Breakout là gì? Các dấu hiệu để nhận biết breakout trong chứng khoán

0
Kiến thức chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán, breakout là một khái niệm quen thuộc và khá quan trọng đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà đầu tư nhất là đối với các nhà đầu tư mới vẫn chưa nắm rõ về breakout. Vậy breakout là gì cũng như có các dấu hiệu nào để nhận biết breakout trong thị trường chứng khoán. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây nhé.

Breakout trong chứng khoán là gì?

Breakout biểu hiện trạng thái tiếp tục tăng của chỉ số thị trường hoặc giá cổ phiếu, sau đó phá vỡ đỉnh trước đó. Đường giá đi lên và vượt qua ngưỡng kháng cự (resistance) trong trường hợp này là được tạo ra bởi đỉnh trước, khi ấy ngưỡng kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ mới. Xu hướng tăng (uptrend) sẽ được hiển thị rõ rệt sau thời điểm vượt qua thành công (đường giá có thể quay đầu thử nghiệm lại hỗ trợ nhưng vẫn tăng).

Có nhiều NĐT hiện đang đầu tư theo trường phái Break (vượt đỉnh), có nghĩa là họ chờ thị trường hoặc cổ phiếu vượt đỉnh rồi mới mua vào. Vì họ cho rằng phía trước sẽ có nhiều cơ hội hơn khi 1 cổ phiếu vượt đỉnh, không còn kháng cự, đỉnh cũ và cổ phiếu sẽ đi lên.

Breakout biểu hiện trạng thái tiếp tục tăng của chỉ số thị trường hoặc giá cổ phiếu

Breakout biểu hiện trạng thái tiếp tục tăng của chỉ số thị trường hoặc giá cổ phiếu

Ví dụ: Trong giai đoạn chỉ số VN-Index tăng trưởng và đạt đỉnh năm 2018. Chỉ số này đánh dấu xu thế tăng từ năm 2017 và điều chỉnh trong tháng 1/2018. Tuy nhiên, chỉ số đã đi lên và có giai đoạn đi ngang khi gặp ngưỡng kháng cự tạo bởi đỉnh trước đó sau phiên wash out hồi đầu tháng 2. Khi bứt ra khỏi vùng này, VN-Index đã tăng một mạch lên đỉnh hơn 1.200 điểm. Đây chính là breakout.

Dấu hiệu để nhận biết breakout trong chứng khoán là gì?

Hiện nay, có nhiều hiện tượng breakout sai xuất hiện trên thị trường, có thể xảy ra ngay trong phiên hoặc kể cả khi đóng cửa phiên mà tạo tín hiệu breakout, tuy nhiên sau đó đảo ngược xu hướng, điều này khiến cho các NĐT vào lệnh theo các tín hiệu sai và giá diễn biến không đúng kỳ vọng nên phải chịu thua lỗ. Do đó, để nhận biết đúng điểm breakout nhà đầu tư có thể tham khảo 1 số dấu hiệu sau đây:

Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc nhận biết đúng breakout

Khi theo chiến lược breakout, việc sử dụng giá đóng cửa, có thể là nến giờ, nến ngày hay nến tuần phụ thuộc vào khung giờ giao dịch mà nhà đầu tư lựa chọn là điều rất quan trọng. Vì giá đóng cửa là giá cuối cùng trong khung thời gian đó mà bên mua và bán cân bằng với nhau nên sẽ có mức tin cậy cao hơn so với giá đang khớp (realtime trên bảng điện tử). Đặc biệt, các nhà đầu tư cũng quan tâm và tham chiếu nhiều đến các nến đóng cửa nên cũng có sự tin tưởng hơn.

Nhà đầu tư nên đặt ra các ngưỡng lọc Để có thể nâng cao tính chính xác và tránh những tín hiệu nhiễu thì nhà đầu tư nên đặt ra các ngưỡng lọc bởi các ngưỡng lọc (threshold) cho điểm break là mức độ thường xuyên qua ngưỡng kháng cự/hỗ trợ theo chiều breakout mà giá đạt được.

Sử dụng thanh khoản để xác nhận breakout

Trên thực tế có thể hiểu một cách đơn giản, giao dịch breakout chính là việc bạn chấp nhận lao theo xu hướng hiện tại, mua chứng khoán giá cao rồi bán với mức giá cao hơn. Do đó, để làm cho các nhà đầu tư chấp nhận mua đuổi thì xu hướng phải rất mạnh. Chính vì vậy, yếu tố kỹ thuật để xác định được tiền vào thị trường có khỏe không, cầu mua lên hay cung bán xuống chính là tính thanh khoản.

Với nến breakout, nếu có sự xác nhận của thanh khoản thì cả chiều lên và chiều xuống sẽ có tính chính xác hơn, cụ thể là sự gia tăng của thanh khoản. Theo đó, phiên phá vỡ kháng cự phải kèm theo thanh khoản > 50% so với bình quân 20 phiên thì dễ có thể là breakout. Giá càng tăng mạnh, thanh khoản càng cao, giá càng tăng mạnh thì chính là tín hiệu đáng tin cậy.

Dùng các chỉ báo xác nhận breakout

Một trong những yếu tố quan trọng đối với breakout là sự xác nhận của các chỉ báo. Nếu giá tăng break kháng cự theo chiều tăng nhưng đi kèm với phân kỳ âm thì đây là tín hiệu cần đặt nghi vấn. Ngược lại, theo chiều giảm, giá phá vỡ hỗ trợ, đi kèm với một phân kỳ dương, trước khi đưa ra quyết định nhà đầu tư giao dịch giá xuống cũng nên cân nhắc và chậm lại 1 chút để tìm sự xác nhận từ các công cụ khác.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về điểm break trong chứng khoán. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc quan tâm đã hiểu rõ điểm breakout cũng như các dấu hiệu để nhận biết breakout trong chứng khoán để từ đó cân nhắc và có những tính toán phù hợp khi đầu tư. Chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC