Chiết khấu là gì? Tác động của lãi suất chiết khấu trong hoạt động ngân hàng

0
Tài chính

Thuật ngữ chiết khấu được sử dụng rất phổ biến trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh nói chung. Vậy chiết khấu là gì? Cách tính lãi suất chiết khấu ngân hàng? Cũng như tác động của lãi suất chiết khấu trong hoạt động ngân hàng như thế nào?

Chiết khấu là gì?

Chiết khấu là gì

Chiết khấu (Discount) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh, theo đó chiết khấu được hiểu theo nghĩa là việc giảm giá niêm yết với một tỷ lệ phần trăm nhất định của một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. 

Có thể nói một cách đơn giản, chiết khấu chính là một khoản phụ cấp hoặc nhượng bộ về giá. Chiết khấu được đưa ra để thu hút người mua được đặt hàng và sau đó thanh toán kịp thời.

Theo đó, chiết khấu trong hoạt động kinh doanh cũng có thể được gọi là một khoản khấu trừ trong giá cả. Người bán sẽ khấu trừ chiết khấu từ tổng hoặc tổng giá, và nghĩa vụ của người mua là phải trả số tiền ròng.

Ví dụ: Khi bạn mua từ hai hoặc sản phẩm trở lên thì người mua sẽ được chiết khấu 15% trên giá bán mỗi sản phẩm, nghĩa là lúc này giá mua mỗi sản phẩm chỉ tương đương với 85% giá niêm yết ban đầu.

Phương pháp này rất thông dụng trong các chiến dịch Marketing đối với kinh doanh với mục đích thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, chiết khấu còn được áp dụng rộng rãi tại các tổ chức tín dụng như một cách để tài trợ vốn cho các doanh nghiệp hoặc các cá nhân có nhu cầu.

Chiết khấu ngân hàng là gì?

Chiết khấu ngân hàng chính là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu cho ngân hàng thương mại những giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán để nhận lấy một khoản tiền bằng giá trị đến hạn trừ đi hoa hồng phí và lợi tức chiết khấu.

Có thể một cách đơn giản, chiết khấu là mua giấy tờ có giá ngắn hạn thấp hơn so với mệnh giá và thanh toán mệnh giá khi đến hạn thanh toán.

Còn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QH12, chiết khấu được định nghĩa như sau:

“Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”.

Tỷ lệ chiết khấu giữa giá trị danh nghĩa và giá phải trả của những giấy tờ có giá (như hối phiếu, trái phiếu) trong chiết khấu chính là lãi suất nhận được từ khoản cho vay để đổi lấy vật đảm bảo (giấy tờ có giá).

Ví dụ: Mếu một trái phiếu có giá danh nghĩa là 15.000 đồng, có thời hạn thanh toán một năm được mua với giá 12.000 đồng, thì 3.000 đồng chiết khấu so với giá phải trả khi mua biểu thị lãi suất (tỷ lệ chiết khấu) là 3000/12.000 = 25% đối với khoản cho vay đó.

Các loại giấy tờ được thực hiện chiết khấu

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2013/TT-NHNN, các loại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lựa chọn chiết khấu cụ thể như sau:

“Điều 6. Loại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết khấu các công cụ chuyển nhượng phát hành ở Việt Nam hoặc phát hành ở nước ngoài được chuyển nhượng ở Việt Nam, bao gồm:

a) Hối phiếu đòi nợ;

b) Hối phiếu nhận nợ;

c) Séc;

d) Các loại công cụ chuyển nhượng khác được chiết khấu theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết khấu các loại giấy tờ có giá khác bao gồm:

a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;

b) Trái phiếu Chính phủ;

c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;

d) Trái phiếu Chính quyền địa phương;

đ) Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

e) Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.”

Séc là loại giấy tờ được thực hiện chiết khấu

Séc là loại giấy tờ được thực hiện chiết khấu

Các hình thức chiết khấu

Chiết khấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng chủ yếu được thực hiện theo 2 hình thức như sau:

  • Mua có kỳ hạn giấy tờ có giá: Hình thức này được hiểu là việc ngân hàng mua và nhận chuyển nhượng từ khách hàng quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán. Khách hàng cam kết sau một khoảng thời gian xác định trong hợp đồng chiết khấu sẽ mua lại giấy tờ có giá đó.
  • Mua có bảo lưu quyền truy đòi giấy tờ có giá: Có nghĩa là ngân hàng mua và nhận từ khách hàng quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán, trách nhiệm của khách hàng là hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu.

Lãi suất chiết khấu trong hoạt động ngân hàng

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Thông tư 150/2011/TT-BTC: “Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm, được dùng làm căn cứ để xác định giá trái phiếu bị hoán đổi, giá trái phiếu được hoán đổi và tỷ lệ hoán đổi giữa trái phiếu bị hoán đổi và trái phiếu được hoán đổi”.

Lãi suất chiết khấu trong hoạt động ngân hàng là mức lãi suất khi cho vay do ngân hàng nhà nước áp dụng và các ngân hàng thương mại chính là đối tượng cho vay. Theo đó, khi hoạt động sẽ có trường hợp cần vay tiền từ ngân hàng trung ương, đặc biệt là khi tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng không thể đảm bảo an toàn. Ngân hàng thương mại lúc này sẽ xem xét vay tiền tránh xảy ra tình huống khách hàng rút tiền.

Vì vậy, lãi chiết khấu được coi là một công cụ trong chính sách tiền tệ và là căn cứ quan trọng với ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước.

Cách tính lãi suất chiết khấu

Có 2 phương pháp tính lãi suất chiết khấu như sau:

Chi phí huy động vốn (funding cost)

Sử dụng chi phí huy động vốn để tính lãi suất chiết khấu được hiểu là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Có nghĩa là lãi suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn hay chi phí sử dụng vốn.

Trung bình trọng số chi phí vốn (Weighted Average Cost of Capital – WACC)

WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp có 2 nguồn gọi vốn chính là: 

  • Vay thương mại: Là chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vay (1-tax)*lãi suất; 
  • Vốn góp cổ đông: Là chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là thu nhập mong muốn của cổ đông.

WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên theo công thức:

WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)

Trong đó:

  • re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
  • rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ
  • E: giá thị trường cổ phần của công ty
  • D: giá thị trường nợ của công ty
  • TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  • re = [Div0(1+g)/P0] + g

Trong đó:

  • P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
  • Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
  • g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.

Tác động của lãi suất chiết khấu trong hoạt động ngân hàng

Tác động của lãi suất chiết khấu trong hoạt động ngân hàng

Trong hoạt động ngân hàng lãi suất chiết khấu có vai trò rất quan trọng, do ngân hàng trung ương quyết định. Theo đó lãi suất chiết khấu không chỉ tác động đến ngân hàng thương mại mà còn tác động đến cả ngân hàng Trung ương. Cụ thể:

Tác động đối với ngân hàng thương mại

Lãi suất chiết khấu tác động trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng. Ngân hàng thương mại sẽ luôn so sánh giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu để quyết định giảm hay tăng tỷ lệ dự trữ. Cụ thể:

  • Ngân hàng thương mại sẽ không thể để tỷ lệ tiền dự trữ quá thấp nếu lãi chiết khấu cao hơn. Đặc biệt, cần tránh tỷ lệ tiền dự trữ chạm mốc an toàn.
  • Ngân hàng có thể thoải mái cho vay nếu lãi chiết khấu bằng hay thấp hơn lãi suất thị trường. Ngân hàng thương mại chỉ cần dừng lại ở mức tỷ lệ an toàn tối thiểu. Nếu thiếu tiền mặt ngân hàng có thể vay từ ngân hàng nhà nước.

Tác động đối với ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương sẽ quy định lãi chiết khấu để điều tiết cung tiền. Cụ thể:

  • Ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay nếu muốn tăng lượng cung tiền. 
  • Ngược lại, ngân hàng sẽ tăng lãi chiết khấu nếu muốn giảm lượng cung tiền. Bởi khi lãi chiết khấu tăng thì ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay.

Đặc biệt, Ngân hàng Trung ương không chỉ sử dụng hình thức cho vay chiết khấu để kiểm soát cung ứng tiền tệ, mà còn là giải pháp giúp đỡ các tổ chức tài chính khi các tổ chức này rơi vào tình thế khó khăn. Theo đó, với một tiền cơ sở nhất định:

  • Nếu quy định lãi suất chiết khấu cao hơn so với lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung, điều này khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống để làm giảm lượng cung tiền (vì tỉ số của tiền gửi so với tiền mặt giảm).
  • Ngược lại, các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt khi lãi suất chiết khấu giảm xuống và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền.

Ưu – nhược điểm của nghiệp vụ chiết khấu trong ngân hàng 

Nghiệp vụ chiết khấu trong hoạt động ngân hàng có những ưu điểm nhất định tuy nhiên đồng thời nó cũng tồn tại một số nhược điểm có tác động và mang lại những rủi ro. Cụ thể:

Ưu điểm:

  • Đây là một nghiệp vụ có rủi ro thấp, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng được đảm bảo. 
  • Chiết khấu là một hình thức tín dụng khá đơn giản, ít gây phiền phức cho các ngân hàng, vì thủ tục và quy trình cho vay khá đơn giản. 
  • Chiết khấu không làm vốn của ngân hàng bị đóng băng.
  • Thời hạn chiết khấu ngắn (thường dưới 90 ngày) và các ngân hàng thương mại có thể dễ dàng xin tái chiết khấu hối phiếu ở Ngân hàng có nhu cầu về vốn. 
  • Thông thường tiền cấp khi chiết khấu cho khách hàng sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng. Vì vậy, nó lại tạo nguồn vốn cho ngân hàng.

Nhược điểm:

  • Ngân hàng có đôi khi phải nhận chiết khấu các hối phiếu giả mạo, tức là những hối phiếu không thực sự xuất phát từ mối quan hệ thương mại bởi một số người đã tự ý phát hành giả để lừa gạt ngân hàng.
  • Trước và khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán, người chịu trách nhiệm thanh toán giấy tờ có giá bị mất khả năng thanh toán. Đây được coi là một rủi ro tín dụng thường xảy ra.

Một số câu hỏi liên quan đến chiết khấu

Mức chiết khấu là gì?

Mức chiết khấu được lựa chọn với chi phí tương đương nhau, tỷ lệ chiết khấu có thể điều chỉnh dễ dàng. Người bán cần phải có sự tính toán đúng đắn để có thể đưa ra mức chiết khấu hợp lý nhất, nó giúp kích thích khách hàng và đồng thời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tương tự như kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được chiết khấu từ doanh thu cửa hàng nhượng quyền.

Vay chiết khấu là gì?

Vay chiết khấu là gì

Vay chiết khấu là một hạn mức tín dụng mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu bất thường hoặc nhu cầu tiền mặt ngắn hạn của các ngân hàng thương mại. Khoản vay này được tính bằng lãi suất chiết khấu.

Tỷ lệ chiết khấu là gì?

Tỷ lệ chiết khấu (chiết suất) thường được chọn bằng với chi phí sử dụng vốn. Với tỷ lệ chiết khấu có thể điều chỉnh được. Nó đòi hỏi sự tính toán một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Đồng thời tỷ lệ chiết khấu còn liên quan đến các vấn đề rủi ro, vòng quay tiền tệ và các vấn đề khác trong nền kinh tế.

Hệ số chiết khấu là gì?

Hệ số chiết khấu là một số thập phân được nhân với giá trị của dòng tiền để chiết khấu giá trị hiện tại. Khi hiệu ứng lãi kép tăng lên thì hệ số chiết khấu tăng theo thời gian.

Chiết khấu L/C là gì?

Chiết khấu L/C hay chiết khấu bộ chứng từ theo L/C chính là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng dành cho khách hàng, theo đó trước khi đến hạn thanh toán Ngân hàng sẽ mua lại và có quyền truy đòi Bộ chứng từ theo L/C xuất khẩu.

Việc chiết khấu này có mục đích là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và bổ sung vốn lưu động sau giao hàng trong kinh doanh xuất khẩu.

Theo đó, mức chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu trong chiết khấu L/C sẽ có sự khác nhau tùy theo đối tượng khách hàng, loại L/C. Cụ thể:

– Đối với khách hàng VIP:

  • L/C trả ngay: Sau khi trừ các chi phí phát sinh, mức chiết khấu tối đa đến 100% trị giá bộ chứng từ.
  • L/C trả chậm: Sau khi trừ các chi phí phát sinh, mức chiết khấu tối đa đến 98% trị giá bộ chứng từ.

– Đối với khách hàng không thuộc định nghĩa VIP:

  • L/C trả ngay: Mức chiết khấu tối đa đến 98% trị giá bộ chứng từ.
  • L/C trả chậm: Mức chiết khấu tối đa đến 95% trị giá bộ chứng từ.

Chiết khấu hối phiếu là gì?

Chiết khấu hối phiếu là hình thức cấp tín dụng dành cho khách hàng của Ngân hàng. Và trước khi đến hạn thanh toán Ngân hàng sẽ mua lại và có quyền truy đòi Hối phiếu đòi nợ.

Trái phiếu chiết khấu là gì?

Trái phiếu chiết khấu (Discount Bond) là trái phiếu được phát hành với mức giá thấp hơn mệnh giá của trái phiếu đó. Trái phiếu chiết khấu lúc này còn gọi là trái phiếu trả trước.

Ngoài ra, trái phiếu chiết khấu có thể đề cập đến loại trái phiếu hiện đang giao dịch với mức giá thấp hơn so với mệnh giá của nó trên thị trường thứ cấp.

Nếu trái phiếu được bán với giá thấp hơn đáng kể so với mệnh giá thì được coi là trái phiếu chiết khấu sâu (thường ở mức 20% trở lên). Trái phiếu chiết khấu có thể được mua và bán bởi cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.

Chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thanh toán chính là chiết khấu theo tỷ lệ % trên số tiền thanh toán sớm hạn tại thời điểm thanh toán của khách hàng. 

Hay có thể hiểu một cách đơn giản, chiết khấu thanh toán chính là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Lãi suất tái chiết khấu là gì?

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên giấy tờ có giá hoặc thương phiếu trước khi đến hạn thanh toán.

Lãi suất tái chiết khấu chính là giá cả của dịch vụ mua, bán giấy tờ có giá hay thương phiếu. Theo đó, mức lãi suất tái chiết khấu sẽ phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ trả số tiền ghi trên giấy tờ có giá hay thương phiếu. 

Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá thì lãi suất tái chiết khấu sẽ được áp dụng.

Tái chiết khấu là gì?

Tái chiết khấu là gì

Tái chiết khấu là việc ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng thương mại thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán và đáng tin cậy do các ngân hàng khác sở hữu theo tỷ suất tái chiết khấu nhất định. Các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng chiết khấu, tái chiết khấu trên thị trường thứ cấp.

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn.  

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, các khoản chiết khấu thương mại sẽ được hạch toán vào TK: 521 (Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu).

Chiết khấu thương phiếu là gì?

Chiết khấu thương phiếu (commercial bill discount) là một hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại, được thực hiện bằng việc ngân hàng mua lại thương phiếu chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. 

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin về chiết khấu là gì, ưu nhược điểm cũng như tác động của lãi suất chiết khấu trong hoạt động ngân hàng mà Đầu tư Tiết kiệm muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc quan tâm đã hiểu rõ về chiết khấu cũng như nghiệp vụ chiết khấu trong hoạt động ngân hàng và các tác động của nó.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC