Chứng khoán OTC là gì? Có nên giao dịch trên sàn OTC không?

0
Kiến thức chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán, sàn OTC hay thị trường OTC là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực tài chính. Đây là kênh đầu tư phát triển vượt trội tại Việt Nam, thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư bởi lợi nhuận khủng. Vậy sàn OTC cũng như thị trường giao dịch OTC là gì, khi giao dịch sẽ gặp phải những rủi ro gì cũng như có nên giao dịch tại sàn OTC hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cơ bản và quan trọng nhất về OTC.

Sàn giao dịch OTC là gì?

Sàn giao dịch OTC

Sàn giao dịch OTC

Năm 2006, sàn giao dịch chứng khoán OTC chính thức được thành lập với tên gọi là Công ty Cổ phần Công nghệ Hoàng Minh. Sàn có hơn 1.700 công ty chưa niêm yết có thông tin mua bán duy nhất trên Sanotc.com, có số thành viên tham gia mua bán cổ phiếu OTC và tìm thông tin tài chính, chứng khoán là hơn 215.000.

Có thể xem sàn OTC là nơi mà người chơi có thể tìm thấy thông tin về các mã cổ phiếu hiếm, các công ty nhỏ cũng như các công ty có tiềm năng để đầu tư lâu dài với giá thành rẻ nhất. 

Đến năm 2019 đổi tên thành công ty cổ phần OTC Việt Nam.

Thông tin liên hệ sàn OTC: 

  • Địa chỉ trụ sở: Tầng L, Tòa nhà Platinum, số 6 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
  • Số điện thoại: +84 093 638 83 38
  • Website: SanOTC
  • Email: [email protected]

Thị trường chứng khoán OTC là gì?

Sàn chứng khoán OTC (Over The Counter) là thị trường phi tập trung, được tổ chức không giống như sàn giao dịch tập trung mà sàn OTC hoạt động dựa vào hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin. Theo đó, các giao dịch OTC sẽ được thực hiện thủ công, trao đổi giữa những người có nhu cầu với nhau dựa trên giá cả thương lượng giữa 2 bên chứ không được giao dịch qua sàn điện tử.

Đặc điểm của thị trường OTC tại Việt Nam:

  • Không hoạt động độc lập, hoạt động thành đội nhóm, diễn đàn
  • Đa phần các cổ phiếu trên thị trường OTC là chưa đăng ký giao dịch sàn Upcom và chưa niêm yết sàn HOSE, HNX
  • Tại thị trường OTC có dạng cổ phiếu chính, bao gồm: cổ phiếu đã có lưu ký được quản lý ở Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) và cổ phiếu chưa có mã lưu ký, sẽ được phòng Quản lý cổ đông của chính công ty phát hành quản lý, hoặc Công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông.
  • Theo đó, sẽ dựa trên thương lượng và thỏa thuận cá nhân để việc giao dịch được tiến hành

Ưu và nhược điểm của chứng khoán OTC

Ưu điểm của sàn OTC

  • An toàn và bảo mật: Tại Việt Nam hiện nay, chủ yếu các giao dịch tiền điện tử như Bitcoin với VNĐ trên các sàn là giao dịch OTC, theo đó bạn sẽ an tâm hơn khi giao dịch và có thể tránh được lừa đảo như giao dịch chợ đen nếu lựa chọn được một sàn OTC uy tín.
  • Thanh khoản số lượng lớn: Các sàn OTC như Remitano sẽ rất thích hợp nếu bạn có ý định mua bán BTC với số lượng lớn 
  • Giao dịch nhanh chóng: Theo đó quá trình thực hiện các giao dịch OTC khá nhanh chóng. Tại sàn OTC, bạn có thể thanh toán linh hoạt theo nhu cầu của mình thay vì áp dụng thanh toán theo quy định T+3 như các sàn giao dịch khác.
  • Tại sàn OTC, bạn có thể tìm thấy nhiều cổ phiếu tiềm năng, cổ phiếu hiếm trên thị trường chứng khoán bởi ở đây cung cấp số lượng cổ phiếu của thị trường
  • Cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin thị trường mới nhất và nhanh nhất.

Nhược điểm của sàn OTC

  • So với thị trường chứng khoán tập chung thì sàn OTC tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn
  • Thị trường không thống nhất bởi chưa có quy định cụ thể và rõ ràng về giao dịch
  • Giá có thể biến động cao và thấp không theo thị trường chung
  • Nhà giao dịch có thể sẽ gặp rủi ro lớn bởi cổ phiếu trên đây đôi khi không minh bạch và rõ ràng

Đặc điểm của sàn chứng khoán OTC 

Sàn chứng khoán OTC có những đặc điểm gì?

Sàn chứng khoán OTC có những đặc điểm gì?

Những đặc điểm của sàn giao dịch chứng khoán OTC:

Hoạt động của nhà đầu tư

Các nhà đầu tư có thể tham gia vào thị trường OTC một cách dễ dàng, dù không tập trung ở 1 sàn nào, tuy nhiên để dễ dàng trao đổi thông tin và tiến hành các giao dịch, các nhà đầu tư cũng cần lập các hội nhóm hoặc các diễn đàn.

Cổ phiếu giao dịch

Các loại cổ phiếu chưa được niêm yết trên các sàn UPCOM, HNX, HOSE sẽ được giao dịch trên sàn OTC, có 2 loại như sau:

  • Cổ phiếu đã có mã lưu ký được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) quản lý
  • Cổ phiếu chưa có mã lưu ý được quản lý bởi phòng Quản lý cổ phiếu của chính công ty phát hành hoặc Công ty chứng khoán.

Giao dịch OTC

Trên sàn giao dịch chứng khoán OTC hoạt động mua bán cổ phiếu tuân theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”, người mua và người bán sẽ trao đổi trực tiếp, thương lượng giá và không bị tác động bởi giới hạn giá, lượng cổ phiếu,…

Tại sao có nhiều nhà đầu tư thích giao dịch trên thị trường OTC?

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, tuy nhiên các sàn OTC vẫn hoạt động rất sôi nổi. Dưới đây là các lý do chính khiến cho thị trường OTC phát triển không chỉ tại Việt Nam mà còn cả trên thế giới, cụ thể:

Lợi nhuận cao

Giữa người mua và người bán có thể tự đưa ra mức kỳ vọng của mình mà không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào thị trường do giá cả mua bán tại sàn hoạt động theo cơ chế thủ công là tự thỏa thuận với nhau

Nhất là cổ phiếu của các ngân hàng, chẳng hạn như cổ phiếu của VPBank có giá là 12.000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm lên sàn, tuy nhiên giá của cổ phiếu này đã được đẩy lên mức 65.000 đồng/cổ phiếu sau khi đưa lên thị trường OTC.

Chưa kể đến, các giao dịch các mã cổ phiếu chưa lên sàn cũng được thực hiện tại thị trường OTC, nên phần lớn giá trị chưa sát thực tế về nhu cầu của thị trường mà là do nhà đầu tư tự phân tích và dự đoán.

Nhiều cơ hội để lựa chọn hơn

Các loại tài sản phái sinh ở các sàn OTC ở Việt Nam không có nhiều, tuy nhiên các sản phẩm chứng khoán phái sinh, quyền chọn nhị phân, Forex, CFD ở nước ngoài thì được giao dịch với khối lượng khổng lồ. Theo đó, dù ở nước ngoài nhưng các nhà đầu tư vẫn có cách tạo tài khoản và có thể giao dịch các sản phẩm phái sinh trên thị trường quốc tế. Do đó, việc có đa dạng các loại tài sản để giao dịch giúp cho các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa được danh mục sản phẩm đầu tư của bản thân.

Sự phát triển của tiền kỹ thuật số

Đến thời điểm hiện tại thì tiền ảo không còn ảo nữa, thị trường cryptocurrency lớn đến mức mà không thể sập được nữa khi chưa tính những crypto khác mà chỉ riêng giá trị vốn hoá thị trường của Bitcoin cũng đã đạt ngưỡng 1.000 tỷ USD.

Do đó, có nhiều sản phẩm phụ trợ cho thị trường crypto đã ra đời, số lượng các danh mục đầu tư hiệu quả được tăng lên. Và thị trường OTC cũng không đứng ngoài cuộc đua trong trend đầu tư này.

Theo đó, thị trường phái sinh Bitcoin trong năm 2020 đã bằng 1/3 thị trường Bitcoin truyền thống và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, trong một vài năm tới thị trường phái sinh của Bitcoin sẽ nhanh chóng vượt qua thị trường chính thống.

Cho phép sử dụng đòn bẩy

Một trong những ưu điểm nổi bật của CFD chính là đòn bẩy, theo đó các nhà đầu tư có thể đặt cược nhiều hơn số tiền mình đang có khi sử dụng đòn bẩy. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần phải luôn nhớ rằng, tài của bạn gia tăng nhiều lần khi sử dụng đòn bẩy thế nhưng nếu giá đi ngược vị thế giao dịch của bạn thì khả năng gặp rủi ro cháy tài khoản cũng rất cao.

Ngày càng được bảo mật hơn

Nếu như trước đây OTC được xem là con ghẻ của thị trường chứng khoán thì giờ đây nó đã trở thành con cưng. Hiện tại, đã có nhiều sàn OTC được đầu tư nhiều hơn có bảo mật hơn và hoạt động được mượt mà, trở nên chuyên nghiệp và uy tín hơn.

Bên cạnh đó, các sàn OTC uy tín tại Việt Nam đều được quản lý bởi Luật Chứng Khoán, có giấy phép kinh doanh hoạt động.

Khi giao dịch trên thị trường OTC sẽ gặp phải những rủi ro gì?

Các rủi ro sẽ gặp phải khi giao dịch tại thị trường OTC

Các rủi ro sẽ gặp phải khi giao dịch tại thị trường OTC

Cũng như các giao dịch, đầu tư trên sàn giao dịch lớn thì sàn OTC cũng có rất nhiều rủi ro. Theo đó, khi giao dịch trên thị trường OTC bạn có thể gặp phải những rủi ro sau đây:

Rủi ro từ chủ thể phát hành

Các thông tin tại thị trường OTC không được cập nhật một cách minh bạch và công khai như thị trường chứng khoán tập trung. Bên cạnh đó, có rất nhiều công ty phát hành cổ phiếu luôn đưa ra các thông tin tích cực nhằm qua mắt nhà đầu tư và cố gắng ém thông tin xấu về cổ phiếu của mình nên rất khó để biết được nó hoạt động như thế nào, báo cáo tài chính ra sao, có hoạt động phi pháp hay không. Điều này sẽ khiến cho nhà đầu tư có thể gặp rủi ro lớn, do đó tốt nhất bạn không nên vội đầu tư vào danh mục nào đó nếu như không có nhiều thông tin về công ty.

Rủi ro từ thị trường

Phần lớn các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên sàn OTC không có kênh thông tin chính nào cả mà toàn nghe ngóng và tự đánh giá nên so với các sàn chứng khoán tập trung sẽ cập nhật được ít thông tin hơn.

Nên khi tham gia vào thị trường OTC thì rủi ro từ thị trường là điều không thể tránh khỏi, nhất là thị trường OTC tại Việt Nam. Do đó, để đảm bảo bản thân nắm đầy đủ thông tin thì nhà đầu tư cần nghiên cứu và phân tích được các rủi ro của nó trước khi đầu tư cổ phiếu OTC.

Rủi ro về thanh khoản

Sàn OTC có đặc điểm chung là giao dịch do tự thỏa thuận mua bán với nhau nên người mua phải tự đi tìm người bán và ngược lại người bán phải tự tìm người mua và phần lớn đều nhờ hỗ trợ của các sàn OTC trung gian. Theo đó, sẽ rất khó để bạn tìm được người mua mã cổ phiếu đó khi thị trường biến động giảm giá mạnh.

Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư tham gia thị trường OTC thông qua nhà môi giới OTC thay vì sàn OTC sẽ giúp nhà đầu tư cắt lỗ chốt lời bất kỳ lúc nào vì họ không thật sự sở hữu mà đầu tư thông qua biến động giá.

Rủi ro lừa đảo

Đến nay, sàn OTC đã có rất nhiều năm kinh nghiệm và được cấp phép hoạt động cũng như tất cả phải tuân thủ theo luật chứng khoán Việt Nam, vậy nên việc mua bán và trao đổi là hoàn toàn hợp pháp không có bất kỳ vấn đề nào về phi pháp cả tuy nhiên các quy định cũng như hành lang pháp lý còn khá lỏng lẻo. 

rất nhiều cổ phiếu giả, công ty ma hoạt động trong khi đó tại sàn OTC lại không có quy trình thẩm định, bảo vệ người đầu tư nên khi nhà đầu tư mua vào sẽ mất trắng tiền. Do đó, nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn khi quyết định mua cổ phiếu trên sàn giao dịch này.

Có nên giao dịch trên sàn OTC không?

Nhiều nhà đầu tư mới đang phân vân và không biết rằng có nên giao dịch ở thị trường OTC không. Theo đó, khi giao dịch trên sàn OTC có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro vậy nên không phải đối tượng nào cũng có thể giao dịch trên sàn này, cụ thể:

  • Bạn nên đầu tư nếu đã có kinh nghiệm lâu năm, vì tại đây để có thể tìm được mã cổ phiếu của công ty để đầu tư không hề dễ dàng, để chọn được hoặc nhận định, thẩm định được cổ phiếu thì yêu cầu cá nhân cần phải có đủ kiến thức và đủ năng lực.
  • Nhà đầu tư cần có tài chính đủ mạnh, vì so với các cổ phiếu trên thị trường thì giá của cổ phiếu tại đây có thể cao hơn rất nhiều bởi đa số là giao dịch thỏa thuận, có rất nhiều ngân hàng lớn hiện nay cũng đang giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch này.
  • Tại đây, các đối tượng chủ yếu đa phần đều là các công ty, tập thể. Họ muốn thông qua việc mua cổ phiếu của các công ty nhỏ hơn và sẽ chiếm dần cổ phần lớn trong công ty để mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, lợi nhuận khủng chính là điều khiến cho nhiều nhà đầu tư thích thú khi đầu tư tại sàn OTC, do đó có thể nói rằng đây là một trong những sàn đầu tư dành cho những ai thích mạo hiểm và có tham vọng lớn. Ngược lại, bạn nên tìm đến sàn HOSE hay HNX nếu muốn tìm những cổ phiếu an toàn hơn.

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về chứng khoán OTC. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin hữu ích khi có ý định gia nhập thị trường tài chính OTC. Ngoài ra, dù giao dịch ở đâu cùng cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức trước khi tham gia vào thị trường. Chúc các bạn giao dịch thành công.

Đánh giá bài viết

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

    BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC