Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ khái niệm về tổ chức tín dụng là gì, quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức tín dụng cũng như hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam hiện nay. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
- 1 Tổ chức tín dụng là gì?
- 2 Hoạt động của tổ chức tín dụng
- 3 Các quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng
- 3.1 Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
- 3.2 Quyền cơ bản của tổ chức tín dụng
- 3.3 Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- 3.4 Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
- 3.5 Điều kiện cấp Giấy phép
- 3.6 Công bố thông tin hoạt động
- 3.7 Điều kiện khai trương hoạt động
- 3.8 Phá sản tổ chức tín dụng
- 3.9 Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng
- 4 Hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt nam
- 5 Một số khái niệm liên quan đến tổ chức tín dụng
- 6 Kết luận
Tổ chức tín dụng là gì?

Tổ chức tín dụng là gì?
Tổ chức tín dụng có tên tiếng anh là Credit institution.
Theo đó, định nghĩa tổ chức tín dụng được quy định tại Khoản 1, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi và bổ sung tại Luật số 17/2017/QH14) như sau: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.”
Đặc điểm của tổ chức tín dụng
Xét về mặt bản chất tổ chức tín dụng vẫn là doanh nghiệp, tuy nhiên tổ chức tín dụng có những đặc điểm khác biệt riêng so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân, theo đó:
- Đối tượng kinh doanh chính của tổ chức tín dụng là tiền tệ.
- Kinh doanh là hoạt động kinh doanh chủ yếu của tổ chức tín dụng. Theo đó, tổ chức tín dụng sẽ nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán (hay còn được gọi là “đi vay để cho vay”) bởi không phải tất cả các chủ thể kinh doanh đều có đủ vốn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tín dụng là đi vay để cho vay do đó mối quan hệ giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Để có vốn vay, tổ chức tín dụng phải thực hiện công tác huy động. Nếu số lượng vốn huy động nhiều thì tổ chức tín dụng có thể tăng cường hoạt động sử dụng vốn, khi đó tổ chức tín dụng có thể mở rộng các khoản cho vay, các khoản đầu tư.
- Bên cạnh đó, do tính kéo dài của các quan hệ kinh doanh nên hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng mang tiềm ẩn rủi ro cao và có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Rủi ro trong hoạt động tín dụng được hiểu là những không may bất ngờ xảy đến, là sự kiện không may, trở ngại bất ngờ xảy ra gây nên thiệt hại trực tiếp tới hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo đó, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng thường có tính phản ứng dây chuyền, và để lại hậu quả to lớn, không chỉ bao gồm rủi ro nội tại của ngành mà còn của tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác do đó hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phải được giám sát chặt chẽ, thường xuyên bằng pháp luật.
- Tổ chức tín dụng hoạt động dưới sự quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và thuộc phạm vi áp dụng pháp luật ngân hàng. Theo đó, Nhà nước có các quy định áp dụng riêng cho các tổ chức tín dụng do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, các bộ phận pháp luật khác có liên quan được áp dụng tùy thuộc vào tính chất sở hữu của từng tổ chức tín dụng cụ thể.
Hoạt động của tổ chức tín dụng
Các tổ chức tín dụng hoạt động trên nhiều lĩnh vực đa dạng:
Huy động vốn
Quyền năng đặc thù của các tổ chức tín dụng chính là huy động vốn. Theo đó, huy động vốn là một hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận chứ không đơn thuần chỉ là một hình thức kêu gọi vốn góp nhàn rỗi nhằm mục đích bổ sung vốn kinh doanh. Tại các tổ chức tín dụng, việc huy động vốn rất đa dạng và được thực hiện thông qua chính các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng như: Nhận tiền gửi của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; phát hành giấy tờ có giá; vay vốn từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức tín dụng,… Bên cạnh đó, các nguồn vốn huy động được cũng trở thành nguồn vốn hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng.
Trong đó:
- Nhận tiền gửi, tiền gửi là tiền mà khách hàng gửi dưới hình thức tiền gửi có thời hạn, không thời hạn, tiết kiệm hay hình thức khác tại tổ chức tín dụng.
- Phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu.
- Vay vốn của tổ chức, cá nhân khác: Theo đó, các doanh nghiệp có thể vay của nhau tạm thời nếu có khó khăn.
Cấp tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để sử dụng một khoản tiền của tổ chức cá nhân hoặc cam kết theo nguyên tắc có hoàn trả cho việc sử dụng một khoản tiền bằng nghiệp vụ cho vay chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo hành ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tuy nhiên, so với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước đây thì hoạt động ngân hàng trong thời kỳ đổi mới đã có những khác biệt về chất và các quan hệ thị trường được phản ánh ngày càng sâu sắc hơn, đảm bảo cho các tổ chức tín dụng quyền tự chủ kinh doanh. Các hình thức cấp tín dụng ngày càng đa dạng như: Cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá và các công cụ chuyển nhượng, cung cấp dịch vụ bảo lãnh, cho thuê tài chính,… Từ đó tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng lựa chọn các hình thức cấp tín dụng phù hợp đối với mọi đối tượng khách hàng và mọi nhu cầu vay vốn.
Cung ứng dịch vụ thanh toán
Trong nền kinh tế, các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch khác cuối cùng đều kết thúc bằng khâu thanh toán. Thực chất, có thể hiểu một cách đơn giản, thanh toán ngân hàng chỉ là những nghiệp vụ chi trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản thanh toán khác được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng giữa các tác nhân trong nước và quốc tế. Theo đó, thanh toán qua ngân hàng chính là biện pháp hàng đầu được các chủ thể kinh tế lựa chọn để quá trình thanh toán được thực hiện một cách thuận lợi và an toàn.
Có 2 bộ phận trong thanh toán ngân hàng, bao gồm: Thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, bộ phận thanh toán không dùng tiền mặt ở bất cứ một quốc gia nào cũng được coi là thách thức mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm, trong tổng khối lượng thanh toán bộ phận này chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, trong các giao dịch hàng ngày các ngân hàng vẫn phải sử dụng tiền mặt trong một số trường hợp, dù không nhiều như:
+ Mở tài khoản, cung ứng phương tiện thanh toán(thẻ tín dụng, séc, ngân phiếu) thực hiện dịch vụ thanh toán (thu hộ, chi hộ, hoạt động ngân quỹ).
+ Chỉ có tổ chức này mới được thực hiện hoạt động thanh toán quỹ tín dụng trung ương.
Kinh doanh ngoại hối
– Giao dịch giao ngay (Spot)
Giao dịch giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ tại thời điểm giao dịch giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay và trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán kết thúc thanh toán.
– Giao dịch có kỳ hạn (Forward)
Giao dịch có kỳ hạn là một giao dịch trong đó tại thời điểm giao dịch hai bên sẽ cam kết mua bán một lượng ngoại tệ với nhau theo một tỷ giá xác định và sau một thời gian nhất định kế từ ngày ký kết giao dịch thì việc thanh toán sẽ được thực hiện.
– Giao dịch hoán đổi (Swap) ngoại hối
Đây là hình thức giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiến khác, trong đó hai giao dịch này sẽ có kỳ hạn thanh toán khác nhau và tại thời điểm ký kết hợp đồng tỷ giá của hai giao dịch này sẽ được xác định.
– Giao dịch đồng tương lai (Future)
Đây là một giao dịch tiền tệ thực hiện trong tương lai với số lượng tiền định sẵn, thể hiện thông qua việc mua bán những hợp đồng, theo đó tại thời điểm ký kết hợp đồng thì tỷ giá sẽ được ấn định và ngày nhận được ấn định sẽ tùy theo quy định của từng sở giao dịch. Hợp đồng tương lai khác với hợp đồng có kỳ hạn, đây là hợp đồng chuẩn hoá về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng giao dịch và ngày thanh toán cụ thể trong tương lai.
– Giao dịch hợp đồng quyền lựa chọn (Option)
Trên thị trường hối đoái, hợp đồng quyền lựa chọn cho phép người mua có quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc) một số lượng ngoại tệ nhất định vào hoặc tới một ngày ấn định với mức giá đã được xác định trước đó (giá thực hiện).

Các tổ chức tín dụng hoạt động trên nhiều lĩnh vực đa dạng
Một số hoạt động khác của tổ chức tín dụng
Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn hoạt động trên các lĩnh vực như:
– Góp vốn, cổ phần bao gồm:
- Góp vốn điều lệ: Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, công ty con, công ty liên kết, quỹ tín dụng và chỉ được góp tối đa 30%,
- Mua cổ phần.
– Kinh doanh vàng
- Chỉ được sản xuất, gia công vàng
- Mua bán vàng
- Xuất khẩu, nhập khẩu vàng
- Kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng
- Huy động vốn, cho vay vàng.
Các quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng
Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
Tại Điều 6, Luật các tổ chức tín dụng quy định rõ:
- Hình thức tổ chức và thành lập Ngân hàng thương mại trong nước là công ty cổ phần, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và vốn điều lệ là do Nhà nước sở hữu 100%.
- Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước có thể được tổ chức và thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài thì được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Các Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập và tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
- Còn đối với những tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Quyền cơ bản của tổ chức tín dụng
Tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định rõ, các quyền của tổ chức tín dụng bao gồm các quyền sau:
Quyền tự chủ hoạt động
Tại Điều 7 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về quyền tự chủ hoạt động cụ thể như sau:
- Trong hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình và không có tổ chức, cá nhân nào được quyền can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Theo đó, nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả và không phù hợp với quy định của pháp luật thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ khác.
Quyền hoạt động ngân hàng
Quyền hoạt động ngân hàng được quy định tại Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, cụ thể như sau:
- Đối với các điều kiện được quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép, nếu tổ chức có đủ điều kiện thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
- Đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng sẽ bị nghiêm cấm thực hiện hoạt động ngân hàng, ngoại trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
– Căn cứ theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải là một trong những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
- Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
– Đối với người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, ngoài ra người đại diện phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong trường hợp vắng mặt ở Việt Nam.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
Căn cứ theo Điều 10 và Điều 11 Luật các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có các trách nhiệm cụ thể như sau:
Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của khách hàng:
– Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật, đối với việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh cần công bố công khai;
– Tạo thuận lợi trong việc gửi và rút tiền cho khách hàng, đối với các khoản tiền gửi cần bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi;
– Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, ngoại trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật yêu cầu của hoặc được khách hàng chấp thuận;
– Thông báo công khai đối với lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng tương ứng với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;
– Công bố thời gian giao dịch chính thức và vào thời gian đã công bố thì không được tự ý ngừng giao dịch.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch trước thời điểm ngừng giao dịch chậm nhất là 24 giờ trong trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức.
Thời gian ngừng giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng nên phải được tạm ngừng hoạt động và trước khi thực hiện phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Trách nhiệm phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố:
– Đối với khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp thì tổ chức tín dụng không được che giấu và thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền này;
– Cần xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;
– Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;
– Trong việc điều tra hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố cần hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện cấp Giấy phép
Cũng tại Điều 20 của Luật này nêu rõ, tổ chức tín dụng chỉ được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện cụ thể sau đây:
- Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định;
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn. Theo đó, cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định cần đáp ứng đầy đủ các quy định như sau:
- Đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
- Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi và sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng không bị ảnh hưởng đến; trong hệ thống tổ chức tín dụng, không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
Lưu ý:
- Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp phép trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối cấp giấy phép cho tổ chức tín dụng.
- Trong trường hợp tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép thì sẽ phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tổ chức tín dụng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật sau khi được cấp Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong Giấy phép và không được phép tẩy xóa, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.

Tổ chức tín dụng chỉ được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng 2010
Công bố thông tin hoạt động
Tại Điều 25 Luật này nêu rõ, trong 03 số liên tiếp tổ chức tín dụng phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hàng ngày hoặc báo điện tử của Việt Nam trước ngày dự kiến khai trương hoạt động ít nhất 30 ngày. Theo đó, bao gồm các thông tin như sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
- Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;
- Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
- Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;
- Ngày dự kiến khai trương hoạt động.
Điều kiện khai trương hoạt động
Theo đó, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây thì mới có thể tiến hành khai trương hoạt động:
- Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ và vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo Ngân hàng Nhà nước quy định, đặc biệt là có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm tài sản an toàn và phù hợp với yêu cầu của hoạt động ngân hàng
- Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động mà Luật này quy định cũng như các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động
- Về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính phải có quy chế quản lý nội bộ; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro cũng như quy chế về quản lý mạng lưới
- Phải gửi đầy đủ vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước ngày khai trương hoạt động ít nhất 30 ngày. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động
- Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định.
Phá sản tổ chức tín dụng
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2010/NĐ-CP: “Tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.”
Qua đó có thể thấy, tổ chức tín dụng bị coi là lâm vào tình trạng phá sản trong những trường hợp sau:
– Tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
– Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định trên và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
– Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.
Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng
Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng) là một trong các phương án sau đây:
– Phương án phục hồi;
– Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
– Phương án giải thể;
– Phương án chuyển giao bắt buộc;
– Phương án phá sản.
Trong đó:
- Phương án phục hồi: Là phương án áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt để tổ chức tín dụng được tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
- Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp: Khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thì sẽ áp dụng phương án này.
- Phương án chuyển giao bắt buộc: Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
Hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt nam
Ngân hàng
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Cụ thể:
– Ngân hàng thương mại Nhà nước:
Tên ngân hàng | Địa chỉ | Tên ngân hàng | Địa chỉ |
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Agribank) |
Số 02 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội | 3. Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương
(Ocean Commercial One Member Limited Liability Bank) |
199 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương |
2. Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank)
(Global Petro Sole Member Limited Commercial Bank) |
Capital Tower, số 109 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội | 4. Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng
(Construction Commercial One Member Limited Liability Bank) |
145-147-149 đường Hùng Vương, phường 2 thị xã Tâm An, tỉnh Long An |
– Ngân hàng thương mại Cổ phần (TMCP):
Tên ngân hàng | Địa chỉ | Tên ngân hàng | Địa chỉ |
1. Công thương Việt Nam
(Vietnam Joint Stock Commercial Bank of Industry and Trade) |
Số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
|
17. Phương Đông
(Orient Commercial Joint Stock Bank – OCB) |
41, 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh |
2. Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam) |
Tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội | 18. Quân Đội
(Military Commercial Joint Stock Bank – MB) |
Số 18 Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội |
3. Ngoại Thương Việt Nam
(Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – VCB) |
Số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội | 19. Quốc Tế
Vietnam International Commercial Joint Stock Bank – VIB |
Tòa nhà Sailing Tower, số 111A Pasteur, Quận 1, TP Hồ Chí Minh |
4. Á Châu
(Asia Commercial Joint Stock Bank – ACB) |
Số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh | 20. Quốc dân
(Đổi tên từ Ngân hàng Nam Việt) (National Citizen bank – NCB) |
28C-28D Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội |
5. An Bình (ABB)
(An Binh Commercial Joint Stock Bank – ABB) |
Tầng 1, 2, 3 Tòa nhà Geleximco, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội | 21. Sài Gòn
(Sai Gon Commercial Joint Stock Bank – SCB) |
19,21,23,25 Nguyễn Huệ Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố HCM |
6. Bảo Việt (Baoviet bank)
Bao Viet Joint Stock commercial Bank |
Tầng 1 và Tầng 5, Tòa nhà CornerStone, số 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội | 22. Sài Gòn Công Thương
(Saigon Bank for Industry & Trade – SGB) |
Số 2C Phó Đức Chính, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh |
7. Bản Việt
(trước đây là Gia Định) (Viet Capital Commercial Joint Stock Bank – Viet Capital Bank) |
Toà Nhà HM TOWN, số 412 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh | 23. Sài Gòn – Hà Nội
(Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank – SHB) |
77 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội |
8. Bắc Á
(BAC A Commercial Joint Stock Bank – Bac A Bank) |
Số 117 Quang Trung, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An | 24. Sài Gòn Thương Tín
(Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank – Sacombank) |
266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
9. Bưu điện Liên Việt
(LienViet Commercial Joint Stock Bank – Lienviet Post Bank – LPB) |
Tòa nhà Capital Tower số 109 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. | 25. Tiên Phong
(TienPhong Commercial Joint Stock Bank – TPB) |
Số 57 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
10. Đại Chúng Việt Nam
(Public Vietnam Bank – PVcomBank) |
Số 22 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội | 26. Việt Á
(Viet A Commercial Joint Stock Bank – VIETA Bank) |
Số 34A-34B Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
11. Đông Á
(DONG A Commercial Joint Stock Bank – EAB) |
130 Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh | 27. Việt Nam Thịnh Vượng
(Vietnam Commercial Joint Stock Bank for Private Enterprise – VPBank) |
Số 89 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội |
12. Đông Nam Á
(Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank – Seabank) |
25 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội | 28. Việt Nam Thương Tín
(Viet Nam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank – Vietbank) |
47 Trần Hưng Đạo, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng |
13. Hàng Hải
(The Maritime Commercial Joint Stock Bank – MSB) |
Số 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội | 29. Xăng dầu Petrolimex
(Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank – PGBank) |
Tầng 16, 23, 24 tòa nhà MIPEC số 229 Phố Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội |
14. Kiên Long
(Kien Long Commercial Joint Stock Bank – KLB) |
40-42-44 Phạm Hồng Thái, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. | 30. Xuất Nhập Khẩu
(Viet nam Export Import Commercial Joint Stock – Eximbank) |
Tầng 8 Tòa nhà Vincom, số 72 Lê Thánh Tôn và 47 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh |
15. Kỹ Thương
(VietNam Technological and Commercial Joint Stock Bank – TECHCOMBANK) |
191 Bà Triệu, QuậnHai Bà Trưng, Hà Nội | 31. Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
(Ho Chi Minh city Development Joint Stock Commercial Bank – HDBank) |
25 BIS Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Mịnh |
16. Nam Á
(Nam A Commercial Joint Stock Bank – NAM A BANK) |
201-203 Cách mạng tháng 8, phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
– Ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
Ngân hàng | Địa chỉ | Ngân hàng | Địa chỉ |
1. ANZ Việt Nam (ANZVL)
(ANZ Bank (Vietnam) Limited – ANZVL) |
Tầng 16, tòa nhà Gelex Tower, số 52 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội | 6. Public Bank Việt Nam
(Ngân hàng TNHH MTV Public Viet Nam) |
Tầng 1, tầng 10, tầng 11 tòa nhà Hanoi Tung Shing Square, số 2 Ngô Quyền, phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội |
2. Hong Leong Việt Nam
( Hong Leong Bank Vietnam Limited – HLBVN) |
Tầng trệt, tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh | 7. CIMB Việt Nam
Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam |
Tầng 2 Tòa nhà Cornerstone 16 Phan Chu Trinh, P. Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội |
3. HSBC Việt Nam
(Hongkong-Shanghai Bank Vietnam Limited – HSBC) |
Tầng 1, 2, 3, 6 Tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh | 8. Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam | Tầng 34, tòa nhà Keangnam hanoi Landmark Tower, E6 đường Phạm Hùng, phường Mễ trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội |
4. Shinhan Việt Nam
( Shinhan Bank Vietnam Limited – SHBVN) |
Tầng trệt, tầng lửng, tầng 2,3 Tòa nhà Empress, số 138-142 đường Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh | 9. Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam | Tầng hầm, tầng trệt và tầng 5 và tầng 15, Tòa nhà Central Plaza, số 17, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh |
5. Standard Chartered Việt Nam
(Standard Chartered Bank (Vietnam) Limited – SCBVL) |
P 1810-1815, tòa nhà Keangnam, lô E6, Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội |
– Ngân hàng liên doanh:
Ngân hàng | Địa chỉ |
1. Ngân hàng TNHH Indovina
(Indovina Bank Limited – IVB) |
97A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh |
2. Ngân hàng liên doanh Việt – Nga
(Vietnam-Russia Joint Venture Bank – VRB) |
Số 1 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
– Ngân hàng chính sách:
Ngân hàng | Địa chỉ |
1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam | Số 169 Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội |
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam | Số 25A Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội |
– Ngân hàng hợp tác xã:
Ngân hàng | Địa chỉ |
1. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (trước đây là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương) – (Co-operative bank of VietNam ) | Tầng 4, Tòa nhà N04 đường Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội |
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, ngoại trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
– Công ty tài chính
Tên ngân hàng | Địa chỉ | Tên ngân hàng | Địa chỉ |
1. Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện
(Post and Telecommunication Finance Company Limited) |
Số 3 Đặng Thái Thân, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
|
9. Công ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
Home credit Việt Nam (100% vốn nước ngoài) (Tên cũ: Công ty tài chính TNHH MTV PPF Việt Nam) |
Tầng G, 8 và 10 Tòa nhà Phụ nữ số 20 Nguyễn Đăng Giai, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh |
2. Công ty tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng
(tên cũ: Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam) |
Tầng KT, Tòa nhà văn phòng Thăng long, Thăng Long Tower, số 98 phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội | 10. Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (100% vốn nước ngoài) | Tầng 23, Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh |
3. Công ty tài chính cổ phần Điện Lực
(EVN Finance Joint Stock Company) |
Tầng 14,15 & 16 Tháp B, tòa nhà trung tâm điều hành và thông tin viễn thống ngành điện lực Việt Nam (tòa nhà EVN) – 11 Cửa Bắc, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, Hà Nội | 11. Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS (100% vốn nước ngoài)
(JACCS International Vietnam Finance Company Limited) |
Lầu 15, Tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
4.Công ty tài chính cổ phần Handico
(Handico Finance Joint Stock Company) |
Tầng 9, 10, 11 Tòa Nhà Văn phòng Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội | 12. Công ty tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ
(Vietnam Shipbuilding Finance Company Limited) |
120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
5. Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
(Vietnam Chemical Finance Joint Stock Company) |
Tầng 12A, tòa tháp tây, Tòa nhà Lotte Center Hà Nội, số 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội | 13. Công ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
(Toyota Financial Services Vietnam Company Limited) |
Phòng 4-5, tầng 12, Sài Gòn Centre Tòa 2, số 67 đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh |
6. Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam) (100% vốn nước ngoài)
(Mirae Asset Finance Company (Vietnam) Limited) |
Lầu 1 Saigon Royal, số 91 đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh | 14. Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
(SHBank Finance Company Limited) |
Tòa nhà Gelex, số 52 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
7. Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (TCTD liên doanh)
(VPBank Finance Company Limited) |
Tầng 2 Tòa nhà REE Tower, số 9 Đoàn Văn Bơ, phường 12, quận 4, TP Hồ Chí Minh | 15. Công ty tài chính cổ phần Tín Việt
(Viet Credit Joint Stock Company) (Tên cũ: Công ty tài chính cổ phần Xi Măng) |
Tầng 17 tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, P. Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội |
8. Công ty tài chính TNHH HD Saison (100% vốn nước ngoài)
(Home Credit Vietnam Finance Company Limited) Công ty tài chính TNHH HD Saison (100% vốn nước ngoài) |
Tầng 8, 9, 10 Tòa nhà Gilimex, 24c Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh | 16. Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (liên doanh)
(MB Shinsei Finance Limited Liability Company). (tên cũ: Công ty tài chính TNHH MB) |
Tầng 12, tòa nhà TNR Tower, số 54 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội |
– Công ty cho thuê tài chính
Tên ngân hàng | Địa chỉ | Tên ngân hàng | Địa chỉ |
1. Công ty cho thuê tài chính (CTTC) TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ
(VINASHIN Finance Leasing Company Limited) |
Tầng 2, số 120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
|
6. Công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank no.1 Leasing Company) |
Số 4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội |
2. Công ty CTTC TNHH MTV Kexim Việt Nam (100% vốn nước ngoài)
(Kexim Vietnam Leasing Company) |
Tầng 9 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh | 7. Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank Leasing Limited Company) |
Tầng 1, 2 Tòa Nhà Số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
3. Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Á Châu
(Asia Commercial Bank Leasing Company Limited) |
Tầng 9 tòa nhà ACB Tower, số 444A-446 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh | 8. Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam
(Vietnam International Leasing Company Limited) |
P 902, Centre Tower 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh |
4. Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Industrial and Commercial Bank of Vietnam Leasing Company Limited) |
16 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội | 9. Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease (100% vốn nước ngoài)
(Chailease International Leasing Company Limited) |
Phòng 2801-04 tầng 28, Saigon Trade Centre, 37 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh |
5. Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(VCB Leasing Company Limited) |
25T1, N05, đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội | 10. Công ty TNHH CTTC BIDV – Sumi Trust | Tầng 20 tháp A, Vincom, số 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
Tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tại Việt Nam có 4 tổ chức tài chính vi mô sau đây:
Tên | Địa chỉ | Tên | Địa chỉ |
1. Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7 | Tầng 2 Lô A9/D5 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng hậu, Cầu Giấy, Hà Nội | 3. Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa | Số 181 đường Hùng Vương, Phường Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa |
2. Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương | Số 20 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội | 4. Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm | Số 14C đường Cách mạng Tháng Tám, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh |
(Danh sách trên đây được cập nhật đến ngày 31/03/2022 theo trang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Bên cạnh đó, còn có các tổ chức như Quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện.
Một số khái niệm liên quan đến tổ chức tín dụng
Vốn tự có của tổ chức tín dụng là gì?
Vốn tự có của tổ chức tín dụng gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có thể hiểu một cách đơn giản, nguồn lực tự có mà tổ chức tín dụng sở hữu và khoản vốn này sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh theo như pháp luật quy định được gọi là vốn tự có của tổ chức tín dụng.
– Theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với các đối tượng dưới đây, tổng mức dư nợ cấp tín dụng sẽ không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, cụ thể:
- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân;
- Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
- Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối với đối tượng mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng (bao gồm các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp) và không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng đối với tất cả các đối tượng.

Vốn tự có của tổ chức tín dụng là nguồn lực tự có mà tổ chức tín dụng sở hữu
Khái niệm cho vay của tổ chức tín dụng là gì?
Khái niệm cho vay của tổ chức tín dụng được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Theo đó, đối với quyết định cho vay trong hoạt động cho vay, tổ chức tín dụng có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm và không một tổ chức hay cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, đối với các yêu cầu của khách hàng không đúng với quy định và thỏa thuận cho vay thì tổ chức tín dụng cũng được phép từ chối.
Công ty con của tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ theo khoản 30 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định rõ, một công ty là công ty con của tổ chức tín dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết đối với tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng;
- Đối với việc bổ nhiệm thì tổ chức tín dụng có quyền bổ nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng Quản trị, Hội đồng Thành viên hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty con;
- Đối với điều lệ của công ty con thì tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi và bổ sung;
- Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Hội đồng Thành viên của công ty con thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Tổ chức tín dụng hợp tác là gì?
Tổ chức tín dụng hợp tác (Cooperative Credit Institutions) là tổ chức tín dụng do tập thể hoặc cổ phần sở hữu và được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện bằng sự góp vốn của các thành viên và chủ yếu cho các thành viên vay nhằm mục tiêu tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng hợp tác nhằm mục tiêu cho các thành viên vay tiền tương trợ để cùng nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Theo đó, đối với các chủ thể kinh tế có khả năng ổn định và phát triển nhờ sự hợp tác và tương trợ về vốn cũng như các điều kiện tài chính khác yếu về khả năng cạnh tranh cũng như quyền lực chi phối thị trường và khả năng xâm nhập vào thị trường vốn (như các lực lượng sản xuất cá thể, tư nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ) thì tổ chức tín dụng hợp tác giúp cho có khả năng ổn định và phát triển nhờ sự hợp tác và tương trợ về vốn cũng như các điều kiện tài chính khác.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về tổ chức tín dụng là gì, các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức tín dụng cũng như một số nội dung liên quan. Theo đó, quy định của pháp luật nêu rõ, đối với những tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thì không được phép sử dụng các cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tài chính”, “công ty cho thuê tài chính” hoặc các cụm từ, thuật ngữ có liên quan khác nếu việc sử dụng những từ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.