tư công 2019 có quy định rõ về nguyên tắc quản lý đầu tư công cụ thể như sau:

– Tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công của pháp luật.

– Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch quy định.

– Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công của cá nhân, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước.

– Đối với từng nguồn vốn phải quản lý và sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định; Đảm bảo đầu tư tập trung, tiết kiệm, đồng bộ, hiệu quả, chất lượng và khả năng cân đối các nguồn lực; không để thất thoát và lãng phí.

– Trong hoạt động đầu tư công cần bảo đảm công khai, minh bạch những nội dung cụ thể như: 

“a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;

  1. b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
  2. c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
  3. d) Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;

đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;

  1. e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
  2. g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
  3. h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
  4. i) Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
  5. k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
  6. l) Quyết toán vốn đầu tư công.”

Xem thêm: Kế hoạch đầu tư công trung hạn của nước Việt Nam giai đoạn 2021-2025 

Phân loại dự án đầu tư công

Phân loại dự án đầu tư công

Về phân loại dự án đầu tư công, tại Điều 6 Luật Đầu tư công 2019 có quy định rõ ràng về tiêu chí phân loại như sau:

– Dự án đầu tư công căn cứ vào tính chất được phân loại như sau:

  • Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng cải tạo, mới, mở rộng, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản và trang thiết bị của dự án;
  • Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua tài sản, mua, nâng cấp, cải tiến máy móc, trang thiết bị và các dự án khác không được liệt kê tại điểm a khoản này.

– Dựa trên mức độ quan trọng và quy mô:

  • Dự án đầu tư công sẽ được căn cứ mức độ quan trọng và quy mô mà phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C theo tiêu chí tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này quy định.

Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Ngoại trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A là dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây:

– Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;
  • Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
  • Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

– Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc các lĩnh vực:

  • Giao thông, bao gồm cầu, sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, cảng sông, cảng biển;
  • Công nghiệp điện;
  • Hóa chất, phân bón, xi măng;
  • Khai thác dầu khí;
  • Chế tạo máy, luyện kim;
  • Xây dựng khu nhà ở;
  • Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực:

  • Giao thông, ngoại trừ dự án tại điểm a khoản 2 Điều này quy định;
  • Thủy lợi;
  • Kỹ thuật điện;
  • Xử lý rác thải, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;
  • Hóa dược;
  • Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
  • Công trình cơ khí, trừ dự án tại điểm đ khoản 2 Điều này quy định;
  • Sản xuất vật liệu, trừ dự án tại điểm d khoản 2 Điều này quy định;
  • Bưu chính, viễn thông;

– Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực:

  • Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
  • Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
  • Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
  • Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp mà tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này quy định;

– Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực như sau:

  • Y tế, văn hóa, giáo dục;
  • Du lịch, thể dục thể thao;
  • Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;
  • Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án mà các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này quy định.
  • Kho tàng;
  • Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở mà điểm g khoản 2 Điều này quy định;

Tiêu chí phân loại dự án nhóm B

– Dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.

–  Dự án có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này.

–  Dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này.

– Dự án có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này.

Tiêu chí phân loại dự án nhóm C

– Dự án có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.

– Dự án có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này.

– Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này.

– Dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này.

Xem thêm: Các bước lập dự án đầu tư công

Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công

Căn cứ Điều 11 Luật Đầu tư công 2019 quy định về việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công như sau:

– Đối với các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này sẽ do Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại.

– Tiêu chí phân loại đối với các dự án đầu tư công mà các điều 8, 9 và 10 của Luật này quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh và Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

– Đối với các dự án đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc điều chỉnh tiêu chí phân loại sẽ được thực hiện trong trường hợp có biến động lớn về chỉ số giá hoặc có điều chỉnh quan trọng trong phân cấp quản lý đầu tư công liên quan đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư công hoặc phát sinh thêm các yếu tố quan trọng khác khiến cho tiêu chí phân loại dự án đầu tư công bị ảnh hưởng đến.

Như vậy, Quốc hội quyết định điều chỉnh đối với tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia. Đối với tiêu chí phân loại các dự án nhóm A, B, C sẽ được quyết định bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Một số dự án đầu tư công điển hình hiện nay

Dự án Cao tốc Bắc Nam – CT01

Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) – đây là tên gọi chung nhất của một tuyến đường cao tốc Việt Nam nằm rất gần với Quốc lộ 1 huyết mạch, thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, không giống như tuyến quốc lộ 1A nối dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Dự án cao tốc Bắc – Nam chỉ nối từ Hà Nội tới Cần Thơ.

Tổng chiều dài của dự án cao tốc Bắc – Nam là 1.811 km, với nút giao Pháp Vân – Hà Nội là điểm đầu và điểm cuối là nút giao Chà Và – Cần Thơ. Đường cao tốc Bắc – Nam được xem là dự án giao thông trọng điểm và quy mô hàng đầu từ trước đến nay.

Bản Đồ Quy Hoạch Đường Cao Tốc Bắc Nam

Bản Đồ Quy Hoạch Đường Cao Tốc Bắc Nam

Đã xác định được các điểm khống chế của tuyến đường bộ cao tốc, nằm trong Hành lang giao thông phía Đông, gần như chạy song song với quốc lộ 1A (hiện quốc lộ này cũng đang được nâng cấp mở rộng). Theo đó, đường cao tốc Bắc – Nam được xây dựng bao gồm 16 đoạn tuyến với các điểm nút là: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận và Cần Thơ. 

Dự án cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Dự án xây dựng Sân Bay Long Thành là dự án đang nhận được sự quan tâm của cả nước. Sân Bay Long Thành được xây dựng tại xã Suối Trầu, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Địa điểm này cách Biên Hòa 30km về hướng Đông Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 40km về phía Đông.

Vị trí của dự án này nằm ngay cạnh quốc lộ 51, gần với thị trấn Long Thành, cách cửa ngõ vào Nhơn Trạch (khu đô thị phụ cận thành phố Hồ Chí Minh) 5km, và cách sân bay Tân Sơn Nhất 43km.

Theo Quy Hoạch sau khi hoàn thành thì sân bay Long Thành sẽ có 4 đường cất, hạ cánh chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000m, rộng 60m). Có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Boeing 747, Airbus A380.

Có 4 nhà ga lớn, mỗi năm có thể phục vụ với công suất tối đa là 100 triệu khách. Còn công suất nhà ga hàng hóa mỗi năm là 5 triệu tấn.

Thiết Kế Sân Bay Quốc Tế Long Thành

Thiết Kế Sân Bay Quốc Tế Long Thành

Diện tích đất xung quanh khoảng 25.000 ha (diện tích của cảng hàng không quốc tế Long Thành là 5.000 ha). Theo kế hoạch đây sẽ là cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế.

Dự án Xây dựng Cảng Hàng Không Quốc Tế (sân bay) Long Thành giai đoạn 1 chính thức được khởi công thực hiện vào ngày 5/1/2021. Sân bay Long Thành được xây dựng đạt cấp 4F – cấp cao nhất (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế – ICAO) hoặc có thể là cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO và được xem là sân bay quan trọng của quốc gia.

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (ký hiệu toàn tuyến là CT 28) là dự án đường cao tốc tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Dự kiến khi hoàn thành đường cao tốc này sẽ nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu.

Điểm đầu của dự án tại tuyến Võ Nguyên Giáp thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối là nút giao thông Ông Từ thuộc phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tổng chiều dài toàn tuyến của dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là 77,6km và được chia làm 2 giai đoạn. 

Bản đồ đoạn đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Bản đồ đoạn đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Đường sắt đô thị tại Hà Nội

Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro) là tên gọi của hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội. Hệ thống được Công ty Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro Company – HMC) vận hành bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị và 3 tuyến tàu điện một ray với tổng chiều dài khoảng 318 km. Đây là hệ thống đường sắt đô thị trên cao đầu tiên tại Việt Nam.

Tuyến số 2A, đoạn Cát Linh – Hà Đông, và Tuyến số 3, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội là hai tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng. Tính tới tháng 11 năm 2021, sau 8 lần điều chỉnh tiến độ dự án Tuyến số 2A đã chính thức được đưa vào khai thác thương mại vào ngày 6 tháng 11 năm 2021. Trong khi đó, dự kiến vào cuối năm 2022 Tuyến số 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội cũng sẽ đi vào khai thác thương mại đoạn tuyến trên cao và toàn tuyến năm 2024-2025. 

Tuyến số 2A

Tuyến số 2A: Cát Linh – Hà Đông là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008 đầu tư xây dựng. Tháng 10 năm 2011, tuyến đường sắt này được khởi công xây dựng theo Quyết định số 3136/QĐ-BGTVT ngày 15/10/2008, tổng chiều dài toàn tuyến là 13,05 km.

Tuyến số 2A

Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 8.770 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chậm trễ tiến độ nên sau khi điều chỉnh nhiều lần và đội vốn, tổng mức đầu tư của dự án đã lên tới 868,04 triệu USD (22.521 tỷ VND), trong đó có 669,62 triệu USD (hơn 15.579 tỷ VND) là phần vốn vay từ Trung Quốc.

Tuyến số 3

Trôi – Nhổn – Hoàng Mai (tên khác: Đoạn Nhổn – Ga Hà Nội), tuyến đường sắt này là một phần của hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội và đang được xây dựng. Tuyến này được chia làm 3 giai đoạn thi công. Giai đoạn 1 bắt đầu từ ga Nhổn ở quận Bắc Từ Liêm, chạy dọc Quốc lộ 32, qua Cầu Diễn, theo đường Hồ Tùng Mậu vượt qua đường vành đai 3, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy đến trước công viên Thủ Lệ. Sau Tuyến số 2A (Tuyến Cát Linh), đây là tuyến đường sắt đô thị thứ hai sẽ được đưa vào hoạt động tại Hà Nội.

Tuyến số 3

Trong giai đoạn 1, dự kiến vào tháng 12 năm 2022 đoạn trên cao sẽ được khai thác thương mại, còn đoạn ngầm chưa có thông tin và thời gian hoàn thành. Ngày 19 tháng 5 năm 2022, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội có văn bản đề xuất UBND TP.Hà Nội lùi thời gian thực hiện dự án hoàn thành từ năm 2022 sang năm 2029, cụ thể trong năm 2022 vận hành thương mại đoạn trên cao và năm 2027 sẽ vận hành toàn tuyến (thay vì cuối năm 2023 như tiến độ điều chỉnh cuối năm 2021); năm 2029 hoàn thành bảo hành và quyết toán, đồng thời tổng mức đầu tư được kiến nghị tăng thêm khoảng 202 triệu Euro.

Kết luận

Vừa rồi là những nội dung về dự án đầu tư công và tiêu chí phân loại dự án đầu tư công cùng với đó là một số dự án đầu tư công điển hình tại Việt Nam hiện nay, bài viết do biên tập viên trên trang daututietkiem.vn biên soạn và tổng hợp. Hãy theo dõi website để cập nhật thêm nhiều thông tin về lĩnh vực đầu tư và tài chính nhé. 

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC