Ascending Triangle là gì? Đặc điểm của mô hình Ascending Triangle

0
Phân tích kỹ thuật

Ascending Triangle là gì?

Ascending Triangle dịch ra có nghĩa là Mô hình tam giác tăng dần. Mô hình tam giác tăng dần là một mẫu biểu đồ được sử dụng trong phân tích kĩ thuật, được tạo ra bởi các mức di chuyển của giá hình thành nên một đường nằm ngang theo các đỉnh đảo chiều và một đường xu hướng tăng được hình thành theo các đáy đảo chiều. Hai đường này tạo thành một hình tam giác. Các nhà giao dịch thường theo dõi các điểm đột phá từ các mô hình tam giác.

Mô hình Ascending Triangle

Mô hình Ascending Triangle

Yêu cầu của mô hình Ascending Triangle

Nắm được khái niệm về mô hình Ascending Triangle, nhưng yêu cầu của mô hình thì bạn lại không để ý. Vậy yêu cầu của mô hình này là gì?

Yêu cầu của mô hình Ascending Triangle 

Yêu cầu của mô hình Ascending Triangle

Yêu cầu của mô hình Ascending Triangle như sau:

  • Đầu tiên phải có tối thiểu hai đỉnh đảo chiều và hai đáy đảo chiều để hình thành các đường xu hướng của tam giác tăng. 
  • Tuy nhiên nếu càng có nhiều đỉnh và đáy đảo chiều thì đường xu hướng của tam giác tăng có tính đáng tin cậy hơn.
  • Một yếu tố quan trọng trong việc hình thành mô hình là khối lượng giao dịch. Mô hình tam giác là kiểu mô hình thu nhỏ lại nên khối lượng giao dịch sẽ có xu hướng giảm đi trong một tam giác tăng.

Đặc điểm của mô hình Ascending Triangle

Một số đặc điểm mà bạn cần lưu ý về mô hình Ascending Triangle (mô hình tam giác tăng). 

Mẫu hình tam giác tăng giá Ascending Triangle

Mẫu hình tam giác tăng giá Ascending Triangle

Cụ thể như sau:

  • Mô hình tam giác tăng có 2 đường xu hướng: 1 đường kháng cự nằm ngang ở phía trên và 1 đường hỗ trợ có xu hướng dốc lên trên theo chiều hướng đi lên nằm ở phía dưới. Đây cũng là lý do mô hình này mới có tên gọi tam giác tăng. Đương nhiên sẽ luôn có 1 vùng giá được nhốt ở trong 2 đường xu hướng này.
  • Xu hướng trước khi hình thành mô hình Ascending Triangle: Để đảm bảo tiêu chuẩn thì một xu hướng rõ ràng cần tồn tại và xu hướng này ít nhất kéo dài vài tháng, từ đó mô hình Ascending Triangle đánh dấu giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng sau điểm phá vỡ (breakout).
  • Đường xu hướng kháng cự nằm ngang: Có ít nhất 2 điểm đỉnh (high) để hình thành đường xu hướng kháng cự nằm ngang. Những điểm này không yêu cầu bằng nhau tuyệt đối mà chỉ cần xấp xỉ là được.
  • Đường xu hướng hỗ trợ hướng lên: Có ít nhất 2 điểm đáy (low) cần thiết để hình thành đường xu hướng hỗ trợ hướng lên. Những điểm này lần lượt cao dần và có một khoảng cách nhất định giữa chúng.
  • Thời gian phát triển mô hình: Thời gian phát triển mô hình có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng mà điển hình là 1 đến 3 tháng.
  • Khối lượng giao dịch: Khi mô hình phát triển thì khối lượng giao dịch thường giảm dần. Khi điểm phá vỡ (breakout) theo chiều hướng đi lên xuất hiện thì có sự mở rộng khối lượng giao dịch để xác nhận điểm phá vỡ.
  • Sự hồi lại điểm phá vỡ: Một quy tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật là mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ mới và ngược lại. Khi đường kháng cự nằm ngang của tam giác hướng lên bị phá vỡ thì nó trở thành đường hỗ trợ. Đôi khi giá hồi trở lại đường hỗ trợ mới này trước khi dao động mạnh theo chiều hướng lên.
  • Mục tiêu giá: Một khi điểm phá vỡ xuất hiện thì mục tiêu giá được tính bằng cách đo khoảng cách rộng nhất của mô hình rồi cộng với mức giá tại điểm phá vỡ.

Như nào là một mô hình Ascending Triangle đẹp

Khi bắt tay vào làm bạn thấy ngoài 3 mô hình tam giác thường được nhắc đến là: mô hình tam giác cân, mô hình tam giác giảm, mô hình tam giác tăng còn xuất hiện nhiều dạng biến thể khác. Đầy rẫy trong biểu đồ bạn nhìn hàng ngày sẽ là các dạng mô hình tam giác mở rộng như hình bên dưới có thể sẽ không đi theo quy tắc nào hết cả. Vậy như nào là một mô hình Ascending Triangle (mô hình tam giác tăng) đẹp?

Tam giác tăng đẹp

Tam giác tăng đẹp

Mô hình tam giác tăng đẹp là mô hình như sau:

  • Một mô hình tam giác tăng đẹp sẽ cần 1 đường kháng cự nằm ngang. Đường kháng cự phía trên, về mặt lý thuyết, sẽ là đường nằm ngang.
  • Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng sẽ hơi dốc một chút, nhưng không quá dốc, nếu dốc quá có thể biến hình trở thành mô hình tam giác cân, mô hình nêm hoặc mô hình cờ đuôi nheo.
  • Chủ yếu đường hỗ trợ sẽ phải là 1 đường trendline tăng sao cho các đáy tạo ra sẽ theo dạng cao dần lên. Và khi giá bắt đầu tạo đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau bằng hoặc gần bằng đỉnh trước thì mô hình tam giác tăng được hình thành. 
  • Giá phải chạm cạnh trên ít nhất 2 lần và chạm cạnh dưới ít nhất cũng 2 lần. Như vậy cần có ít nhất 4 lần đụng chạm vào nhau của giá với 2 đường xu hướng. 
  • Với dạng tam giác tăng và giảm 2 đường xu hướng thường không hội tụ tại 1 điểm mà chúng có thể phá ra trước khi điều này được hình thành, nghĩa là 2 cạnh này sẽ không nhọn, có thể vẫn còn hở. 
  • Với mô hình tam giác tăng cũng  phải được lấp đầy bởi giá chứ không phải khoảng trắng. Mô hình tam giác tăng dần sẽ mất khoảng bốn tuần hoặc lâu hơn để hình thành và không kéo dài quá 90 ngày.

Cách giao dịch với mô hình Ascending Triangle

Một phần quan trọng không kém chính là cách để giao dịch với mô hình tam giác tăng (mô hình Ascending Triangle). Vậy với mô hình này cách giao dịch sẽ như nào?

Cách giao dịch với mô hình Ascending Triangle

Cách giao dịch với mô hình Ascending Triangle

Đầu tiên khi bắt đầu quá trình dao động trong một phạm vi hẹp, đáy hình thành sau sẽ luôn ở vị trí cao hơn so với trước đó, cũng như đỉnh sau có thể bằng hoặc xấp xỉ đáy trước. Một khi có đầy đủ các điều kiện này thì mô hình tam giá tăng dần được hình thành. Các nhà đầu tư cần phác thảo 2 đường xu hướng ở phía trên và phía dưới. Phác thảo xong nếu thấy có đủ các tính chất của tam giác tăng dần thì các nhà đầu tư mới tiến hành đặt lệnh. Nhà đầu tư nên ưu tiên đặt lệnh chờ và đặt lệnh tại 2 hướng.

Ví dụ về mô hình tam giác tăng

Ví dụ về mô hình tam giác tăng

Với mô hình tam giác tăng xu hướng trước đó không phải là cái cần chú ý nhất. Bởi vì thông tin chúng đưa tới cho các bạn ngay sau khi giá phá vỡ rõ ràng hơn rất nhiều. Đó là thông thường tỷ lệ giá phá vỡ cạnh trên để tăng sẽ chiếm 77%. Trong khi đó, chỉ có 23% giá phá vỡ cạnh dưới để giảm, nên bạn có thể tham khảo các con số này để biết hướng vào lệnh.

Chính vì có tỷ lệ chênh lệch như vậy nên mô hình tam giác tăng luôn được xem là mô hình đầu cơ giá lên hay mô hình buy buy. Take profit vẫn tương tự là bạn sẽ đo khoảng cách từ đỉnh tới đáy sau đó gióng lên ở điểm giá phá vỡ. Tuy nhiên tất cả chỉ là tương đối nên nhiều khi đo xong nhưng giá có thể không tới được tận mức đó mà quay đầu đảo chiều. 

Để bạn có thể hình dung kĩ hơn cách để giao dịch với mô hình tam giác tăng, hãy tham khảo video hướng dẫn

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về mô hình Ascending Triangle (mô hình tam giác tăng) là gì và áp dụng hiệu quả trong các chiến lược đầu tư của mình. Chúc bạn thành công!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC