Những mã cổ phiếu ngành sữa được niêm yết trên sàn chứng khoán
IDP – CTCP sữa Quốc tế (Upcom)
HNM – CTCP sữa Hà Nội (Upcom)
MCM – CTCP giống bò sữa Mộc Châu (Upcom)
VNM – CTCP sữa Việt Nam (HOSE)
GTN – Công ty cổ phần GTNfoods (HOSE)
Để tham gia chứng khoán, các bạn có thể tạo tài khoản chứng khoán VPS tại LINK để nhận những ưu đãi và sự hỗ trợ đầu tư 1:1 đến từ các Broker chuyên nghiệp của công ty
Thông tin doanh nghiệp ngành sữa triển vọng nên đầu tư
VNM – Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (HOSE)

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên tiếng anh là Vietnam Dairy Products Joint Stock Company hay được gọi với tên quen thuộc là Vinamilk. Công ty được thành lập vào ngày 20/08/1976 dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy cũ ngày xưa: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost), Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina), Nhà máy sữa Bột Dielac. Đến tháng 3 năm 1994, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.
Vinamilk hiện đang là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa. Ngoài việc phân phối sữa, công ty đã có mạng lưới rộng rãi phát triển trên khắp đất nước với hơn 220.000 điểm bán hàng, sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới.
Về hệ thống, trải qua hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng đến nay công ty đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận hành, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. Và xuất sắc hơn công ty đã đứng trong Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Sản phẩm sữa
Vốn điều lệ: 24,382,309,830,000 đồng
Mã cổ phiếu: VNM
Sàn giao dịch: HOSE
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 2,089,955,445 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 2,089,956,345 cổ phiếu
Tình hình kinh doanh
Theo công bố kết quả kinh doanh quý III/2021 của VNM trái chiều với doanh thu tăng 4% so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận thuần giảm 5% so với cùng kỳ.
- Doanh thu thuần đạt mức kỷ lục 16.194 tỷ đồng (tăng 4,1% so với cùng kỳ và 3,0% so với quý trước.
- Lợi thuần giảm 4,9% So với cùng kỳ xuống còn 2.835 tỷ đồng do chi phí đầu vào tăng.
- Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ xuống 45.100 tỷ đồng, lợi nhuận thuần đạt 8.336 tỷ đồng, giảm 6,5% so với cùng kỳ.
IPD – CTCP sữa Quốc tế (Upcom)

CTCP sữa Quốc tế
Công ty Cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP) được thành lập năm 2004, IDP có trụ sở và nhà máy chế biến các sản phẩm sữa đặt tại hai địa danh có nguồn nguyên liệu lớn của nước ta. Nhà máy sữa Chương Mỹ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 Km về phía tây. Và nhà máy Sữa Ba Vì tại xã Tản Lĩnh, Huyện Ba Vì, Hà Nội đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2010.
Công ty luôn hướng đến việc tạo ra các sản phẩm dinh dưỡng trên triết lý tôn trọng và giữ gìn những gì tự nhiên đã ban tặng cho con người, luôn tìm tòi và ứng dụng các giải pháp dinh dưỡng và công nghệ tiên tiến nhất hợp tác với các đối tác dinh dưỡng, công nghệ hàng đầu thế giới, tìm kiếm và phát triển các vùng nguyên liệu tự nhiên được thiên nhiên chọn lọc, ưu đãi trong nước lẫn nước ngoài, tất cả nhằm tạo ra các sản phẩm dinh dưỡng tự nhiên tươi ngon nhất cho người tiêu dùng Việt Nam. Hiện tại các nhãn hiệu sữa LiF, Kun, Bavi của IDP đang được bày bán và đón nhận rộng rãi bởi người tiêu dùng. Các sản phẩm này được chế biến, sản xuất tại 3 nhà máy tiên tiến và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng, đặt tại Chương Mỹ, Ba Vì và Củ Chi.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Sản phẩm sữa
Mã cổ phiếu: IDP
Sàn giao dịch: Upcom
Vốn điều lệ: 589,454,720,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 58,945,472 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 58,945,472 cổ phiếu
Tình hình kinh doanh
Theo báo cáo tài chính quý II/2021, tình hình kinh doanh của CTCP sữa Quốc tế đạt dấu mốc nghìn tỷ đồng. Cụ thể:
- Doanh thu đạt 1.114.5 tỷ đồng so với cùng kỳ
- Biên lợi nhuận đạt 10.2% và duy trì ở mức 2 chữ số
- Mức lãi sau thuế cũng tăng so với cùng kỳ
Kết quả hoạt động kinh doanh tích cự này đã giúp cho công ty chấm dứt tình trạng lỗ lũy kế. Đặc biệt hơn, ngày 31/3/2021 mức lợi nhuận sau thuế đạt 100.4 tỷ đồng.
Xem thêm: Những mã cổ phiếu ngành sợi nên đầu tư
MCM – CTCP giống bò sữa Mộc Châu (Upcom)

CTCP giống bò sữa Mộc Châu
CTCP giống bò sữa Mộc Châu được thành lập năm 1958, với nhiệm vụ chăn nuôi bò sữa, cung cấp các giống bò sữa, sản xuất và chế biến sản phẩm từ sữa, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Đến năm 2005, công ty chuyển sang mô hình Công ty cổ phần với vốn điều lệ khi cổ phần hóa là 7,1 tỷ đồng trong đó Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước tại thời điểm đó) nắm giữ 51%.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Sản phẩm sữa
Vốn điều lệ: 701,400,000,000 đồng
Sàn giao dịch: Upcom
Mã cổ phiếu MCM
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 110,000,000 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 110,000,000 cổ phiếu
Thông tin cổ phiếu
MCM và IDP tuy là 2 doanh nghiệp mới nổi trong ngành và cùng niêm yết trên sàn Upcom. Cả hai đều có sự chuyển giao về chủ sở hữu và quy mô tài sản khá tương đồng. Tuy nhiên, MCM về tình hình kinh doanh chưa có bứt phá. Cụ thể, theo quý 1/2021:
- Doanh thu đạt 621.9 tỷ đồng, giảm 1.94% so với cùng kỳ năm trước
- Lãi sau thuế đạt 49.5 tỷ đồng, tăng 5.32% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn không bằng 1/3 lợi nhuận của IDP
HNM – CTCP sữa Hà Nội (Upcom)

Ma co phieu HNM – CTCP sữa Hà Nội
Công ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) là một trong những Công ty sữa hàng đầu Việt Nam. Từ khi thành lập năm 2001 đến nay, Hanoimilk đã dành được sự tin yêu của người tiêu dùng, sự ủng hộ của Chính phủ và sự tôn trọng trong ngành.
Là một công ty đại chúng, có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Hanoimilk có trách nhiệm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, tuy nhiên Công ty vẫn luôn quan tâm và có trách nhiệm về những tác động của mình đối với cộng đồng và môi trường, bao gồm cả việc tạo ra việc làm và trở thành doanh nghiệp bền vững mang lại lợi ích tích cực cho xã hội.
Thông tin cổ phiếu
- Mã giao dịch: HNM
- Sàn niêm yết: Upcom
- Vốn điều lệ: 166.000.000.000 đồng
- Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 20.000.000 cổ phiếu
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 20.000.000 cổ phiếu
Tình hình kinh doanh
Theo báo cáo tài chính quý II/2021, tình hình kinh doanh của CTCP sữa Hà Nội tăng trưởng tương đối khả quan.
- Doanh thu đạt 97 tỷ đồng, tăng 80% so cùng kỳ
- Lãi gộp đạt 20 tỷ đồng, tăng 89%. Nhờ vậy, từ lỗ 1,7 tỷ đồng ở quý II/2020 chuyển sang có lãi 6,5 tỷ đồng trong quý II/2021.
- Lũy kế ghi nhận 141 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp rưỡi cùng kỳ
- Lãi ròng đạt 7,3 tỷ đồng, gấp 67 lần so với cùng kỳ
GTN – Công ty cổ phần GTNfoods (HOSE)

Công ty cổ phần GTNfoods
Công ty cổ phần GTNfoods (GTNfoods) được hình thành thông qua sự hợp nhất của các công ty đã có bề dày lịch sử trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Vào năm 2014 GTNfoods xác định lại chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp trong đó chủ yếu tập trung vào nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng.
Công ty có đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thực phẩm trong nước và cả nước ngoài. Đặc biệt các công ty thành viên đều có quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều thời kỳ kinh tế của Việt Nam. Mục tiêu trong tương lai công ty dự định tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các công ty con và công ty thành viên để đưa GTNfoods vươn ra thế giới.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Sản phẩm sữa
Vốn điều lệ: 2,500,000,000,000 đồng
Mã cổ phiếu: GTN
Sàn giao dịch: HOSE
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 250,000,000 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 249,000,000 cổ phiếu
Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành sữa không?
Tiềm năng cổ phiếu ngành sữa
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid ở nước ta diễn biến phức tạp nhưng ngành chăn nuôi bò sữa ít bị ảnh hưởng hơn so với các ngành khác như du lịch, giải trí hay khách sạn, vì sữa là yêu cầu cơ bản và rất quan trọng trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra, hoạt động thương mại gia tăng dẫn đến giá cổ phiếu cao hơn. Ngành sữa nói riêng khá nghiêm túc và hiện đang có xu hướng tăng mạnh hơn trong kinh doanh so với các kỳ trước. Đó cũng là một điểm nổi bật về tiềm năng của cổ phiếu ngành sữa mà các nhà đầu tư hiện đang quan tâm.
Về công ty sữa Việt Nam (VNM), năm 2022 Công ty Chứng khoán Vietcombank ước tính doanh thu thuần tăng trưởng 2,5% đạt 61.362 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông mẹ đạt 11.083 tỷ đồng (+5,4% yoy).
Trong giai đoạn 1 đến 2 năm tới VNM chưa cho thấy nhiều dư địa tăng trưởng, mặc dù VNM đã tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Chiến lược mới như mở rộng sang các mảng khác như thịt bò kỳ vọng đến năm 2023 mới có thể đóng góp nhiều cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo VNM cho biết công ty cho rằng giá bán của nguyên vật liệu đầu vào sẽ giảm nhẹ trong năm 2022. Ngoài ra, phía công ty cũng đã chốt giá nguyên vật liệu đầu vào (bột sữa) cho hết Q1/2022 ở mức giá thấp hơn so với mức trong Q3/2021. Vì vậy, biên lợi nhuận gộp của VNM sẽ sớm được cải thiện trong Q4/2021 và ổn định hơn trong năm 2022. Dự phóng biên LNG của VNM đạt 43.7% trong 2021 và 45.65% trong năm 2022.
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều rủi ro trong ngành nguyên vật liệu đầu vào tăng cao Giá sữa bột nguyên liệu đầu vào là sữa nguyên kem (WMP) và sữa tách béo (SMP) vẫn trong xu hướng tăng. Giá đường cũng trong xu hướng tăng mạnh do Việt Nam áp Thuế CBPG đối với đường nhập lậu từ Thái Lan.
Vậy với những thông tin mà daututietkiem.vn đã chia sẻ trên về các mã cổ phiếu ngành sữa, hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình một mã phù hợp vào danh mục đầu tư của mình. Mong rằng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích khi lựa chọn cổ phiếu, cùng với đó bạn đừng quên cập nhật thêm thông tin thị trường cũng như nắm bắt giá cổ phiếu để việc đầu tư được diễn ra suôn sẻ nhất.
Có thể bạn quan tâm: Có nên đầu tư cổ phiếu giá vàng hay không?