Chứng khoán Mỹ là gì? Có nên đầu tư chứng khoán Mỹ hay không?

0
Kiến thức chứng khoán

Chứng khoán Mỹ là gì?

Thị trường chứng khoán Mỹ là gì?

Thị trường chứng khoán Mỹ là gì?

Chứng khoán Mỹ là loại chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng khoán tại Mỹ. Hiện nay, thị trường này có hơn 10 nghìn công ty niêm yết và sở hữu vốn hóa chứng khoán Mỹ với hơn 30 nghìn tỷ USD. Trong đó có cổ phiếu của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Mục đích niêm yết chứng khoán trên thị trường nhằm kêu gọi nguồn vốn khủng để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán Mỹ có từ bao giờ?

Thị trường chứng khoán Mỹ ra đời vào ngày 17/05/1792, khi một số nhà môi giới cùng nhau họp nhóm  và đưa ra thỏa thuận chung tại gốc cây ngô đồng ở số 68 phố Wall. Và sau đó, đến năm 1800, Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ra đời và trở thành Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất nước Mỹ.

Thị trường chứng khoán Mỹ còn được gọi là thị trường phố Wall – nơi khai sinh ra những giao dịch đầu tiên của nước Mỹ kể từ năm 1864, đồng  thời hiện nay cũng là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, với hơn 80% các giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ và kể từ năm 1962 đã trở thành thị trường chứng khoán quốc gia.

Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Mỹ

Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Mỹ

Ngoài ra, Mỹ còn phát triển nhiều thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC), trong đó có cả NASDAQ.

Thị trường OTC qua mạng máy tính NASDAQ  được thành lập từ năm 1971, là bộ phận của thị trường thứ cấp lớn nhất nước Mỹ xét về số lượng chứng khoán giao dịch. Với trên 15000 mã chứng khoán. Các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường này chiếm đa số là của các công ty thuộc ngành công nghệ thông tin và các công ty vừa và nhỏ.

Thị trường được vận hành bởi một hệ thống các nhà tạo lập thị trường và các nhà môi giới, có khoảng 600 nhà tạo lập thị trường hoạt động tích cực trên NASDAQ  và trung bình mỗi nhà tạo lập thị trường đảm nhận 8 loại cổ phiếu. 

Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán quốc gia Mỹ (NASD) là 2 cơ quan quản lý trực tiếp thị trường NASDAQ.

Hiện nay, NASDAQ đã được nối mạng toàn cầu với nhiều thị trường OTC khác trên thế giới.

Các chỉ số của chứng khoán Mỹ

Hiện nay, có bốn chỉ số chứng khoán Mỹ được các nhà đầu tư quan tâm nhất, được xem là thước đo hoạt động chứng khoán của Mỹ phổ biến rộng rãi trên báo chí và TV, bao gồm:

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA)

Là một chỉ số lâu đời và nổi tiếng, được sử dụng thường xuyên nhất trên thế giới. Bao gồm 30 công ty giao dịch công khai lớn được các biên tập viên của The Wall Street Journal lựa chọn. DJIA đã được tạo ra và có thể được sử dụng để cho biết các cổ phiếu hàng đầu của Hoa Kỳ đã hoạt động tốt như thế nào trong thế kỷ qua. 

Trước đó, DJIA được tính bằng cách lấy tổng giá/cổ phiếu của mỗi công ty trong chỉ số và chỉ số tiền này cho số lượng công ty. Thế nhưng sau này chỉ số không còn được tính toán đơn giản như vậy nữa.

Trong những năm trở lại đây, việc chia tách cổ phiếu, spin-off và những sự kiện khác đã dẫn đến những thay đổi trong ước số (cụ thể một giá trị bằng số được tính toán bởi Dow Jones được sử dụng để tính mức độ của DJIA khiến nó trở thành một con số rất nhỏ (dưới 0,2).

Việc thay đổi cách tính thể hiện những kỳ vọng của nhà đầu tư về thu nhập và rủi ro của các công ty lớn có mặt trong chỉ số này. Điều này là do thái độ chung đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn thường khác với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, các loại cổ phiếu vốn hóa nhỏ, cổ phiếu công nghệ không thích hợp tính toàn bằng chỉ số này. 

Dow Jones được biết đến với danh sách các công ty blue-chip tốt nhất thị trường Mỹ với cổ tức thường xuyên nhất quán. Vì vậy, không nhất thiết phải là đại diện của thị trường rộng lớn, nó có thể là đại diện cho thị trường cổ phiếu, giá trị cổ phiếu.

Chỉ số S&P 500

Là chỉ số thị trường chứng khoán của 500 công ty giao dịch công khai lớn nhất ở nước Mỹ.

Chỉ số S&P 500

Chỉ số S&P 500

Chỉ số S&P 500 chiếm đến 80% tổng giá trị giao dịch của thị trường Mỹ. Được thiết kế để đo lường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế trong nước trên diện rộng thông qua sự thay đổi trong tổng giá trị thị trường của 500 cổ phiếu đại diện cho tất cả các ngành công nghiệp lớn niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ, thuộc sở hữu của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor.

Chỉ số tổng hợp NASDAQ

NASDAQ là sàn đang vận hành giao dịch phần lớn cổ phiếu công nghệ của nước Mỹ. Được xây dựng trên giá cổ phiếu của toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. 

Chỉ số NASDAQ  Composite bao gồm nhiều công ty lớn nhỏ, bao gồm các công ty đầu cơ với vốn hóa thị trường nhỏ. chỉ số NASDAQ không chỉ bao gồm chứng khoán Mỹ, mà còn có các công ty quốc tế.

Chỉ số tổng hợp NASDAQ bao gồm một số cái tên quen thuộc như Apple Inc., Alphabet Inc., Microsoft Corp., Facebook Inc., Amazon.com Inc., Intel Corp., Visa Inc. và hơn 2.000 công ty khác thuộc nhiều lĩnh vực nền kinh tế Hoa Kỳ.

Có hơn 1.200 công ty được liệt kê trên Chỉ số tổng hợp NASDAQ.

Chỉ số tổng hợp NASDAQ

Chỉ số tổng hợp NASDAQ

Chỉ số NASDAQ 100

Chỉ số NASDAQ 100 là chỉ số thị trường chứng khoán đo lường hoạt động thị trường của 100 công ty phi tài chính lớn nhất được liệt kê trên NASDAQ. NASDAQ 100 sẽ giúp nhà đầu tư khoanh vùng đánh giá các ngành như Công nghệ, Viễn thông, Công nghệ sinh học, Truyền thông và Dịch vụ tốt hơn các chỉ số khác. 

Mỗi năm, các công ty có thể được thêm vào hoặc loại ra khỏi NASDAQ 100 tùy thuộc vào giá trị thị trường.

Chỉ số NASDAQ 100 được tính theo vốn hóa thị trường. Nó là một trong nhiều chỉ số do Standard & Poor’s tạo ra và nó bao gồm các công ty thuộc các ngành công nghiệp khác nhau.

Chỉ số Wilshire 5000

Chỉ số Wilshire 5000 là thước đo phổ biến nhất của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vì nó phản ánh toàn bộ thị trường, không giống như các chỉ số khác chỉ đo lường các ngành hoặc tiểu lĩnh vực cụ thể. Nó được tạo ra bởi Wilshire Associates.

Chỉ số Wilshire 5000 thành lập vào năm 1974 và đại diện cho toàn bộ thị trường Mỹ, hiện nay Chỉ số Wilshire 5000 ít phổ biến hơn chỉ số S&P 500.

Chỉ số này được tính bằng cách tính tỷ trọng của các cổ phiếu trong mỗi chỉ số dựa trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của chúng, sau đó tổng hợp tất cả các giá trị có trọng số này để xác định tổng giá trị chung cho tất cả các cổ phiếu có trong chỉ số.

Chỉ số Russell 3000

Chỉ số Russell 3000 là một chỉ số có trọng số vốn hóa thị trường bao gồm 3.000 công ty lớn nhất của nước Mỹ. Nhiều người ví Chỉ số Russell 3000 là chỉ số thị trường rộng lớn vì nó chiếm đến 98% thị trường vốn cổ phần có thể đầu tư của Mỹ. 

Chỉ số này được tính toán bởi FTSE Russell, một công ty con của London Stock Exchange Group. Nó có ít sự trùng lặp với Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones hoặc S&P 500, do tập trung hẹp hơn vào các cổ phiếu tăng trưởng của các công ty lớn.

Chỉ số Russell 2000

Chỉ số Russell 2000

Chỉ số Russell 2000

Russell 2000 là chỉ số thị trường chứng khoán theo dõi hoạt động của 2000 cổ phiếu nhỏ nhất trong chỉ số Russell 3000. Các cổ phiếu được phân loại dựa trên vốn hóa thị trường và tính thanh khoản của chúng.

Chỉ số này được tính toán bằng cách tái cân bằng mỗi quý và có mức cơ bản là 1000 điểm, có nghĩa là chỉ số có thể tăng hoặc giảm 100 điểm mà không cần bất kỳ công ty nào được thêm vào hoặc xóa bỏ.

Russell 2000 chứa khoảng 10% tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ và khoảng 20% tính thanh khoản của chứng khoán Mỹ, có thể dẫn đến biến động cao hơn các chỉ số khác như S&P 500 Index (SPX).

Có nên đầu tư chứng khoán Mỹ hay không?

Đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc tế luôn vô cùng hấp dẫn và tiềm năng. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm mạnh của chứng khoán Mỹ để biết tại sao các nhà đầu tư luôn hứng thú với thị trường này:

Các công ty hàng đầu thế giới

Có thể thấy, phần lớn những công ty hàng đầu thế giới luôn đặt trụ sở ở Mỹ và niêm yết trên sàn chứng khoán New York hay những sàn khác. Điều này tạo ra những cơ hội đầu tư có một không hai cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Nếu một nhà đầu tư muốn tập trung chủ yếu vào ngành công nghệ thì họ sẽ lựa chọn Microsoft, IBM hay Google; nếu là ngành y tế, đó là Johnson & Johnson hay Abbott. 

Các công ty hàng đầu trên thế giới

Các công ty hàng đầu trên thế giới

Ở bất cứ lĩnh vực nào, chứng khoán Mỹ luôn có những công ty mạnh nhất thế giới.

Xuất hiện nhiều “kỳ lân”

Thị trường chứng khoán Mỹ là nơi những công ty tiềm năng, những “kỳ lân” của giới công nghệ lựa chọn để niêm yết. (Ví dụ: Năm 2010, cổ phiếu Netflix chỉ có giá $10, vậy mà hiện nay nó đã lên đến khoảng 350 USD. Một ví dụ khác là Amazon, vào lúc mới được niêm yết trên sàn, cổ phiếu của Amazon có giá chỉ 18 USD, nhưng hiện tại nó đã chạm mức 1.950 USD)

Thị trường công khai minh bạch

Nhờ vào khối lượng giao dịch khổng lồ, thị trường chứng khoán Mỹ luôn đảm bảo được tính công bằng và minh bạch cao vượt trội so với thị trường khác. Khả năng những nhà đầu tư cá mập có thể thao túng được thị trường chứng khoán Mỹ là rất thấp so với những thị trường chứng khoán khác.

Thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới

Mỹ là quốc gia số 1 về kinh tế trên thế giới và với vốn hóa thị trường lên đến 32 nghìn tỷ đô, hiện là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, gấp năm lần so với thị trường chứng khoán Trung Quốc, hiện đang đứng ở vị trí thứ 2.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ cũng là thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao nhất thế giới, với tổng giá trị giao dịch trong năm 2017 lên tới 40 nghìn tỷ đô. Với thị trường tầm cỡ như vậy, rủi ro của nhà đầu tư được giảm thiểu đáng kể.

Những cách đầu tư chứng khoán Mỹ

Mở tài khoản giao dịch trực tiếp

Cách giao dịch chứng khoán Mỹ đầu tiên phải kể đến là giao dịch trực tiếp tại các sàn chứng khoán Mỹ. Nhà đầu tư sẽ được quyền mua và bán các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ dưới dạng tài sản thực.

Việc giao dịch trực tiếp trên các sàn giao dịch này khá an toàn và đảm bảo cho nhà đầu tư. Tuy nhiên các điều kiện giao dịch vì thế mà cũng rất khó khăn, khi tối thiểu bạn phải sinh sống tại Mỹ, mà đây không phải điều kiện mà ai cũng đáp ứng được.

Đầu tư theo hình thức phái sinh

Đầu tư theo hình thức phái sinh

Đầu tư theo hình thức phái sinh

Nhiều sàn chứng khoán lớn của Mỹ yêu cầu người giao dịch trên sàn phải có quốc tịch Hoa Kỳ. Điều này khiến các nhà đầu tư Việt Nam bị cản trở khi tham gia thị trường bằng cách giao dịch tại các sàn đó. Chính vì thế, nhiều sàn giao dịch tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác cung cấp khả năng giao dịch chứng khoán Mỹ dưới hình thức phái sinh. Đây cũng được coi là hình thức giao dịch chứng khoán Mỹ phổ biến nhất cho các nhà đầu tư quốc tế hiện nay.

Khi mua và bán cổ phiếu dưới dạng CFD sẽ có sự khác biệt so với giao dịch trực tiếp. Nhưng nhiều sàn Forex đang nỗ lực cung cấp dịch vụ mua bán cổ phiếu Mỹ giống với hình thức giao dịch thật nhất có thể. Nghĩa là khi giao dịch theo cách này, nhà đầu tư vẫn sẽ hưởng các quyền lợi như cổ đông của công ty phát hành cổ phiếu.

Hầu hết các sàn Forex hiện tại đều cho phép bạn giao dịch chứng khoán phái sinh Mỹ. Một số sàn uy tín mà bạn có thể cân nhắc như LiteForex, XTB, FBS, EFT,…

Kết luận

Hy vọng với những thông tin về chứng khoán Mỹ trong bài viết trên sẽ giúp ích cho nhiều nhà đầu tư có thêm kiến thức để hiểu biết hơn về thị trường và nắm bắt được chiến lược đầu tư ngay khi có cơ hội.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC