Rửa tiền bằng chứng khoán và một số quy định liên quan

0
Tài chính

Hành vi rửa tiền được quốc tế ghi nhận là một loại tội phạm phi truyền thống, gắn với những lĩnh vực xã hội – kinh tế mới, phương thức thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi, triệt để lợi dụng sự phát triển của mạng internet, khoa học công nghệ và lỗ hổng kiểm soát pháp luật… Trong đó, thị trường chứng khoán cũng có thể trở thành thị trường màu mỡ để cho các đối tượng lợi dụng rửa tiền từ lĩnh vực này. Vậy việc rửa tiền bằng chứng khoán gây ra những hậu quả như thế nào, có những quy định gì về phòng chống rửa tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu rõ qua bài viết ngay dưới đây.

Cách rửa tiền qua chứng khoán

Cách rửa tiền qua chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển đã có bước phát triển vượt bậc. Cùng với sự phát triển đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến cho các đối tượng tội phạm lợi dụng kẽ hở để thao túng, rửa tiền.

Có nhiều ý kiến cho rằng, bởi hiện nay chưa có những quy định chặt chẽ của pháp luật về việc kiểm soát nguồn gốc tài chính cũng như chưa có pháp luật về rửa tiền nên TTCK có thể trở thành mảnh đất màu mỡ mà các đối tượng tội phạm rửa tiền chọn để “rửa sạch” các đồng “tiền bẩn” có được từ hoạt động phạm tội.

Bọn chúng sẽ đưa tiền mặt bất hợp pháp đến các trung tâm giao dịch chứng khoán để mua trái phiếu chính phủ, cổ phiếu chứng khoán để thực hiện hành vi rửa “tiền bẩn” thành “tiền sạch”. Theo đó, tội phạm sẽ thực hiện thủ đoạn đó là chia nhỏ đồng tiền để tránh sự chú ý và nghi ngờ của cơ quan quản lý bằng cách mua nhiều cổ phiếu khác nhau, sau đó gom các cổ phiếu này lại thành một khoản lớn.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn để đầu tư bọn chúng thường không quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, chính vì vậy chúng mua cổ phần chứng khoán bằng mọi giá. Thậm chí, tội phạm rửa tiền còn mua cả cổ phần giả tạo do chính các công ty bình phong phát hành.

Đối với thị trường chứng khoán liên quốc gia, sau đó số cổ phiếu này có thể được tung ra ở các thị trường nước ngoài để từ đó biến chúng thành những đồng tiền hợp pháp.

Hậu quả của việc rửa tiền bằng chứng khoán

Hành vi rửa tiền thông qua chứng khoán gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của quốc gia. Có thể điểm qua một số tác động chủ yếu dưới đây:

Đối với những nước đang trên đà phát triển hoặc mới phát triển, vấn nạn rửa tiền có thể làm ngân sách của Chính phủ bị ảnh hưởng đến, khiến cho nguồn ngân sách bị thất thoát từ nguồn thuế từ đó dẫn tới tình trạng Chính phủ mất kiểm soát các chính sách kinh tế.

Tiếp theo là hệ lụy làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân. Bởi các đối tượng phạm tội thường thành lập các công ty tư dân để làm tấm chắn thực hiện các hoạt động và hành vi rửa tiền bất hợp pháp. Đối với những khoản tiền bất hợp pháp các công ty này sẽ đưa những sản phẩm có giá thành thấp hơn giá sản xuất ra thị trường, dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh với những doanh nghiệp hợp pháp khác, khiến công ty có thể phá sản.

Cuối cùng là gây ra lũng đoạn hệ thống tài chính. Rửa tiền gây cho các định chế tài chính những hậu quả tai hại, như gánh chịu các rủi ro về uy tín, pháp lý, nghiệp vụ. Tính thanh khoản của toàn bộ thị trường và uy tín đối với nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nếu một thị trường chứng khoán tồn tại hành vi rửa tiền.

Một số quy định về chống chống rửa tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một số quy định về chống chống rửa tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại Điều 31, Luật Phòng, chống rửa tiền, các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm: 

“1.Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện.

2.Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán.

3.Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán hoặc thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.

4.Khách hàng thường xuyên bán tất cả cổ phiếu trong danh mục đầu tư và đề nghị công ty chứng khoán ký ủy nhiệm chi để khách hàng rút tiền mặt từ ngân hàng thương mại.

5.Khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại chứng khoán không có lợi trong khoảng thời gian ngắn.

6.Tài khoản chứng khoán của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền lớn không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

7.Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ quỹ đầu tư được mở ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền.

8.Nhà đầu tư nước ngoài cư trú ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.”

Ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, trong đó Điều 45 quy định rõ các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

Theo điều 45 nghị định 156/2020/NĐ-CP:

“Hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

1.Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng thì bị xử phạt như sau:

  1. a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền;
  2. b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng, biện pháp đánh giá tăng cường quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền, không báo cáo các giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật Phòng, chống rửa tiền;
  3. c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Luật Phòng, chống rửa tiền.

2.Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định về kiểm toán nội bộ, rà soát khách hàng trong phòng, chống rửa tiền thì bị xử phạt như sau:

  1. a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát khách hàng và các bên liên quan theo các danh sách cảnh báo trước khi thiết lập mối quan hệ hoặc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng;
  2. b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi có khách hàng và bên có liên quan nằm trong các danh sách cảnh báo; không thực hiện kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

3.Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền sau đây:

  1. a) Không ban hành và tuân thủ quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền;
  2. b) Không xây dựng quy định phân loại khách hàng, không phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền theo quy định của pháp luật; không ban hành quy trình quản lý rủi ro các giao dịch liên quan tới công nghệ mới theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền.

4.Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền thì bị xử phạt như sau:

  1. a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền;
  2. b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền;
  3. c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh, tài khoản sử dụng tên giả theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền;
  4. d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia hoặc tạo Điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.

5.Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con không lưu giữ và cập nhật thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, người sáng lập, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền.

6.Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định về chống tài trợ khủng bố thì bị xử phạt như sau:

  1. a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống khủng bố;
  2. b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tố giác tài trợ khủng bố.

7.Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.”

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về hành vi rửa tiền bằng chứng khoán và một số quy định liên quan mà Đầu tư Tiết kiệm. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc quan tâm đã trang bị được thêm những kiến thức hữu ích và có thể nhận diện được các hành vi rửa tiền qua chứng khoán để cùng nhau đẩy lùi vấn nạn này.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC