Tiền pháp định là gì? Giải đáp một số câu hỏi về tiền pháp định 

0
Tài chính

Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định hay còn gọi là tiền định danh, tên tiếng anh là fiat money, đây là một loại tiền không có giá trị nội tại được kiếm tiền theo quy định của chính phủ, nhưng được gán giá nhờ quyền lực của Chính phủ. Đa số các nước trên thế giới đều sử dụng hệ thống tiền fiat này để mua hàng hóa và trả phí dịch vụ, đầu tư và tiết kiệm. Tiền fiat đã thay thế bản vị vàng và các hệ thống dựa trên hàng hóa khác trong việc thiết lập giá trị của tiền pháp định.

Các loại tiền pháp định

Ở mỗi quốc gia, tiền pháp định được quy định và phân loại riêng, cụ thể với một số nước được định như sau: 

– Tại Việt Nam: Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay tiền giấy và tiền polymer được lưu hành song song. 

– Tại Mỹ: Tiền xu và tiền giấy (bao gồm tiền giấy của Cục dự trữ liên bang và giấy bạc lưu thông của Ngân hàng dự trữ liên bang và các ngân hàng quốc gia) là tiền pháp định đối với mọi nghĩa vụ nợ nần, các khoản đóng góp công cộng, chi phí và thuế. 

– Tại Anh: Tiền pháp định và số lượng không hạn chế trên khắp lãnh thổ là tiền xu mệnh giá 1 bảng và 2 bảng, cùng với đó tiền giấy cũng được lưu hành trên khắp đất nước. 

– Tại Thụy Sĩ: Đồng Franc Thụy Sĩ là loại tiền pháp định duy nhất. Theo đó các khoản thanh toán bao gồm tối đa 100 đồng xu Thụy Sĩ được coi là tiền pháp định, còn giấy bạc ngân hàng là tiền pháp định với số lượng không hạn chế.

– Ở khu vực Châu Âu (EU): Thường dùng là tiền xu và giấy bạc Euro là tiền pháp định ở hầu hết các quốc gia của khu vực Châu Âu từ ngày 1/1/2002. 

Giá trị của tiền pháp định 

– Giá trị của tiền pháp định dựa trên tính dễ sử dụng. Tiền luôn có sẵn và có giá trị vì nó dựa trên mối quan hệ tin cậy giữa người phát hành, chủ sở hữu và người nhận sử dụng. 

– Khi niềm tin vào giá trị đồng tiền bị mất thì cầu cũng sẽ mất đi, điều này sẽ khiến giá trị bị giảm sút. Giá trị của tiền pháp định xuất phát từ niềm tin của nhiều người trên thế giới, giá trị của tiền khác với các tài sản khác như kim loại quý và hàng hóa. 

Cách thức hoạt động của tiền pháp định

Như đã đề cập, tiền pháp định không có giá trị nội tại, nhưng được nhà nước gán giá trị. Chính phủ và ngân hàng nhà nước là chủ thể kiểm soát trực tiếp hệ thống tiền tệ. Họ cũng là bên thực hiện các biện pháp cần thiết trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.

Nguyên tắc hoạt động của tiền pháp định là dựa trên niềm tin của mọi người. Sự công nhận của chính phủ đã làm cho đồng tiền này trở nên có giá trị. Và giá trị này được mọi người công nhận. Điều này hoàn toàn khác với loại tiền hàng hóa, vốn có giá trị riêng của nó. Giá trị của một loại tiền tệ pháp định được xác định bởi tình hình kinh tế của một quốc gia. Khi lạm phát xảy ra, đồng tiền của quốc gia đó sẽ giảm giá so với đồng tiền của quốc gia khác, nhưng vì nó không có giá trị nội tại nên chính phủ sẽ dễ dàng kiểm soát hơn.

Ưu – nhược điểm khi sử dụng tiền pháp định

Với đồng tiền pháp định, nhà nước có thể dễ dàng quản lý nền kinh tế và điều chỉnh nguồn cung sao cho phù hợp. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng vì tiền pháp định đôi khi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố của người dân cũng như tình hình kinh tế của một nước. Do đó việc sử dụng tiền pháp định đôi khi sẽ tồn tại cả ưu và nhược điểm. 

Ưu điểm

– Cho phép nhà nước, các ngân hàng trung ương kiểm soát tốt nguồn cung tiền, từ đó kiểm soát tốt nguồn cung tiền và kiểm soát tình hình tài chính quốc gia. 

– Không giống với các kim loại quý và vàng, tiền pháp định tốn ít chi phí khi phát hành 

– Việc giao thương quốc tế dễ dàng do có thể linh hoạt chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia

– Đồng tiền được sử dụng rộng rãi

– Không phụ thuộc vào dự trữ vàng

Nhược điểm

– Nếu nhà nước không kiểm soát tốt nguồn cung thì rất có thể sẽ dẫn tới lạm phát 

– Do nguồn cung vô hạn thế nên có thể làm tổn thất tới giá trị đồng tiền hoặc tạo ra bong bóng tiền tệ 

– Do gắn liền với Chính phủ thế nên nếu nhà nước gặp vấn đề thì đồng tiền cũng sẽ rớt giá. Bên cạnh đó, nó còn được kiểm soát bởi nhà nước thế nên cũng có phần thiếu minh bạch và dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người. 

So sánh tiền định pháp và tiền mã hóa

Tiêu chí so sánh  Tiền pháp định Tiền mã hóa
Khái niệm  Là loại tiền tệ không có giá trị nội tại được xác lập bằng tiền theo quy định của chính phủ, mà được gán giá trị nhờ quyền lực của Chính phủ. Tiền mã hóa (cryptocurrency) là một dạng của tiền mật tính điện tử hoặc tiền kỹ thuật số, tiền ảo, là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi mà sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch của nó, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản
Điểm giống nhau  Cả hai không được bảo đảm một mặt hàng vật lý 
Cơ quan quản lý và phát hành  Chính phủ và ngân hàng trung ương của một quốc gia Không có sự kiểm soát từ bất kỳ cơ quan trung ương nào
Nguồn cung  Không giới hạn  Nguồn cung có thể bị hạn chế, kiểm soát bởi thuật toán, có giới hạn đối với nguồn phát hành của các loại tiền mã hóa. 
Phân cấp Mang tính tập trung  Được phân cấp 
Giao dịch Giao dịch thực hiện bằng tiền pháp định có thể không thành công Các giao dịch tiền mã hóa không thể dễ dàng đảo ngược
Quy mô Quy mô rộng, mang tính thương mại quốc tế Quy mô nhỏ, ít được thực hiện trên toàn thế giới và chưa được chấp nhận
Dạng tiền Tiền giấy, tiền xu, có đặc tính vật lý Dạng tiền kỹ thuật số không có đặc điểm vật lý 

Giải đáp một số câu hỏi về tiền pháp định 

Chế độ tiền pháp định là gì?

Chế độ tiền pháp định chính là tiền pháp định, đây là một loại tiền tệ mà giá trị của nó được xác định bởi chính phủ và không phải là một loại hàng hóa mang tính vật chất. Hiểu đơn giản thì tiền pháp định là chế độ tiền mà chính phủ tuyên bố là hợp pháp. 

Tiền pháp định được phát hành khi nào?

Loại tiền này được sử dụng lần đầu tiên ghi lại ở Trung Quốc, khoảng năm 1000 sau công nguyên. Trong thế kỳ 11, tỉnh Tứ Xuyên đã bắt đầu phát hành tiền giấy và được dùng để trao đổi cho lụa, vàng hoặc bạc.

Còn tại các nước Châu Âu, tiền pháp định được sử dụng trong thế kỷ 17 tại các nước Tây Ban Nha, Hà Lan và Thụy Điển. Hai thế kỷ tiếp theo, New France ở Canada, các thuộc địa Mỹ và sau đó là chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng thử nghiệm tiền pháp định. Đến năm 1972, Hoa Kỳ chính thức bỏ hoàn toàn bản vị vàng và chuyển sang hệ thống tiền pháp định. 

Lời kết 

Đối với mỗi quốc gia sẽ phát hành và quản lý một loại tiền pháp định riêng, và giá trị của nó sẽ phụ thuộc vào chính phủ và ngân hàng trung ương, hy vọng những thông tin xoay quanh tiền pháp định trên, bạn đọc sẽ hiểu thêm về loại tiền này cùng với đó là cách thức hoạt động của chúng trong nền kinh tế. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC