Các nhà đầu tư cần trả một số khoản phí khi giao dịch chứng khoán, trong đó phí môi giới là một trong những khoản phí cần phải trả. Theo quy định của từng Công ty Chứng khoán sẽ có những mức phí riêng. Tuy nhiên, có nhiều nhà đầu tư chưa nắm được phí môi giới chứng khoán là gì và các Công ty Chứng khoán có quy định như thế nào về mức phí này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mức phí này nhé.
Phí môi giới chứng khoán là gì?
Số tiền mà nhà đầu tư phải trả khi tiến hành trao đổi, mua/bán chứng khoán thành công được gọi là phí môi giới chứng khoán. Mức phí dịch vụ cho khách hàng là bao nhiêu sẽ do Công ty Chứng khoán cung cấp dựa trên quy định của pháp luật và công ty.
Phí môi giới chứng khoán được công ty chứng khoán thu của khách hàng cho việc cung cấp các dịch vụ giao dịch chứng khoán. Đây là khoản phí môi giới được tính để tạo thuận lợi cho giao dịch hoặc quản lý đầu tư hoặc các tài khoản khác. Có 3 loại môi giới chính tính phí môi giới là dịch vụ đầy đủ, giảm giá và trực tuyến. Khoản phí này bao gồm phí hàng năm dùng để duy trì tài khoản môi giới, đăng ký dữ liệu đầu tư hoặc nghiên cứu cao cấp, phí để truy cập vào nền tảng giao dịch hoặc có thể là phí không hoạt động cho giao dịch không thường xuyên.
Theo đó, công ty chứng khoán sẽ dựa vào % tổng giá trị mua/bán chứng khoán trong ngày của khách hàng để thu tiền phí môi giới chứng khoán cho mỗi giao dịch. Hiện nay, mức phí này dao động trong khoảng từ 0,15% – 0,35%.
Ví dụ: Cách tính phí môi giới chứng khoán:
Có 1 khách hàng chọn đặt 1 lệnh mua 100 cổ phiếu MBBank (MBS) với mức giá 89.500đ/cổ phiếu. Tổng số tiền mua cổ phiếu sẽ được tính như sau:
Tổng số tiền mua cổ phiếu = 100 * 89.500 = 8.950.000đ
Nếu khách hàng này chọn giao dịch ở công ty C có định giá phí môi giới chứng khoán cho lệnh mua này là 0,3%. Vậy tổng phí môi giới mà khách hàng phải trả là:
8.950.000 x 0,3% = 26.850đ
Các loại phí môi giới phổ biến
Có 3 loại phí môi giới mà nhà đầu tư cần lưu ý:
Phí giao dịch Spread
Trong các giao dịch mua bán chứng khoán Spread là loại phí phổ biến nhất. Nó thể hiện rõ ràng sự chênh lệch giữa giá bán (hay còn gọi là giá dự thầu) và giá mua (giá hỏi).
Khi giao dịch mua/bán nhà đầu tư phải trả khoản phí này nếu lệnh được khớp vì giá mua luôn cao hơn giá bán. Tùy thuộc vào từng sàn và từng mã giao dịch sẽ có mức chênh lệch khác nhau.
Hiện nay, có nhiều nơi để thu hút được nhà đầu tư đã hạ mức Spread xuống thấp hoặc thậm chí bằng 0. Ngoài ra, để canh thời điểm mua được lúc Spread giãn ở mức thấp, người mua cần có kinh nghiệm.
Phí giao dịch Swap
Để giữ lệnh mua bán qua đêm nhà đầu tư sẽ trả/nhận phí Swap. Bởi lãi suất từ việc mua/bán có thể có chênh lệch về mức lãi suất giữa hai thời điểm, khi giữ lệnh qua đêm. Qua đó, bạn sẽ phải trả khoản cho sàn giao dịch hoặc nhận được khoản chênh lệch này.
Phí hoa hồng
Bên cạnh đó, phí hoa hồng cho môi giới là một khoản phí mà nhà đầu tư có thể phải trả khi mỗi lệnh giao dịch thành công.
Có nhiều khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhà cung cấp qua tài khoản được cung cấp bởi nhà môi giới. Qua đó, người mua có thể giao dịch với mức chênh lệch thấp nhất. Tuy nhiên, sẽ có các khoản phí bổ sung đi kèm với việc giao dịch này. Do đó, khách hàng sẽ phải trả thêm khoảng 0,15-0,25% giá trị giao dịch.
Mức phí môi giới chứng khoán của một số Công ty Chứng khoán tại Việt Nam
Phí môi giới chứng khoán BSC
Áp dụng cho cổ phiếu/chứng chỉ Quỹ (Tổng giá trị giao dịch/tài khoản/ngày):
- 0,18%: Gói chuyên gia tư vấn
- 0,15%: Gói tư vấn đầu tư online
Áp dụng cho trái phiếu:
- 0,1%: Dưới 2 tỷ đồng
- 0,05%: Từ 2 tỷ – dưới 10 tỷ
- 0,02%: Trên 10 tỷ đồng

Phí môi giới chứng khoán BSC
Phí môi giới chứng khoán FPTs
Áp dụng cho cổ phiếu/chứng chỉ Quỹ/chứng quyền (Tổng giá trị giao dịch/tài khoản/ngày):
- 0,15%: Dưới 200 triệu đồng
- 0,14%: Từ 200 triệu – dưới 1 tỷ đồng
- 0,13%: Từ 1 tỷ – dưới 3 tỷ đồng
- 0,12%: Từ 3 tỷ – dưới 5 tỷ đồng
- 0,11%: Từ 5 tỷ – dưới 10 tỷ đồng
- 0,10%: Từ 10 tỷ – dưới 15 tỷ đồng
- 0,09%: Từ 15 tỷ – dưới 20 tỷ đồng
- 0,08%: Từ 20 tỷ đồng trở lên
Phí môi giới là 0,05% áp dụng cho trái phiếu
Phí môi giới chứng khoán Mirae Asset
0,15% đối với phí khi giao dịch online
Phí môi giới khi giao dịch qua kênh khác (Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ngày):
- 0,25%: Dưới 100 triệu đồng
- 0,2%: Từ 100 triệu đồng trở lên
Phí môi giới chứng khoán SSI
Phí môi giới chứng khoán giao dịch cổ phiếu/chứng chỉ Quỹ/ETF/chứng quyền (Tổng giá trị giao dịch/ngày/tài khoản):
– Có môi giới tư vấn cho khách hàng khi giao dịch
0,25% đối với phí giao dịch online
Phí giao dịch qua kênh khác (thông qua nhân viên SSI):
- 0,35%: Dưới 100 triệu đồng
- 0,30%: Từ 100 triệu – dưới 500 triệu
- 0,25%: Từ 500 triệu đồng trở lên
– Khách hàng tự giao dịch
0,15% đối với phí giao dịch online
Phí giao dịch qua kênh khác (thông qua nhân viên SSI):
- 0,35%: Dưới 100 triệu đồng
- 0,30%: Từ 100 triệu – dưới 500 triệu
- 0,25%: Từ 500 triệu đồng trở lên
Phí môi giới chứng khoán giao dịch trái phiếu (bao gồm phí trả cho Sở giao dịch)
- 0,05% – 0,1%: Phí giao dịch thông thường/Giao dịch repo trái phiếu
Phí môi giới chứng khoán MBS
0,15% phí môi giới chứng khoán đối với khách hàng tự giao dịch online.
Dưới đây là bảng phí môi giới khi có chuyên viên môi giới tài khoản (Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ngày):
Giao dịch online | Giao dịch qua kênh khác | |
Dưới 100 triệu đồng | 0,35% | 0,35% |
Từ 100 – 300 triệu đồng | 0,3% | 0,325% |
Từ 300 – 500 triệu đồng | 0,25% | 0,3% |
Từ 500 – 700 triệu đồng | 0,2% | 0,25% |
Từ 700 – 1 tỷ đồng | 0,15% | 0,2% |
Từ 1 tỷ đồng trở lên | 0,15% | 0,15% |

Phí môi giới chứng khoán MBS
Kết luận
Trên đây là các thông tin cơ bản về phí môi giới chứng khoán, và mức phí của một số Công ty Chứng khoán tại Việt Nam. Hy vọng qua bài viết sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho nhà đầu tư. Từ đó giúp nhà đầu tư lựa chọn được một Công ty Chứng khoán uy tín, phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Có thể bạn quan tâm: Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam