Hệ số Beta chứng khoán là gì? Ý nghĩa và công thức tính hệ số Beta trong chứng khoán

0
Kiến thức chứng khoán

Hệ số Beta được coi như một thước đo rủi ro thị trường của một cổ phiếu trong chứng khoán, giúp nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Nhờ Beta nhà đầu tư có thể biết 1% thay đổi của Vn-Index dẫn đến bao nhiêu % thay đổi trong danh mục đầu tư của mình. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn kiến thức về hệ số Beta nhé. 

Hệ số Beta chứng khoán là gì?

Hệ số Beta là hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống của 1 cổ phiếu (hay 1 danh mục đầu tư), thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi ro/biến động chung của toàn thị trường chứng khoán. Hệ số này sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi.

Hiểu đơn giản, hệ số Beta chứng khoán là hệ số đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu cụ thể với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán. Qua đó nhà đầu tư có thể xác định được đối tượng đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình. 

Hệ số Beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn. Được tính toán dựa trên phân tích hồi quy (bạn có thể nghĩ về Beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường).

Các chỉ số beta trong chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, hệ số Beta thường được so sánh với 1 để xác định nguy cơ của cổ phiếu. Việc tăng 10% trong lợi nhuận thị trường được phản ánh như 10% tăng thêm trong lợi nhuận một chứng khoán cụ thể.

Chỉ số β = 0: Nếu một cổ phiếu có chỉ số Beta bằng 0, nghĩa là sự thay đổi giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với thị trường.

Chỉ số β > 0: Nếu cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 0, sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

  • Nếu β = 1: Mức biến động giá của chứng khoán bằng mức biến động của thị trường. Nghĩa là biến động giá của chứng khoán ngang bằng với mức biến động của thị trường.
  • Nếu β < 1: Mức biến động giá của chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường. Có nghĩa là chứng khoán đấy có mức độ biến động ít hơn thị trường.
  • Nếu β >1: Cho thấy tài sản có mức độ biến động giá cao hơn mức biến động của thị trường. Trường hợp này đồng nghĩa với việc cổ phiếu này có khả năng sinh lời cao, mặc dù vậy đồng thời tiềm năng rủi ro cũng khá lớn.

Chỉ số β < 0: Một cổ phiếu có thông số Beta thấp hơn 0 thì cổ phiếu có xu hướng biến động ngược chiều với biến động của thị trường.

Cách tính chỉ số beta trong chứng khoán

Cách tính chỉ số Beta

Cách tính chỉ số Beta

Thường các trang web tài chính hay các doanh nghiệp chứng khoán sẽ tự cung cấp cho bạn các thông số này, bạn không cần phải tính hệ số Beta. 

Tuy vậy, kết quả tính hệ số Beta của các trang website tài chính cũng có sự cách biệt và không giống nhau, do họ thường lấy mốc thời gian tính không giống nhau. Bạn sẽ lấy kết quả gần đúng thông qua việc tính trung bình cộng của chúng, vậy nên tốt nhất vẫn là mình tự tính.

Công thức tính hệ số Beta

Beta = Cov(Ri,Rm)/Var(Rm)

Trong đó:

  • Cov (Stock, Market): Là hiệp phương sai tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu cùng với tỷ suất sinh lợi của thị trường.
  • Var (Market): Là phương sai tỷ suất sinh lợi của thị trường.
  • Ri: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
  • Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường.

Ví dụ: 

  • Tỷ suất sinh lời của chứng khoán B là 15% 
  • Tỷ suất sinh lời của thị trường là 8% 
  • Tỷ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư là 2%

Từ các thông số trên chúng ta tính được, mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của chứng khoán B và tỷ lệ phi rủi ro sẽ là 13% (15% – 2%).

Còn mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ lệ phi rủi ro là 6% (8% – 2%).

Như vậy, hệ số Beta chứng khoán sẽ được tính bằng mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán B với tỷ lệ phí rủi ro chia cho mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ lệ phi rủi ro. Cụ thể:

Hệ số β = 13/6 = 2,16 

Hệ số Beta này cho thấy chứng khoán B có mức độ rủi ro lớn hơn mức độ rủi ro của thị trường (xét theo trường hợp β > 1). Đồng nghĩa với việc chứng khoán B có khả năng sinh lời cao, khi đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao, tuy nhiên đầu tư vào chứng khoán này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Cho nên nhà đầu tư cần sự tính toán và tìm hiểu kỹ càng.

Cách tính tỷ suất sinh lời trong chứng khoán

R = (p1-p0)/p0

Trong đó:

  • P1: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét.
  • P0: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó.

Ý nghĩa của hệ số beta trong chứng khoán

Ý nghĩa hệ số Beta

Ý nghĩa hệ số Beta

Việc tính toán chỉ số Beta trong đầu tư chứng khoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư:

  • Hệ số Beta giúp các nhà đầu tư xác định, liệu một cổ phiếu có đi cùng hướng với các cổ phiếu trong thị trường hay không và mức độ biến động hay rủi ro của nó so với thị trường. Nhà đầu tư thường so sánh hệ số beta với 1 để xác định rủi ro của cổ phiếu, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
  • Việc tính toán giá trị hệ số Beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu một công ty so với mức độ biến động chung trên thị trường. Qua đó có đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý phù hợp. 
  • Hệ số Beta thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ (ở đây là cổ phiếu) so với mức độ rủi ro/biến động chung của toàn thị trường. Hệ số beta sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi.
  • Hệ số Beta thể hiện mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường chung.

Kết luận

Hệ số Beta trong chứng khoán là một trong những hệ số quan trọng, có ý nghĩa trong việc định hướng các quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Thông qua việc tính toán hệ số Beta nhà đầu tư sẽ có hướng đi cụ thể, lựa chọn được chứng khoán phù hợp nhằm mang lại lợi nhuận cao cho mình. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC