Mô hình hai đáy là gì? Đặc điểm và cách giao dịch

0
Phân tích kỹ thuật

Mô hình hai đáy là gì?

Mô hình 2 đáy trong tiếng anh gọi là mô hình Double Bottom. Đây là mô hình giá đảo chiều, thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và chuẩn bị biến 1 xu hướng giảm thành xu hướng tăng. 

Mô hình hai đáy là gì?

Mô hình hai đáy là gì?

Mô hình 2 đáy được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật. Điều này có nghĩa là khi bạn thấy mô hình hai đáy xuất hiện thì dự báo xu hướng tăng chuẩn bị diễn ra.

Mô hình hai đáy có hình dáng giống với ký tự “W”. Giá giảm xuống đáy thứ nhất và sau đó phục hồi cao hơn một chút trước khi quay trở lại tạo thành đáy thứ 2. Tiếp theo giá sẽ không thể đẩy xuống nữa, bên bán sẽ bỏ cuộc và giá tăng mạnh từ khu vực này. 

Cấu tạo mô hình hai đáy

Cấu tạo mô hình hai đáy

Cấu tạo mô hình hai đáy

Mô hình 2 đáy bao gồm 3 phần. Cụ thể như sau:

  • Đáy thứ nhất (mức giá đầu tiên từ chối): Thị trường bật lên cao hơn và hình thành mức dao động thấp. Ở đây, nó có thể là một sự thoái lui trong một xu hướng giảm.
  • Đáy thứ hai (mức giá từ chối thứ hai): Thị trường từ chối mức dao động thấp trước đó. Hiện tại, đang có áp lực mua, nhưng còn quá sớm để nói liệu thị trường có thể tiếp tục cao hơn hay không.
  • Phá vỡ đường viền cổ (một vùng kháng cự): Giá đã phá vỡ trên ngưỡng kháng cự và nó báo hiệu rằng người mua đang nắm quyền kiểm soát. Thị trường có khả năng tăng cao hơn.

Đặc điểm của mô hình hai đáy

Khi đã biết về khái niệm của mô hình hai đáy, bạn cần nắm được cả đặc điểm của mô hình này. Vậy đặc điểm của mô hình hai đáy là gì?

Đặc điểm của mô hình hai đáy

Đặc điểm của mô hình hai đáy

Nhìn qua hình trên, bạn có lẽ cũng hình dung được về mô hình hai đáy. Tuy nhiên đó chỉ là những mô tả cơ bản nhất. Để hiểu rõ hơn về mô hình hai đáy thì bạn cần biết về các đặc điểm.  Cụ thể như sau:

  • Hai đáy (Bottom 1 và Bottom 2) có thể nằm ngang nhau hoặc cao hơn hoặc thấp hơn nhau một chút. Khi nối hai đáy này sẽ tạo thành một đường nằm ngang hoặc hơi xiên một chút. Đường ngang này cũng chính là đường hỗ trợ sau này.
  • Ở giữa 2 đáy có một đỉnh tạm thời. Đây là mức điều chỉnh tự nhiên trong một xu hướng giảm khi giá di chuyển được một đoạn.
  • Một đường nằm ngang đi qua đỉnh tạm thời gọi là đường cổ (neckline) và đóng vai trò là một đường hỗ trợ. Đường cổ này cũng thường đi qua một đáy trước trong xu hướng giảm trước đó.
  • Sau khi đã hình thành mô hình hai đáy, tức là khi giá đã vượt lên xuyên qua đường cổ thì nó thường quay trở lại để test đường cổ. Khi test thành công thì xu hướng tăng mới hình thành. Khi này xác suất giá đảo chiều đi lên là rất cao.

Cách giao dịch với mô hình hai đáy

Thường các nhà đầu tư dùng mô hình hai đáy báo hiệu sự đảo chiều từ giảm sang tăng. Nếu bên bán không có khả năng nắm giữ thị trường. Thì đây là thời điểm tốt để nhà đầu tư có thể vào lệnh mua. Tuy nhiên, muốn biết mua ở điểm nào? Cách giao dịch với mô hình hai đáy ra sao?

Cách giao dịch với mô hình hai đáy

Cách giao dịch với mô hình hai đáy

Cụ thể, bạn theo dõi hướng dẫn cách giao dịch với mô hình 2 đáy dưới đây:

Bước 1: Xác định giai đoạn thị trường

Đầu tiên bạn phải xác định giai đoạn thị trường. Nhà đầu tư cần thực hiện điều này vì mô hình hai đáy chỉ thực sự có ý nghĩa khi xuất hiện một xu hướng giảm giá. Nếu mô hình đang trong xu hướng tăng hoặc đi ngang thì sẽ không phát huy được hết hiệu quả.

Bước 2: Hai đáy phải ngang bằng nhau hoặc chênh lệch nhỏ

Điều kiện tiên quyết thứ 2 chính là 2 đáy phải luôn bằng nhau. Tuy nhiên, không phải giá lúc nào cũng có thể đều nhau. Vì thế bạn có thể cho phép 2 đáy chênh lệch nhỏ nhưng không được quá 10 pip.

Bước 3: Mua khi giá vượt trên đường viền cổ

Khi bạn đã xác định rằng giai đoạn thị trường và giá đang trong xu thế đảo chiều tốt. Bạn chỉ cần đợi xác nhận giá có thật sự đảo chiều hay không bằng cách phá vỡ viền cổ.

Bước 4: Đặt lệnh, cắt lỗ, chốt lời

Khi giao dịch bạn phải nhớ quy tắc đặt cắt lỗ stop loss và chốt lời. Bạn cũng nên đặt chốt lời take profit dưới 2 đáy hay vùng hỗ trợ. Đặt lệnh buy phía bên trên đường viền cổ 1 chút. Chốt lời an toàn nhất là khi đặt tại điểm có khoảng cách bằng khoảng cách từ đường viền cổ đến đáy.

Để bạn có thể hiểu kỹ càng hơn về cách giao dịch mô hình hai đáy. Hãy thử tham khảo video gợi ý

Lưu ý khi áp dụng mô hình hai đáy

Ngoài việc nắm chắc được các đặc điểm và cách giao dịch của mô hình hai đáy. Bạn nên ghi nhớ những lưu ý nhỏ sau đây: 

Để giao dịch thành công khi giao dịch mô hình 2 đáy thì bạn cần phải đợi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần 

Cụ thể là:

– Một xu hướng giảm giá

– Hai đáy bằng nhau nằm ở hỗ trợ

– Đột phá đường viền cổ.

Luôn phải nhớ đặt cắt lỗ, chốt lời để giảm thiểu rủi ro khi thị trường đi sai xu hướng 

Thời điểm đặt lệnh tốt nhất là khi giá vượt đường viền cổ và quay lại restest mức kháng cự một lần nữa.

Những lỗi thường gặp

Một lỗi thường gặp nhất của trader mới là mua ở mức Break of neckline – phá vỡ đường viền cổ sau khi làm mô hình hai đáy hình thành. Vì nếu như thị trường đang trong một xu hướng giảm mạnh và cũng đang tạo thành một mô hình hai đáy không bền vững. Khi đó, thị trường có thể sẽ tiếp tục di chuyển thấp hơn cả mức đáy. 

Tình huống đó, bạn nên làm gì để tránh:

  • Thêm trung bình di chuyển (MA) 20 vào biểu đồ của bạn.
  • Nếu như dưới 20MA thì đừng mua ở mức Break of neckline. 

Bất cứ giao dịch nào cũng có rủi ro tiềm ẩn nhất định. Vì vậy hãy thật thận trọng trong những giao dịch của mình để không đem lại rủi ro lớn cho tài khoản của bạn. 

Kết luận

Mô hình hai đáy là một mô hình nến báo hiệu trước khả năng đảo chiều giá từ giảm sang tăng rất mạnh mẽ. Nếu biết kết hợp mô hình này với những mô hình nến đảo chiều sẽ mang lại được hiệu quả tuyệt vời trong giao dịch. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây hữu ích với bạn. 

Chúc bạn một ngày tốt lành!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC