Wash out chứng khoán là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng wash out

0
Kiến thức chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán, wash out là một thuật ngữ rất quen thuộc với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư mới, đây có lẽ là một thuật ngữ chứng khoán khá mới mẻ. Vậy wash out chứng khoán là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây nhé.

Wash out trong chứng khoán là gì?

Wash out chứng khoán

Wash out chứng khoán

Wash out (hay phiên Wash out) là thuật ngữ thể hiện trạng thái của 1 phiên giao dịch, mà trong đó các nhà đầu tư (NĐT) hoảng loạn, ồ ạt bán tháo chứng khoán khiến cho thị trường giảm mạnh. Trong 1 hoặc nhiều phiên liên tiếp lượng cung sẽ tăng dồn dập, cho đến khi không còn ai bán nữa. 

Lúc này, cổ phiếu sẽ liên tục giảm giá và bắt đáy. Sau đó sẽ bước vào giai đoạn thị trường đi ngang (Sideways), hoặc phục hồi dần dần và chuyển sang giai đoạn tăng điểm. 

Wash out có thể bị nhầm lẫn với Bear trap (bẫy giảm giá), do 2 thuật ngữ này đều chỉ sự giảm mạnh ở 1 phiên, rũ bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, wash out và bear trap khác nhau ở chỗ, wash out là đoạn cuối cùng của sự tuyệt vọng, sự chán nản lên đến đỉnh điểm sau nhiều phiên giảm điểm liên tiếp. Còn bear trap chỉ là phiên giảm điểm (điều chỉnh) để thị trưởng bớt nóng, sau đó trong 1 xu hướng tăng đi lên tiếp.

Tình trạng wash out xảy ra bởi những nguyên nhân nào?

Khi các nhà đầu tư đã hết kỳ vọng vào thị trường thì hiện tượng wash out sẽ xảy ra. Và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng wash out có thể là do một xu hướng giảm (downtrend) kéo dài hoặc trước một thông tin cực kỳ xấu xảy ra (liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,… trên thế giới, ở một khu vực, vùng kinh tế lớn,…). Các chỉ số sẽ giảm mạnh với khối lượng giao dịch lớn tại phiên này, kể cả những mã cổ phiếu bluechip hay các mã dẫn dắt.

Thị trường đi lên như thế nào và vào lúc nào sau phiên wash out, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. NĐT sẽ phải tiếp tục dành thời gian quan sát thị trường khi niềm tin chưa trở lại, lúc này thị trường sẽ đi ngang, có thể kéo dài trong vài ngày hoặc thậm chí là vài tháng. Lúc này, NĐT có thể đổ tiền vào thị trường khi cổ phiếu giảm quá sâu, từ đó điểm sẽ có xu hướng bắt đầu tăng lên và dần dần hồi phục.

Phiên wash out lịch sử trên thị trường chứng khoán

Sự kiện Bầu Kiên diễn ra tại Việt Nam

Một phiên wash out kinh điển tại Việt Nam, là vụ Bầu kiên tháng 8/2012. Bầu Kiên bị bắt giữ vào chiều tối ngày 20/02/2012, thì chỉ số VN-Index mất 21 điểm ngay trong ngày hôm sau (tương đương giảm -4,8%). Tuy nhiên, năm 2012 biên độ chỉ số vẫn đang là +-5% sàn HOSE nên mức giảm -4,8% coi như là tất cả các mã đều đã giảm kịch sàn phiên hôm đó. Sự kiện này khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 5 tỷ USD. Trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, đây chính là sự kiện đáng nhớ nhất.

Đồ thị chỉ số VN-Index sự kiện Bầu Kiên tháng 08/12

Đồ thị chỉ số VN-Index sự kiện Bầu Kiên tháng 08/12

Vì chỉ là những thông tin nhất thời không ảnh hưởng quá nhiều tới nền kinh tế Việt Nam nên thị trường không hồi phục mạnh như các lầm wash out khác. Tuy nhiên, vì sự kiện có liên quan đến cả ngành tài chính ảnh hưởng của vụ Bầu Kiên khá nặng nề. Do đó, phải mất 3 tháng sau thị trường mới có thể phục hồi và đã tăng rất mạnh.

Sự kiện Brexit diễn ra ở Anh

Đầu tiên là sự kiện Brexit diễn ra ở Anh (Anh rời khỏi Liên minh châu ÂU EU) vào ngày 24/06/2016 đến khiến cho thị trường chứng khoán toàn cầu, bao gồm cả thị trường chứng khoán Việt Nam (đại diện là chỉ số VN-Index) bị ảnh hưởng tiêu cực. Chỉ số VN-Index có lúc giảm cực mạnh -34 điểm (tương đương giảm -5,5%) trong phiên giao dịch này, có nghĩa là lúc đó tất cả các cổ phiếu hầu hết đều giảm kịch sàn, giảm hết biên độ (-7%). Tuy nhiên, thị trường bắt đầu hồi phục ngay sau đó và đi lên rất mạnh. Có thể coi đây là 1 phiên wash out điển hình.

Chỉ số Dow Jones giảm điểm tồi tệ trên thị trường chứng khoán Mỹ

Một phiên wash out lịch sử khác vừa xuất hiện vào năm trước trên thị trường chứng khoán Mỹ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng do đó vào tháng 3/2020, chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ đã có giai đoạn giảm điểm tồi tệ. Chỉ số này đã suy giảm trên 30% từ vùng đỉnh. Tuy nhiên, chỉ số này đã bật tăng mạnh mẽ trở lại với hơn 2.000 điểm (11%) vào ngày 25/3 (theo giờ giao dịch khu vực Mỹ là ngày 24/3), sau khi thông tin hỗ trợ được công bố thì đây là mức cao nhất kể từ năm 1933. Cụ thể, nhằm giải cứu trong đợt dịch bệnh Chính phủ Mỹ đã thông qua gói cứu trợ 2.000 tỷ USD. Điều này đã làm tâm lý của các nhà đầu tư được trấn an, kéo theo đó là lượng cầu vào thị trường tăng lên.

Về mặt kỹ thuật, đây có thể là dấu hiệu của wash out trên thị trường chứng khoán Mỹ, tạo ra khoảng trống GAP lớn với phiên trước khi chỉ số bật tăng vọt từ đáy sau đó. 

Trong giai đoạn dịch Covid-19 thị trường Việt Nam cũng không đi ngoài xu hướng chung của thế giới. Ngày 25/3, sau một quãng giảm điểm kéo dài chỉ số VN-Index cũng ghi nhận bật tăng trở lại, một phần nhờ tin hỗ trợ đắc lực từ việc kích hoạt gói hỗ trợ kinh tế từ Mỹ.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về wash out chứng khoán là gì, cũng như những nguyên nhân dẫn đến tình trạng wash out. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã trang bị được thêm những kiến thức hữu ích về thị trường chứng khoán. 

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC