Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Những điều mà ai cũng cần biết

0
Phân tích kỹ thuật

Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Vùng hỗ trợ hay Ngưỡng hỗ trợ trong tiếng Anh là Support hoặc Support Level. Vùng hỗ trợ là mức giá thấp nhất mà một chứng khoán có và không thể giảm xuống thấp hơn được nữa trong một khoảng thời gian sau đó.

Vùng kháng cự trong tiếng Anh là Zone Of Resistance hoặc Resistance Zone.

Vùng kháng cự là vùng giá mới đạt được khi giá của chứng khoán tăng lên cao hơn mức đỉnh dự kiến (hay được gọi là mức kháng cự) trong phân tích kỹ thuật.

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

  • Hỗ trợ và kháng cự là các mức, vùng hoặc ngưỡng nằm ngang kết nối các đỉnh cao của giá hoặc các đáy thấp của giá.
  • Hỗ trợ và kháng cự sẽ được hình thành khi giá thị trường đảo ngược, đổi hướng nhằm tạo ra các đỉnh hoặc đáy tiếp theo.
  • Các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ có khả năng lặp lại nhiều lần từ quá khứ cho đến tương lai.
  • Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự chính là vùng giao tranh lợi ích giữa 2 phe nên đây chính là khu vực cho thấy mức độ tâm lý của những nhà giao dịch tham gia vào thị trường.

Điểm khác biệt giữa vùng hỗ trợ và kháng cự 

Việc nhận biết các điểm khác biệt giữa vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp bạn rất nhiều trong các chiến lược đầu tư sau này. Vậy điểm khác biệt giữa vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? 

Điểm khác biệt giữa vùng hỗ trợ và kháng cự là:

  • Vùng hỗ trợ là mức giá mà một cổ phiếu không thể giảm xuống hơn được nữa trong một khoảng thời gian. Còn vùng kháng cự là mức giá mà tại đó giá cổ phiếu không thể vượt quá trong một khoảng thời gian.
  • Hiểu đơn giản thì mức hỗ trợ là mức giá sàn và mức kháng cự là mức giá trần trong một khoảng thời gian nhất định. Mức kháng cự thiết lập giá trần hay đỉnh giá còn mức hỗ trợ thiết lập giá sàn cho một cổ phiếu, một hàng hóa hoặc một loại tiền tệ.  Thời điểm mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự bị phá được các nhà đầu tư coi là cơ hội để giao dịch mua hoặc bán.
  • Hỗ trợ sẽ là các đáy và kháng cự sẽ là các đỉnh. 

Về cơ bản thì cả 2 đều giống nhau ở chỗ:

  • Mức hỗ trợ và mức kháng cự là hai khái niệm bổ sung cho nhau
  • Vì giá cả biến động theo chuỗi đỉnh và đáy và hướng đi của chúng sẽ giúp trader xác định xu thế thị trường.

Mục đích sử dụng kháng cự và hỗ trợ là:

  • Là các mốc đánh dấu tâm lý giao dịch
  • Thoát hàng nhanh chóng
  • Thiết lập điểm vào lệnh
  • Thiết lập điểm dừng lỗ

Lưu ý: Nếu mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ thì hỗ trợ sẽ chuyển thành kháng cự, ngược lại kháng cự sẽ chuyển thành hỗ trợ.

Lí do hình thành các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ

Kháng cự và hỗ trợ có thể bị phá vỡ hay không là điều không ai có thể chắc chắn. Tuy nhiên nó lại được dùng để kiểm tra tâm lý, cũng như thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư về tương lai.

Lí do hình thành các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ

Lí do hình thành các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ

Trong đó 2 yếu tố chính cấu thành nên ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là tâm lý thị trường và thói quen tiếc nuối quá khứ. Bạn có thể tham khảo cuốn sách “Phân Tích thị trường tài chính” của John Murphy để hiểu thêm. Với ngưỡng kháng cự, nếu càng có nhiều người tham gia khu vực này, hoặc mức này được thử rất nhiều lần sẽ càng làm cho các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trở nên có giá trị.

Ngoài vấn đề tâm lý, 1 điểm cần nói tới đó chính là giá cả được quyết định bởi cung và cầu. Khi 1 vùng giá được hình thành, đó là sự đồng thuận giữa phe mua và phe bán. Tức phe mua cho rằng X là mức giá hợp lý để mua vào và phe bán cũng thấy rằng X là mức giá hợp lý để bán ra. Khi cả 2 cùng đồng thuận cho rằng giá X là đáy rồi sẽ ngăn cản không cho giá bị đẩy thấp xuống nữa, nên đã hình thành cái được gọi là hỗ trợ. Và từ mốc này có hàng trăm hàng nghìn người tham gia, sau khi ngưỡng X được hình thành, sẽ đẩy giá tiếp tục lên cao hơn nữa như là Y.

Lúc này, những người tham gia muộn sẽ tiếc nuối mức giá X ở quá khứ và chờ giá quay lại để mua lại. Nếu tại đây sự đồng thuận giữa người mua và người bán vẫn tiếp tục tin tưởng mức X thực sự là hợp lý thì giá từ đây có thể tiếp tục được đẩy lên cao hơn. Tuy nhiên, nếu phe mua lúc này cho rằng giá này quá cao, họ muốn giá thấp hơn, nên sẽ chờ giá giảm xuống dưới X mới mua lại và lúc này đã khiến cho X không còn là vùng hỗ trợ mà đã biến thành kháng cự.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Hẳn là nhiều bạn còn thắc mắc và vẫn loay hoay tìm cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên ai cũng biết đường hỗ trợ và kháng cự chính là một vùng giá chứ chúng ta không thể xác định được mức giá cụ thể. Dĩ nhiên để đảm bảo không có những quyết định sai lầm trong giao dịch. Chúng ta phải xác định vùng hỗ trợ và kháng cự một cách chính xác nhất có thể. Cùng tìm hiểu ngay 8 cách xác định dưới đây.

Hệ thống đỉnh đáy trong quá khứ

Thường thì tại khu vực đáy trong quá khứ giá thường có xu hướng dừng đà giảm, ngược lại tại khu vực đỉnh trong quá khứ giá thường có xu hướng dừng đà tăng. Vì vậy đáy trong quá khứ được sử dụng làm ngưỡng hỗ trợ, đỉnh trong quá khứ được sử dụng làm ngưỡng kháng cự.

Ví dụ: VNIndex bật tăng tại khu vực đáy trong quá khứ, chưa có dấu hiệu vượt qua khu vực đỉnh trong quá khứ.

Ví dụ đỉnh đáy trong quá khứ

Ví dụ đỉnh đáy trong quá khứ

Mức tâm lý (Mức giá tròn)

Cung cầu thường tập trung tại các mức giá tròn (10, 15, 20, 100 ), do đó giá thường có xu hướng dửng đà tăng giảm tại đây. Hiện tượng này đó là do con người luôn có xuống suy nghĩ bảng các con số trồng với mục đích làm gọn các giảng thông tin cần phân tích. (VD 999 59 thường được vô thức chuyển sang 1000).

Ví dụ chỉ số VNIndex có ngưỡng kháng cự tại 1000 điểm. Từ tháng 10/2018-10/2019 có 8 lần tăng giá sát khu vực 1000 điểm sau đó giảm trở lại.

Ví dụ mức tâm lý

Ví dụ mức tâm lý

Kênh xu hướng

Kênh xu hướng được định nghĩa là 2 đường xu hướng phía trên và dưới của giá, trong đó 2 đường này song song. Đường phía trên là đường hỗ trợ, đường phía dưới là đường kháng cự của giá. Khi đó  diễn biến giá thường có xu hướng vận động giữa kênh xu hướng.

Vẫn trong ví dụ trên chỉ số VNIndex có kênh xu hướng được xác nhận thành công, qua đó chỉ số có khu vực hỗ trợ ở 940 điểm và khu vực kháng cự là 1000 điểm. Có thể sẽ dao động trong khoảng 940-1000 điểm.

Ví dụ kênh xu hướng

Ví dụ kênh xu hướng

Đường trung bình cộng MA và EMA

Có thể sử dụng các đường trung bình cộng MA và EMA làm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Lí do là bởi rất nhiều trader đã theo dõi các đường MA và EMA phổ biến và hành động trên đó. Và giá thường có xu hướng dừng đà tăng/ giảm tại đây.

Vẫn ví dụ ban đầu, chỉ số VNIndex vận động phía trên các đường trung bình cộng và lúc này chúng có tác động như một ngưỡng hỗ trợ. Trong 1 năm từ 8/2017-8/2018 chỉ số liên tục bật tăng sau khi chạm hệ thống trung bình cộng.

Ví dụ về đường MA và EMA

Ví dụ về đường MA và EMA

Dải Bollinger

Dải Bollinger là một chỉ báo trên đồ thị đường phát triển bởi John Bollinger để đo lường mức độ biến động của giá thị trường. Gồm 3 dải:

  • Dải giữa: đường trung bình cộng SMA20
  • Dải trên: SMA20+ ( 2 lần độ lệch chuẩn biến động giá trong 20 ngày)
  • Dải dưới: SMA20- ( 2 lần độ lệch chuẩn biến động giá trong 20 ngày)

Trong đó dải trên có tác động đến giá như mức kháng cự và dải dưới là một mức hỗ trợ. Khung thời gian sử dụng càng dài, ngưỡng kháng cự và hỗ trợ càng mạnh.

Ở ví dụ ban đầu VNIndex không có xu hướng cụ thể, đà tăng giảm ngắn hạn của chỉ số liên tục bị chặn đứng bởi dải trên/ dưới Bollinger.

Ví dụ về VNIndex

Ví dụ về VNIndex

Công cụ Fibonacci

Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui) được xây dựng trên tỷ lệ vàng 0.618. Các mức thoái lui trên Fibonacci lần lượt là 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 78.6%. Giá cổ phiếu trong quá khứ sẽ phản ứng theo quy luật này. Các ngưỡng Fibonacci được sử dụng như các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cho diễn biến giá của cổ phiếu.

Ví dụ về công cụ Fibonacci

Ví dụ về công cụ Fibonacci

Cách sử dụng Fibonacci Retracement là kéo từ đỉnh xuống đáy (để xem kháng cự) hoặc đáy lên đỉnh (để xem hỗ trợ) của sóng tăng giảm gần nhất. Chẳng hạn như cổ phiếu Vinamilk liên tục chạm các thang Fibonacci và giảm trở lại. Lúc này nó được dùng như các ngưỡng kháng cự.

Sử dụng vùng giá của bóng nến

Cách đơn giản nhất để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự  là sử dụng vùng giá của bóng nến. Chúng ta có thể xác định vùng hỗ trợ và kháng cự như sau: Tại đỉnh, vùng kháng cự là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá lúc đóng hoặc mở cửa. Còn tại đáy, vùng hỗ trợ sẽ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng hoặc mở cửa.

Sử dụng biểu đồ đường

Bạn có thể xác định vùng hỗ trợ giá và kháng cự bằng cách chuyển biểu đồ nến thành dạng biểu đồ đường (line chart). Với cách này bạn sẽ nối tất cả các điểm đóng cửa lại với nhau.

Khi đó biểu đồ nến sẽ chỉ có một đường nên sẽ dễ nhìn hơn rất nhiều. Khi đó có đỉnh và đáy sẽ hiện ra giúp bạn nhận ra được vùng kháng cự và vùng hỗ trợ hơn. Như vậy vùng kháng cự là vùng cao nhất và vùng hỗ trợ sẽ là vùng thấp nhất.

Phương pháp vẽ đường hỗ trợ và kháng cự tương đối

Ở phương pháp này, nguyên tắc đầu tiên khi vẽ đường hỗ trợ và kháng cự tương đối đó chính là việc không vẽ các đường hỗ trợ, kháng cự ở điểm cao nhất hoặc thấp nhất của râu nến. Thay vào đó vẽ đường ngay sát thân nến.

  • Với đường hỗ trợ thì nó đi qua giá đóng cửa của thân nến thấp nhất.
  • Với đường kháng cự thì nó đi qua giá đóng cửa của thân nến cao nhất.
Hình ảnh vẽ hỗ trợ và kháng cự thực tế

Hình ảnh vẽ hỗ trợ và kháng cự thực tế

Cùng nhìn hình ảnh sau để hiểu rõ hơn: 

Áp dụng chọn vùng hỗ trợ và kháng cự tốt

Áp dụng chọn vùng hỗ trợ và kháng cự tốt

Lý giải như sau:

  • Ban đầu, đặt đường hỗ trợ dưới 1, 3 và 5 ngay bên dưới thân cây nến ở vị trí 1. Tuy nhiên, tới khu vực 3 đã tạo ra một khu vực tương tự với khu vực 01 nhưng có thân nến thấp hơn. Nên bạn di chuyển đường Hỗ trợ xuống dưới giá đóng cửa của thân nến thấp nhất của khu vực 03 (như hình trên).
  • Không đánh dấu 4 và 6 như là vùng kháng cự là vì 4 và 6 là quá gần. Nếu để lựa chọn và chờ đợi, nên lựa chọn điểm số 02 chứ không phải là 2 mức này. Vì quá yếu để hình thành các mức kháng cự.
  • Ngay sau khi giá đâm thủng vùng hỗ trợ đi qua các điểm 1, 3, 5 chúng ta đã có một xu hướng giảm giá rõ rệt. Và trong dài hạn, đó là 1 lệnh Bán (Put – Sell)
  • Không sử dụng 7 và 8 như là vùng hỗ trợ và kháng cự vì giá dừng tại điểm số 07 không đủ mạnh để sử dụng nó như một vùng hỗ trợ. Tương tự 8 không đủ mạnh để thiết lập như một mức kháng cự tốt bởi khoảng cách quá ngắn và tín hiệu vô cùng yếu. 
  • Sau đó, chúng ta có một tình huống tương tự như đã thảo luận. 11 quá gần với 9, và 12 là quá gần 10. Trong mỗi trường hợp, đều nên lựa chọn các tín hiệu mạnh và chắc chắn hơn.
  • Khi giá lên đến 13 (tương đương mức kháng cự được sử dụng trên 10), có thể hy vọng giá sẽ đảo chiều, ngược lại, giá đã tiếp tục đà tăng mạnh.
  • Khi giá chạm tới khu vực 14 (chính là khu vực đi ngang vùng hỗ trợ 1, 3 và 5 trước đó), bạn cũng nên chờ đợi tín hiệu đảo chiều.
  • Mức kháng cự 15 dường như thuộc phạm vi của vùng 14, bởi nó thuộc phạm vi cây nến thuộc vùng 14 kết thúc. Và thực tế, khi tới khu vực này, giá đã đảo chiều trong ngắn hạn xuống khu vực 16 sau đó tiếp tục đi lên thử lại khu vực 14-15.
  • Ở khu vực 15 và 16, chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập vùng Hỗ trợ và kháng cự. Vì tại đó giá đã đảo chiều nhiều lần. Đó cũng sẽ là tín hiệu khi giá tiếp tục tiếp cận các khu vực này một lần nữa

Muốn áp dụng tốt các chiến lược đi kèm các vùng hỗ trợ và kháng cự, bạn nên sử dụng các vùng này kèm với các tín hiệu báo hiệu giá sẽ đảo chiều như:

  • Mô hình nến Bearis Engulfing
  • Mô hình nến Vai – Đầu – Vai
  • Mô hình nến Double Top
  • Mô hình nến Shooting Star.

Một khi giá phá vỡ đường kháng cự và tạo Đỉnh cao mới (New Overall High) thì bạn có thể sử dụng tín hiệu phân kỳ MACD và các mô hình nến kể trên để dự báo sớm khả năng đảo chiều. Việc sử dụng nhiều mô hình kết hợp với vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ đem đến hiệu quả cao hơn rất nhiều đấy.

Giao dịch hỗ trợ và kháng cự như thế nào cho hiệu quả

Hiểu được những khái niệm ở trên rồi. Tuy nhiên khi thực hành bạn lại băn khoăn không biết giao dịch hỗ trợ và kháng cự như thế nào cho hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Giao dịch hỗ trợ và kháng cự như thế nào cho hiệu quả

Giao dịch hỗ trợ và kháng cự như thế nào cho hiệu quả

Việc đầu tiên là bạn nên xác định các vùng kháng cự tiềm năng. Chú ý giao dịch cần phải đi theo đúng dòng chảy thị trường, hay bạn bắt buộc phải xác định đúng xu hướng. Chẳng hạn khi xu thế cấp 1 là xu thế tăng, bạn có thể chờ giá phản ứng tại các vùng hỗ trợ mạnh để mua vào. Nếu trong trường hợp giá đang trong 1 xu thế giảm, bạn có thể chờ giá lên tới các vùng kháng cự để bán ra.

Bên cạnh đó vẫn còn 1 số cách để giao dịch với kháng cự và hỗ trợ như sau:

  • Đặt lệnh tại vùng kháng cự và hỗ trợ
  • Đây là cách cơ bản nhất mà rất nhiều trader áp dụng và câu nói kinh điển nhất cho loại này chính là mua tại hỗ trợ và bán tại kháng cự.
  • Nhưng như trên có nói không phải vùng kháng cự hỗ trợ nào cũng là nơi để bạn giao dịch, nên khi vừa nhìn thấy kháng cự hay hỗ trợ ban đã vội vàng vào lệnh thì rất dễ bị thất bại.
Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự

Ví dụ 1:

  • Rõ ràng, vàng đã hình thành 1 kháng cự vô cùng cứng, tại khung D, nhưng cuối cùng vàng không thể nào trụ vững, đã bị phá vỡ và giảm hàng nghìn pip.
  • Do đó, để tăng xác suất thắng khi giao dịch, tốt nhất là nên kết hợp thêm với 1 số các chỉ báo hoặc các mô hình nến đảo chiều khác.
  • Nên kết hợp một số công cụ khác cùng kháng cự và hỗ trợ như: các mô hình nến đảo chiều, tín hiệu breakout từ đường trendline, các chỉ báo như RSI hay MACD cung cấp các dấu hiệu phân kỳ hay hội tụ…
  • Phương pháp này sẽ khả thi hơn so với phương pháp thứ 1, bởi vì ngoài các vùng kháng cự hỗ trợ thì các tín hiệu trên sẽ giúp khẳng định rõ ràng hơn về hành động giá, đặc biệt nếu tại các vùng kháng cự và hỗ trợ này xuất hiện các cây nến đảo chiều thì đây thực sự là điều kiện lý tưởng để bạn xem xét vào lệnh, không kể nó còn giúp bạn cắt lỗ gần hơn, chứ không phải chờ tới các mức kháng cự hỗ trợ tiếp theo mới cắt lỗ.

Để thấy cách thức này dễ “ăn tiền” từ thị trường hơn là phương thức số 1 hãy xem qua ví dụ dưới đây:

Ví dụ hỗ trợ và kháng cự

Ví dụ hỗ trợ và kháng cự

Ví dụ 2: 

  • Đây là ví dụ về đồng USDCAD, tại phần màu vàng này cũng chính là vùng kháng cự, giá của USDCAD đã thử đi thử lại rất nhiều lần, kết hợp với cây nến Pin Bar nếu bạn đặt lệnh Sell, chắc chắn bạn đã thu về được kha khá.
  • Chờ giá re-test lại các vùng kháng cự và hỗ trợ.
  • Càng thử vùng hỗ trợ kháng cự càng nhiều thì các mốc kháng cự hỗ trợ này sẽ càng có giá trị, Chính vì thế việc giá re-test các ngưỡng này cũng là 1 trong yếu tố cấu thành nên vùng kháng cự và hỗ trợ tiềm năng.
  • Đặc biệt với trường phái Price Action nếu tại đây xuất hiện các dạng nến Pin Bar hay Fakey sẽ là dấu hiệu tốt để tìm kiếm điểm vào lệnh, đồng thời cũng sẽ giảm thiểu rủi ro tối đa hơn.

Một số điểm lưu ý về vùng hỗ trợ và kháng cự

Phần cuối cùng chính là một số lưu ý về vùng hỗ trợ và kháng cự. Bởi đôi khi những điều tưởng đơn giản lại cực kỳ hữu ích với bạn. Cùng tìm hiểu ngay xem đó là gì nhé.

Lưu ý về vùng hỗ trợ và kháng cự

Lưu ý về vùng hỗ trợ và kháng cự

  • Trước tiên bạn đừng phức tạp hóa việc vẽ hỗ trợ và kháng cự, vì dù sao những mức này cũng chỉ là tương đối. Chúng có thể bị phá vỡ trong tương lai. Cũng đừng quá cố gắng vẽ nhiều vùng kháng cự và hỗ trợ, hay tập trung vào các vùng gần nhất và tiềm năng nhất.
  • Khi một vùng/ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, nó có thể trở thành một vùng/ngưỡng hỗ trợ mới và ngược lại.
  • Hãy cố gắng xác định vùng hỗ trợ và kháng cự ở các đồ thị thời gian dài trước (ngày, tuần, tháng). Bởi vì chúng có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với các ngưỡng ở đồ thị thời gian ngắn như 1 giờ, 30 phút, hay 15 phút.
  • Các vùng/ngưỡng hỗ trợ và kháng cự càng sát hiện tại thì càng đáng tin cậy. Vì thế, hãy luôn theo dõi và điều chỉnh các vùng/ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sao cho phù hợp với diễn biến mới nhất của thị trường.
  • Không phải lúc nào các đường hỗ trợ hoặc kháng cự mà bạn vẽ cũng chạm vào mức cao hoặc thấp ‘chính xác’ của các cây nến Nhật. Do việc vẽ kháng cự và hỗ trợ không phải là bộ môn khoa học, nên không cần phải quá chính xác. Chủ yếu dựa vào kỹ năng của từng trader, hay nói chính xác hơn đây là bộ môn mang tính nghệ thuật nên bạn chỉ có thể cải thiện điều này dựa trên sự luyện tập, kinh nghiệm thực chiến mà thôi.
  • Với hình thức giao dịch theo xu hướng Price Action, thì việc xuất hiện các cây nến Pin Bar hay Fakey đặt tại đúng vùng kháng cự và hỗ trợ là 1 trong những chiến lược giao dịch phổ biến và được yêu thích nhất.
  • Giao dịch hỗ trợ và kháng cự nên kết hợp cùng với các công cụ giao dịch bổ sung, như Chỉ báo Động lượng, mô hình nến đảo chiều để loại bỏ các tín hiệu nhiễu đồng thời cung cấp tín hiệu chính xác hơn để vào lệnh.

Kết luận

Qua bài viết này, có lẽ bạn đã hiểu được vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Bên cạnh đó, bạn còn biết thêm về điểm khác biệt giữa chúng, cách xác định, phương pháp vẽ, giao dịch và một số điểm lưu ý của vùng hỗ trợ và kháng cự. Vùng hỗ trợ và kháng cự cũng sẽ là công cụ tuyệt vời giúp bạn có thể vào lệnh chính xác hơn, xác định được đâu là điểm dừng lỗ và đâu là điểm chốt lời hợp lý. Chúc bạn thành công!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC