Kiến thức cơ bản về chứng khoán cho người mới bắt đầu

0
Kiến thức chứng khoán

Thị trường chứng khoán là kênh đầu tư phổ biến được lựa chọn để đầu tư kiếm lời. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam, hầu như đều là những nhà đầu tư cá nhân. Tiến bộ trong công nghệ giao dịch và dịch vụ môi giới chứng khoán,… Đã giúp thị trường chứng khoán tiếp cận nhiều người và hầu như bất kỳ ai cũng có thể tham gia thị trường. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về chứng khoán mà cần biết khi tham gia vào thị trường.

Chứng khoán là gì? Cách mở tài khoản chứng khoán

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là gì?

Tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa: Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

  • Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
  • Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
  • Chứng khoán phái sinh;
  • Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Cách mở tài khoản chứng khoán

Hiện nay có 2 cách để người mới có thể bắt đầu mở tài khoản chứng khoán:

Mở tài khoản trực tiếp:

Bạn chỉ cần cầm CMND đến sở giao dịch chứng khoán tại HoSE (Hồ Chí Minh) hoặc HNX (Hà Nội). Sẽ có nhân viên hướng dẫn bạn mở tài khoản ở các sàn giao dịch nằm trong hệ thống của sở giao dịch chứng khoán tương ứng.

Mở tài khoản online:

Ngoài ra, bạn cũng có thể mở tài khoản chứng khoán theo hình thức Online. Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể mở tài khoản chứng khoán online qua công nghệ định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), hình thức mở tài khoản chứng khoán nhanh gọn chỉ trong vài giây, với những thủ tục đơn giản và quan trọng nhất là việc mở tài khoản chứng khoán online đã hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, bạn nên mở tài khoản giao dịch ở một trong top 10 công ty chứng khoán hàng đầu hiện nay (Công ty nắm giữ thị phần cao nhất) là: SSI (Công ty chứng khoán SSI), HSC (Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh), VCSC (Công ty chứng khoán Bản Việt), VNDS (Công ty chứng khoán VNDirect), MBS, VPS, MAS, BSC,…

So sánh giữa TTCK sơ cấp và thứ cấp

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp (primary market) là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành.

Thị trường chứng khoán thứ cấp (secondary market) là thị trường chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

So sánh TTCK sơ cấp và thứ cấp

So sánh TTCK sơ cấp và thứ cấp

So sánh thị trường sơ cấp và thứ cấp

Thị trường chứng khoán sơ cấp Thị trường chứng khoán thứ cấp
Giống nhau Thị trường sơ cấp và thứ cấp đều là những nền tảng mà các công ty tài trợ cho các yêu cầu vốn của họ.
Khác nhau Là thị trường mà chứng khoán mới được phát hành bởi công ty nhằm mục đích muốn thu được vốn và được bán trực tiếp cho nhà đầu tư Là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn và hợp đồng tương lai.
Trên thị trường sơ cấp, công ty tham gia trực tiếp vào giao dịch Trên thị trường thứ cấp, công ty không tham gia vì giao dịch diễn ra giữa các nhà đầu tư.
Giá bán cố định Giá biến động, phụ thuộc vào lực lượng cung và cầu
Thị trường sơ cấp cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mới và cả các công ty hiện có để mở rộng và đa dạng hóa. Thị trường thứ cấp không cung cấp tài chính cho các công ty.
Bảo mật một lần là có thể được bán Cần bảo mật nhiều lần mới có thể được bán
Thị trường chứng khoán sơ cấp là mua/bán giữa công ty và nhà đầu tư Thị trường chứng khoán thứ cấp là mua/bán giữa các nhà đầu tư

Một số khái niệm thời gian trong chứng khoán

Ngày T, T+1, T+2, T+3

Trong chứng khoán, khi giao dịch mua bán thành công thì có nghĩa là đã chốt giá và ngày đó tính theo mốc thời gian được gọi là ngày T. Sau đó 01 ngày làm việc được gọi là T+1, tiếp sau đó thêm 01 ngày làm việc nữa được gọi là T+2 và thêm 01 ngày sau đó nữa là ngày T+3. 

Ngày Giao dịch

Là ngày mà bạn quyết định mua hoặc bán cổ phiếu và đã mua/bán thành công trên thị trường, tức là giá bạn đặt mua đã được chốt, sau đó tới ngày T+3 tức là ngày thanh toán T+2 và bắt đầu bán được thì dù trong mấy ngày đó giá cổ phiếu dao động thế nào thì bạn cũng không thể làm gì được. Do đó ngày giao dịch chính là ngày chốt giá, và đã một khi đã mua là không thể thay đổi được.

Ngày Thanh toán

Là ngày mà tại đó cổ phiếu sẽ được chuyển nhượng giữa người mua và bán. Theo quy định mới nhất thì từ 01/01/2016 ngày thanh toán là 16h30 chiều ngày T+2 tức là sau giờ giao dịch hàng ngày kết thúc vào lúc 14h45.

Điều này có nghĩa là ngày T+2 bạn đã sở hữu cổ phiếu nhưng tới tận ngày T+3 bạn mới thực sự bán được, lúc này quyền bán hay không đã thuộc về bạn, cần nhấn mạnh rằng quyền sở hữu phải sau giờ khắc nói trên thì bạn mới thực sự là người sở hữu cổ phiếu.

Ngược lại, nếu bạn mới bán cổ phiếu nhưng tới ngày T+2 là ngày bạn mới thực sự không còn quyền sở hữu nữa.

Ngày thanh toán

Ngày thanh toán

Nhận biết chứng khoán chưa lưu ký và chứng khoán đã lưu ký

Chứng khoán chưa lưu ký 

Là loại chứng khoán vẫn đang tồn tại dưới dạng sổ cổ đông/giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Nếu đó là các công ty cổ phần chưa phải đại chúng/đã đại chúng nhưng chưa đăng ký lưu ký với Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam thì vẫn giao dịch mua bán được, mọi quyền lợi như cổ tức tiền mặt, đại hội cổ đông sẽ được thực hiện qua công ty cổ phần đó. 

Ngược lại nếu đó là các công ty đại chúng đã đăng ký lưu ký và đã có mã chứng khoán thì nếu cầm sổ cổ đông sẽ không mua bán được. Khi đó muốn bán được sổ cổ phiếu đó, bạn cần phải mở tài khoản tại một công ty chứng khoán, gửi sổ cổ đông cho công ty đó để lưu ký số cổ phiếu đó lên sàn và chuyển sang trạng thái chứng khoán đã lưu ký rồi mới bán được trên sàn như bình thường.

Chứng khoán đã Lưu ký 

Là chứng khoán đã được lưu ký và tồn tại dưới dạng điện tử tích hợp vào tài khoản ở công ty chứng khoán, nơi mà nhà đầu tư mở tài khoản trên cơ sở được sự bảo đảm của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. 

Có thể hiểu đây chính là số chứng khoán đang mua bán hàng ngày trên sàn hiện tại, lúc này mọi quyền thực hiện sẽ trên thị trường như Quyền Họp đại hội cổ đông, Quyền cổ tức tiền mặt,… sẽ được thực hiện thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán trên các Công ty Chứng khoán.

Về mặt tổ chức giao dịch thì Chứng khoán đã Lưu ký sẽ được tổ chức thực hiện giao dịch thông qua Sở giao dịch Chứng khoán. 

Tổng hợp lại: Chứng khoán chưa Lưu ký + Chứng khoán đã Lưu ký = Tổng số Chứng khoán đang Niêm yết.

Giá tham chiếu, giá trần, giá sàn và cách tính

Giá tham chiếu (TC)  – Giá vàng

Giá tham chiếu là mức giá do Sở giao dịch Chứng khoán xác định và được dùng làm cơ sở để xác định giá cao nhất (giá trần) và giá thấp nhất (giá sàn) trong ngày giao dịch. Do Giá tham chiếu có màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng.

Giá Tham chiếu “Tham” là “Tham khảo” và “Chiếu” là “Đối chiếu”. Giá Tham chiếu thể hiện mức giá của một cổ phiếu trong phiên giao dịch liền trước.

Giá Tham chiếu dùng để:

  • So sánh xem giá cổ phiếu hiện tại so với phiên giao dịch liền trước đó.
  • Dùng để xác định Giá Trần và Giá Sàn của Cổ phiếu trong ngày giao dịch.

 Cách tính giá tham chiếu

Tại Việt Nam hiện có 3 sàn giao dịch chứng khoán là: HOSE, HNX, UPCOM, mỗi sàn có cách tính giá tham chiếu và biên độ giao động trần sàn khác nhau theo như bảng dưới đây:

Sàn HOSE

  • Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của phiên giao dịch liền trước đó.
  • Biên độ giá trần, sàn là +-7%

Sàn HNX

  • Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của phiên giao dịch liền trước đó.
  • Biên độ giá trần, sàn là +-10%

Upcom

  • Giá tham chiếu được xác định bằng bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch khớp lệnh liên tục của ngày liền trước đó.
  • Biên độ giá trần, sàn là +-15%

Sàn UPCOM

Sàn UPCOM

Giá trần (Trần) hay Giá tím

Giá trần là giá cao nhất có thể được của cổ phiếu trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

Cách tính giá trần:

Giá trần = Giá Tham chiếu * (1 + Biên độ dao động)

Giá sàn (Sàn) hay Giá xanh lam

Giá sàn là giá thấp nhất có thể được của cổ phiếu trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

Cách tính giá sàn:

Giá sàn = Giá Tham chiếu * (1 – Biên độ dao động)

Ví dụ: Cách tính giá trần, giá sàn cho phiên giao dịch liền sau của sàn HOSE

Giá đóng cửa ngày 15/10/2021 là 18.000 đồng, đây chính là giá tham chiếu cho ngày giao dịch liền sau đó để xác định giá trần, giá sàn cho phiên giao dịch ngày 16/10/2021.

Giá trần = 18.000*(1+7%) = 19.260

Giá sàn = 18.000*(1-7%) = 16.740

Điều đó có nghĩa phiên giao dịch ngày 15/10/2021: mua bán chỉ được thực hiện trong khoảng giá từ 16.740 đồng đến 19.260 đồng.

Vốn hoá thị trường, cổ phiếu Blue-chip, Penny, MidCap

Vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa Thị trường hay Giá trị Vốn hóa Thị trường (Market Capitalization) là giá trị của một doanh nghiệp niêm yết tính theo giá cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường tại thời điểm truy cứu hiện tại. 

Hoặc có thể nói:

 Vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành * Giá cổ phiếu tại thời điểm xem xét.

Vai trò của vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường là khái niệm quan trọng trong nhiều vấn đề của chứng khoán. Nó thể hiện quy mô của doanh nghiệp, từ đó có thể so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Vốn hóa còn được dùng để định giá doanh nghiệp bằng cách so sánh nó với lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Nhất là trong việc đánh giá quy mô của một công ty, so sánh công ty này với công ty kia và đôi khi chính vốn hóa cũng có ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua/bán cổ phiếu của các Quỹ đầu tư.

Cổ phiếu Blue-chip, Penny, MidCap

Cổ phiếu Blue-chip

Cổ phiếu Blue-chip

Cổ phiếu Blue-Chip (Blue-Chip Stock) là Cổ phiếu của các Công ty có Vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán.

Ngược lại Cổ phiếu Penny (Penny Stock) là Cổ phiếu của các Công ty có Vốn hóa Thị trường nhỏ. 

Còn cổ phiếu MidCap là Cổ phiếu của các Công ty có Vốn hóa Thị trường ở mức trung bình. 

Vì vậy, Blue-Chip, Penny và Midcap là 3 khái niệm ám chỉ quy mô của một công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ví dụ về một số công ty sở hữu cổ phiếu Blue – Chip, Penny, MidCap tại thị trường chứng khoán Việt Nam:

Cổ phiếu Blue – Chip:

  • Tập đoàn FPT (FPT)
  • Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

Cổ phiếu MidCap:

  • Công ty Cổ phần Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC)
  • Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

Cổ phiếu Penny

  • Công ty Cổ phần tập đoàn FLC (FLC)
  • Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản AMD (ADM)

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về chứng khoán. Hy vọng bài viết sẽ trang bị cho bạn thêm một số kiến thức hữu ích.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC