Cam kết ngoại bảng là gì? Giải đáp các câu hỏi về cam kết ngoại bảng

0
Tài chính

Cam kết ngoại bảng là gì?

Cam kết ngoại bảng là gì?

Cam kết ngoại bảng là gì?

Cam kết ngoại bảng là hoạt động chi trả các khoản trả nợ, cấp tín dụng, cam kết thanh toán, hay những hợp đồng phát sinh tỷ giá giữa các khách hàng và ngân hàng trong tương lai nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Bởi nếu mới cam kết chứ chưa thực hiện nên chúng chỉ được ghi nhận ở ngoại bảng (off-balance sheet).

Mọi chỉ tiêu ngoại bảng được chia làm nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết giao dịch hối đoái ở các ngân hàng thương mại. 

Theo các chuyên gia đánh giá thì rủi ro tiềm ẩn của ngân hàng đến từ nghĩa vụ trả nợ tiềm ẩn bởi các cam kết giao dịch hối đoái chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cam kết ngoại bảng. Những rủi ro cụ thể sẽ là cam kết bảo lãnh vay vốn (vay thấu chi), cam kết nghiệp vụ L/C và cam kết bảo lãnh khác (bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu…).

Quy định về cam kết ngoại bảng trong hoạt động tín dụng

Quy định về cam kết ngoài bảng trong hoạt động tín dụng

Quy định về cam kết ngoài bảng trong hoạt động tín dụng

Phương pháp và nguyên tắc phân loại cam kết ngoại bảng trong tổ chức tín dụng là gì? 

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài  thực hiện phân loại nợ phải thu và cam kết ngoại bảng phải sử dụng kết quả phân loại nợ đối với nhóm  khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh, phân loại, cam kết ngoại bảng.

– Tổng số dư nợ và giá trị  cam kết ngoại bảng của  khách hàng với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được ấn định cho cùng một nhóm nợ.

– Đối với việc cho vay hợp vốn, từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cho vay hợp vốn phải thực hiện việc phân loại độc lập và có trách nhiệm thông báo ngay cho nhau về kết quả phân loại.

–  Đối với khoản ủy thác cấp tín dụng mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân theo hợp đồng ủy thác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác phải phân loại các khoản ủy thác này như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác.

– Đối với các khoản nợ đã bán nhưng chưa thu hồi được, các khoản nợ đã bán mà người mua có quyền truy đòi người bán, số tiền chưa thu được và số dư của các khoản phải thu đã bán có quyền truy đòi người bán phải được phân loại, trích lập dự phòng rủi ro như trước khi bán nợ. 

– Đối với các khoản nợ được mua, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại số tiền đã thanh toán để mua nợ vào nhóm có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm mà khoản nợ đó đã được phân loại trước khi mua.

– Đối với tiền mua, ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân loại số tiền mua trái phiếu như là một khoản cho vay không có bảo đảm đối với bên phát hành trái phiếu, trừ trường hợp trái phiếu doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bằng tài sản.

– Đối với khoản chiết khấu dưới hình thức mua có kỳ hạn các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người phụ hưởng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại khoản chiết khấu như là một khoản cho vay đối với người thụ hưởng.

Thời điểm phân loại cam kết ngoại bảng

Theo điều 6 Thông tư số 24/2013/TT-NHNN về quy định phân loại cam kết ngoại bảng có quy định như sau: 

– Ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước theo quy định tại Thông tư này.

Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán.

– Ngoài thời điểm quy định trên, ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.

Phân loại cam kết ngoại bảng

  • Cam kết ngoại bảng được chia làm 3 nhóm cụ thể như sau:

– Nhóm 1: Nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết. 

– Nhóm 2: Nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết

– Nhóm 3: Với cam kết ngoại bảng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c (iv) khoản 1 điều này. 

  • Phân loại cam kết ngoại bảng

– Ngày quá hạn được tính ngay từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

– Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng được phân loại như sau:

+ Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày

+ Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày

+ Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên

Trường hợp các khoản phải trả thay phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn nhóm mà cam kết ngoại bảng được trả thay đã phân loại theo quy định tại điểm a (ii), điểm a (iii) Khoản này thì phải chuyển vào nhóm mà cam kết ngoại bảng đó đã phân loại.

Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính 

Chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo 5 nhóm sau:

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn

  • Nợ: có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
  • Cam kết ngoại bảng: khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý

  • Nợ: có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ
  • Cam kết ngoại bảng: có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết

Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Nợ: không có khả năng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn và các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất
  • Cam kết ngoại bảng: khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết

Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ

  • Nợ: được đánh giá là có khả năng tổn thất cao
  • Cam kết ngoại bảng: khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao

Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn

  • Nợ: được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn
  • Cam kết ngoại bảng: khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết

Thực trạng cam kết ngoại bảng của một số ngân hàng hiện nay ra sao? 

Ở Việt Nam, các hoạt động ngoại bảng của ngân hàng chủ là là các  nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, phái sinh và các cam kết bảo lãnh vay vốn (vay thấu chi), cam kết trong nghiệp vụ L/C và cam kết bảo lãnh khác như bảo lãnh thanh toán…  

Đối với các ngân hàng thương mại, nợ tiềm ẩn chủ yếu bao gồm các khoản bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C, các khoản bảo lãnh khác như thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu… Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C nhìn chung có tính an toàn cao hơn so với các khoản bảo lãnh vay vốn hay các khoản bảo lãnh khác.

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán mà chi được ghi nhận ngoại bảng. Các khoản nợ này được phát sinh khi ngân hàng và khách hàng ký các cam kết tín dụng, hạn mức thấu chi chưa sử dụng hoặc thư tín dụng…

 Dù năm ở ngoại bảng và chưa được coi là nợ xấu, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp khó khăn sẽ có thể trở thành các khoản nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tính đến 31/12/2021, khoản nợ tiềm ẩn tại Vietcombank nằm ngoài bảng cân đối kế toán ghi nhận hơn 119.402 tỷ đồng, tương đương tăng 22% so với đầu năm. Trong đó, bảo lãnh vay vốn bất ngờ tăng vọt 274% lên hơn 2.447 tỷ đồng, cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng tăng 42% lên hơn 65.378 tỷ đồng và bảo lãnh khác xấp xỉ đầu năm, ghi nhận gần 51.577 tỷ đồng.

Tương tự, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại MBBank tăng 21% so với đầu năm, lên hơn 137.822 tỷ đồng. Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ LC tăng 19% lên 34.857 tỷ đồng và bảo lãnh khác cũng tăng 21% lên hơn 102.801 tỷ đồng.

Đáng nói, tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại MSB tăng vọt 70% so với đầu năm, lên mức gần 24.932 tỷ đồng. Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C ghi nhận 9.827 tỷ đồng, tăng 66% so với thời điểm đầu năm, bảo lãnh khác như bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu, vay vốn, bất ngờ tăng 74% lên hơn 16.268 tỷ đồng…

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến cam kết ngoại bảng

Cam kết ngoại bảng trên CIC là gì?

Cam kết ngoại bảng trên CIC được hiểu là cam kết ngoại bảng được phân loại đối với khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) cung cấp tại thời điểm phân loại.

Cam kết ngoại bảng có trích lập dự phòng không?

Theo quy định hiện nay đối với các cam kết ngoại bảng, các ngân hàng thương mại chỉ thực hiện phân loại nợ để quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro.

Cam kết ngoại bảng của ngân hàng là gì?

Cam kết ngoại bảng của ngân hàng chính là các khoản như cam kết thanh toán, trả nợ, cấp tín dụng… hay các hợp đồng phát sinh tỷ giá của ngân hàng với khách hàng trong tương lai nằm ngoài bảng cân đối kế toán. 

Cam kết ngoại bảng quá hạn 30 ngày nghĩa là gì?

Cam kết ngoại bảng quá hạn 30 ngày là một cách phân loại cam kết ngoại bảng trong hoạt động tổ chức tín dụng. Theo đó, nếu khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng quá hạn 30 ngày sẽ được phân loại vào nhóm 4. Đây là nhóm mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

Vậy trên đây là một số thông tin về cam kết ngoại bảng để bạn có thể hiểu và nắm rõ hơn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về dịch vụ này trong hoạt động kinh doanh mà các ngân hàng thương mại hiện nay. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC