Khối lượng giao dịch là gì? Vai trò và ý nghĩa

0
Kiến thức chứng khoán

Khối lượng giao dịch là gì?

Khối lượng giao dịch trong tiếng anh là Volume. Đây là số đơn vị chứng khoán được giao dịch trong một khoảng thời gian (thường xem xét theo từng phiên giao dịch) hay mức thanh khoản của cổ phiếu hoặc cả thị trường.

Khối lượng giao dịch là gì

Khối lượng giao dịch là gì

Khối lượng là thước đo cung cầu. Chính vì thế sẽ có các trạng thái cân bằng, cung vượt quá cầu và ngược lại. Thị trường có thể có trường hợp mất thanh khoản khi lượng cung cầu không thỏa mãn lẫn nhau về giá cả hoặc không xuất hiện lực cung hay lực cầu.

Vai trò và ý nghĩa của khối lượng giao dịch

Khi đã nắm được khối lượng giao dịch là gì. Bạn có thắc mắc về vai trò và ý nghĩa của khối lượng giao dịch? 

Vai trò và ý nghĩa của khối lượng giao dịch

Vai trò và ý nghĩa của khối lượng giao dịch

Cụ thể vai trò và ý nghĩa của khối lượng giao dịch như sau:
Khối lượng giao dịch có vai trò quan trọng trong phương pháp phân tích kỹ thuật. Nhờ vậy mà nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về thị trường hiện tại và đưa ra nhận xét đúng cho hướng đi của thị trường. Từ đó có sự lựa chọn thời điểm mua/bán cổ phiếu chuẩn hơn.

Về ý nghĩa khối lượng giao dịch thể hiện tính thanh khoản của thị trường. Cụ thể: cổ phiếu nào có khối lượng giao dịch lớn thì thuận tiện cho việc mua bán hơn. Điều này cũng giúp cho việc mua bán cổ phiếu trên sàn gần với giá trị thực của nó hơn và biểu đồ phân tích kỹ thuật ít bị nhiễu hơn.

Mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch

Cung cầu có tác động rất lớn đến giá một cổ phiếu. Theo quy luật cung cầu của thị trường giá sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung. Ngược lại giá giảm khi cung lớn hơn cầu.

Mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch

Mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch

Để lý giải cho sự tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch chúng ta tìm hiểu về 4 trường hợp chính sau.

Giá tăng khối lượng giao dịch tăng

Với trường hợp này, khối lượng tăng cho thấy thị trường đang rất sôi nổi. Lúc này người mua người bán nhiều và số lượng người mua kỳ vọng giá sẽ đi xa hơn nữa. Đa phần mọi người đều tham gia vào lúc này.

Giá giảm khối lượng giao dịch giảm

Lúc này thị trường ảm đạm, người muốn mua bán ít dần. Sự lên xuống của hàng hóa không còn được quá chú ý và giá sẽ di chuyển chậm dần để chờ đợi dòng tiền vào thị trường. Trong giai đoạn này, giá sẽ di chuyển chậm và chờ đợi một bước chuyển mình.

Giá tăng khối lượng giao dịch giảm

Trong xu hướng tăng, đây được xem là một tín hiệu giảm giá. Khối lượng giảm thể hiện nhà đầu tư đang dần tránh xa hàng hóa vì giá cao. Từ đó, cho thấy sẽ có thể xuất hiện đảo chiều.

Trong xu hướng giảm: điều này thể hiện xu hướng giảm có thể sẽ tiếp tục, khi nhà đầu tư chưa chú ý tới hàng hóa.

Giá giảm khối lượng giao dịch tăng

Trong một xu hướng giảm: đây là một tín hiệu đảo chiều, từ giảm qua tăng. Đặt ra câu hỏi “ai là người mua nhiều như vậy?”. Khi giá đi đến vùng có thể mua được, do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật có được vùng giá đó… Một lượng lớn nhà đầu tư sẽ nhảy vào thị trường. Khi đó khối lượng tăng cao khi xu hướng giảm báo hiện có thể thị trường đã đến lúc đảo chiều.

Trong xu hướng tăng: lúc này ta đặt ngược lại câu hỏi “ai là người bán nhiều như vậy”. Cũng có thể do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật,… mà đã xuất hiện vùng giá nên bán. Các nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận bán giá thấp hơn một ít.

Ngoài 4 trường hợp chính trên, còn 3 trường hợp như sau:

Giá đi ngang khối lượng giao dịch tăng vọt

Lúc này giá đang trong phiên tích lũy, thị trường bắt đầu chú ý tới hàng hóa hơn. Các nhà đầu tư cũng bắt đầu gom hàng vào thời điểm này. Đây là một tín hiệu tốt để mua hàng.

Giá và khối lượng phân kỳ

Tức là chiều của khối lượng và giá ngược nhau. Một bên tăng một bên giảm và ngược lại. Khi đó thì xu hướng sẽ nhanh chóng đảo chiều.

Giá và khối lượng hội tụ 

Tức là giá cùng chiều với khối lượng. Khi chúng cùng tăng hoặc cùng giảm thì xu hướng sẽ tiếp tục bền vững.

7 trường hợp và lý thuyết chung về sự tương quan trên để cho mọi người tư duy được volume hay giá tác động đến thị trường như nào. Và bạn nên nhớ không có gì là chính xác hoàn toàn.

Các nguyên tắc để sử dụng khối lượng giao dịch hiệu quả

Khi giá đang trong 1 xu hướng giảm thì việc dòng tiền tăng mạnh có thể là một dấu hiệu cho thấy chỉ số sắp có những nhịp hồi phục khi dòng tiền tham gia bắt đáy đang tích cực hơn.

Trường hợp giá đang trong xu hướng tăng thì việc dòng tiền tăng mạnh theo đà tăng của giá lại là một dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro đảo chiều (tạo đỉnh). Bởi hiện tượng phân phối của các nhà đầu tư lớn.

Nếu giá đang trong nhịp tích lũy thì việc dòng tiền thu hẹp dần là một tín hiệu cảnh báo rủi ro đảo chiều. Nếu đột nhiên sau đó xuất hiện phiên bứt hẳn qua khỏi vùng giá tích lũy. Với khối lượng giao dịch lớn thì đây là sự xác nhận cho chúng ta biết giá sẽ mở ra một nhịp tăng/giảm mới.

Việc dòng tiền mạnh hay yếu sẽ được so sánh với các ngưỡng trung bình của chúng. Có thể là trung bình 20 phiên hoặc 50 phiên gần nhất.

Hình 1

Hình 1

Ví dụ như sau: nhìn vào hình 1 chúng ta thấy chỉ số duy trì đà tăng rất mạnh. Nhưng kéo theo đó là khối lượng giao dịch cũng tăng theo. Và hầu hết những phiên này có khối lượng giao dịch đạt trên mức trung bình 50 phiên gần nhất. Đây là dấu hiệu chỉ số sẽ xuất hiện nhịp đảo chiều trong thời gian tới (hình 2).

Hình 2

Hình 2

Một số chỉ báo khác phân tích khối lượng giao dịch

Có nhiều chỉ báo giúp phân tích khối lượng giao dịch hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn vài chỉ báo thường dùng sau đây.

Chỉ báo phân tích khối lượng OBV

OBV trong tiếng anh là On Balance Volume. Đây là một chỉ báo thể hiện mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và giá cả.

Chỉ báo này có thể giúp nhà đầu tư tìm các điểm đảo chiều.

  • Trường hợp cổ phiếu tạo cây nến xanh (giá đóng cửa cao hơn mở cửa) thì OBV được xác định bằng mức OBV trước thêm mức Volume mới.
  • Trường hợp cổ phiếu tạo cây nến đỏ (giá đóng cửa thấp hơn mở cửa) thì OBV được xác định bằng mức OBV trước trừ đi mức Volume mới.

Khi OBV và giá tiếp tục tăng sẽ báo hiệu xu hướng tăng. Ngược lại, OBV giảm và giá giảm báo hiệu xu hướng giảm. Tín hiệu phân kỳ báo hiệu đảo chiều khi đường giá cổ phiếu tạo ra các đáy mới cao hơn đáy cũ (phân kỳ âm). Đường giá cổ phiếu tạo ra các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ (phân kỳ dương) trong khi OBV tạo ra tín hiệu ngược lại. Nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua hay bán cổ phiếu tại các điểm đảo chiều.

Tín hiệu phân kỳ dương từ OBV báo hiệu đảo chiều tăng giá

Tín hiệu phân kỳ dương từ OBV báo hiệu đảo chiều tăng giá

Chỉ báo phân tích khối lượng MFI

MFI (money flow index) là chỉ báo thể hiện sức mạnh của dòng tiền chảy vào loại hàng hóa, hàng hóa có sôi động hay không.

Chỉ báo MFI cung cấp cho trader 3 tín hiệu để giao dịch là quá mua /quá bán, tìm phân kỳ/ hội tụ, xác định xu hướng giá. Tuy nhiên, theo các trader chuyên nghiệp thì khả năng xác định xu hướng của chỉ báo này thường không quá mạnh.

Kết luận

Hy vọng những thông tin tổng quát ở trên hữu ích với bạn. Bởi ngoài khái niệm chúng tôi còn giới thiệu tới bạn về vai trò, ý nghĩa, mối tương quan, các nguyên tắc sử dụng khối lượng giao dịch sao cho hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC