Chứng khoán kinh doanh là gì? Các loại chứng khoán kinh doanh hiện nay

0
Kiến thức chứng khoán

Thuật ngữ chứng khoán kinh doanh thường xuyên được sử dụng trong các báo cáo kế toán và tài chính của các công ty. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư chưa nắm được chứng khoán kinh doanh là gì, gồm có các loại chứng khoán kinh doanh nào? Chứng khoán kinh doanh có gì khác với chứng khoán sẵn sàng để bán? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về chứng khoán kinh doanh nhé!

Khái niệm chứng khoán kinh doanh

Khái niệm chứng khoán kinh doanh

Khái niệm chứng khoán kinh doanh

Là các loại chứng khoán được phát hành với mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

Có thể hiểu một cách đơn giản, chứng khoán kinh doanh là loại tài sản có thể giao dịch mua/bán, trao đổi và tạo ra lợi nhuận cho công ty có phát hành. Chứng khoán kinh doanh được xem là một loại tài sản ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh bởi nó nằm trong các khoản mục đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu của doanh nghiệp.

Chứng khoán kinh doanh gồm có 2 loại:

  • Trái phiếu, cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán
  • Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác

Kế toán sẽ phản ánh các loại chứng khoán kinh doanh này trên báo cáo kế toán. Tình hình mua, bán cũng như thanh toán các loại chứng khoán đã kể tên ở trên sẽ do tài khoản chứng khoán kinh doanh phản ánh vì mục đích kinh doanh.

Chứng khoán kinh doanh được hạch toán theo tài khoản 121, theo Luật kinh doanh chứng khoán.

Phân biệt chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán

Sự khác nhau giữa chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán được thể hiện trong bảng dưới đây:

Nội dung Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán sẵn sàng để bán
Khái niệm Là một loại tài sản có thể mua bán, trao đổi và tạo ra lợi nhuận cho công ty có phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Là chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn do các công ty nắm giữ nhằm mục đích đầu tư và sẵn sàng bán để hưởng lãi suất. Gồm có: Chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn
Đặc điểm Là một tài sản ngắn hạn, được mua và bán ra trong thời gian ngắn Là dạng chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn mà công ty có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn hoặc nếu như nó không có ngày đáo hạn nắm giữ lâu dài.
Mục đích Để giao dịch mua bán, trao đổi và tạo ra lợi nhuận cho công ty Bán ra trước ngày đáo hạn hoặc nắm giữ lâu dài nếu nó không có ngày đáo hạn với mục đích đầu tư để thu lợi nhuận
Thể hiện trên báo cáo tài chính Khi làm báo cáo tài chính hàng tháng hoặc hàng năm không thể thiếu chứng khoán kinh doanh. Không được ghi vào lợi nhuận ròng, mà nó thể hiện ở mục lợi nhuận tổng hợp khác cho đến khi được bán.

Phần lãi/lỗ chưa thực hiện của chứng khoán sẵn sàng để bán cũng không được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh.

 

Một số câu hỏi thường gặp trong chứng khoán kinh doanh

Một số câu hỏi thường gặp trong chứng khoán kinh doanh

Một số câu hỏi thường gặp trong chứng khoán kinh doanh

Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là gì?

Là dự phòng phần giá trị có thể xảy ra tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh.

Kế toán sử dụng tài khoản 2291- Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh để phản ánh dự phòng giảm giá chứng kinh doanh

Tại Điều 36 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định một số nguyên tắc mà kế toán phải tuân thủ khi hạch toán tài khoản 2291 như sau:

“a) Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.

  1. b) Điều kiện, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luật.
  2. c) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính:

– Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.

– Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính.

Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là gì?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán được quy định tại Điều 72, Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:

Điều 72. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán

  1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
  2. a) Môi giới chứng khoán;
  3. b) Tự doanh chứng khoán;
  4. c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
  5. d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
  6. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
  7. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.”

Công ty chứng khoán kinh doanh là gì?

Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập, hoạt động theo Luật Chứng khoán và các quy định khác của pháp luật. Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp phép những nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo giấy phép và công ty chứng khoán sẽ thực hiện một số hoặc toàn bộ những nghiệp vụ đó.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về chứng khoán kinh doanh và sự khác nhau giữa chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán. Hy vọng bài viết sẽ giúp trang bị thêm cho nhà đầu tư những kiến thức hữu ích về thị trường chứng khoán.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC