Điều kiện để một công ty được lên sàn chứng khoán

0
Kiến thức chứng khoán

Hầu hết các công ty trong quá trình phát triển đều có tham vọng được lên sàn chứng khoán để có thể khẳng định vị thế và thương hiệu của mình trên thị trường chứng khoán. Vậy công ty lên sàn chứng khoán là gì cũng như các công ty phải đáp ứng những điều kiện gì để được lên sàn chứng khoán? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Công ty lên sàn chứng khoán là gì?

Công ty lên sàn chứng khoán là gì

Công ty lên sàn chứng khoán là gì

Là công ty phát hành chứng khoán đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính cũng như các quy định khác của Sở giao dịch chứng khoán và được cho phép cho phép niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

Khi công ty lên sàn chứng khoán có những lợi ích và hạn chế gì?

Lợi ích khi công ty lên sàn chứng khoán

Các công ty, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích hấp dẫn sau khi chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán, vì vậy các công ty đều muốn được lên sàn chứng khoán. Cụ thể:

  • Tạo cơ hội cho các công ty huy động vốn nhanh và lâu dài: Lượng tiền mặt, tiền vốn của công ty sẽ gia tăng không ít khi niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, dựa trên cơ sở những doanh nghiệp đã xác thực trên thị trường sẽ có tính thanh khoản cao.
  • Giúp quảng bá sự uy tín của doanh nghiệp: Các công ty đều phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe do sở giao dịch chứng khoán quy định để có thể được lên sàn chứng khoán. Vì vậy, những công ty được lên sàn chứng khoán là những công ty có độ uy tín cao. Đây cũng là một cách thức doanh nghiệp quảng bá sự uy tín, chất lượng của mình trên thị trường. Tạo cơ hội hợp tác và phát triển sản xuất – kinh doanh.
  • Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu: Các cổ đông sẽ thuận tiện trong việc chuyển nhượng, mua bán cổ phiếu mà họ đang nắm giữ kho doanh nghiệp chính thức lên sàn chứng khoán nhờ vào tính thanh khoản được tạo ra từ việc giao dịch cổ phiếu qua sàn giao dịch. Từ đó gia tăng sức hút cổ phiếu của các doanh nghiệp.
  • Dưới sự giám sát của công chúng đầu tư công ty sẽ hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn.

Những hạn chế khi công ty lên sàn chứng khoán

Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế nhất định khi công ty lên sàn chứng khoán như sau:

  • Phát sinh thêm các chi phí: Một số chi phí về tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý đặc thù sẽ phát sinh thêm khi công ty cổ phần trở thành công ty đại chúng như nghĩa vụ đăng ký, lưu ký cổ phiếu; nghĩa vụ quản trị công ty với khuôn khổ riêng và chặt chẽ hơn; nghĩa vụ công bố thông tin,…
  • Nguy cơ công ty bị thâu tóm, cơ cấu cổ đông không ổn định khi dễ dàng giao dịch cổ phiếu trên các sàn.

Tuy nhiên, có thể thấy việc các công ty lên sàn chứng khoán là một xu hướng tất yếu và mang đến nhiều lợi ích hơn. Hầu hết các công ty trong quá trình phát triển đều có tham vọng được lên sàn chứng khoán để khẳng định vị thế và thương hiệu của mình trên thị trường chứng khoán.

Điều kiện để một công ty được lên sàn chứng khoán

Điều kiện để lên sàn chứng khoán

Điều kiện để lên sàn chứng khoán

Căn cứ theo Điều 109, Nghị định Số 155/2020/NĐ-CP, công ty để được lên sàn chứng khoán cần đáp ứng các điều kiện do mỗi sàn giao dịch đưa ra như sau:

Điều kiện Sàn HOSE Sàn HNX
Vốn điều lệ Từ 120 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán Từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán
Thời gian hoạt động Tính đến thời điểm đăng ký niêm yết, có thời gian hoạt động tối thiểu 2 năm dưới hình thức công ty cổ phần Hoạt động tối thiểu 1 năm dưới hình thức công ty cổ phần 
Cơ cấu cổ đông Do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ tối  thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty Do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty
Hiệu quả kinh doanh Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi;

– Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết

– Không có lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất;

– Tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.

Cam kết nắm giữ cổ phần Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên phải cam kết tiếp tục nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
Thủ tục niêm yết Có hồ sơ đăng ký niêm yết hợp lệ theo quy định.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về công ty lên sàn chứng khoán là gì và các điều kiện mà các công ty phải đáp ứng khi muốn lên sàn chứng khoán. Hy vọng qua bài viết bạn đọc quan tâm sẽ trang bị được thêm cho mình những kiến thức hữu ích về vấn đề này. Chúc các bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC