Đường EMA là gì? Đặc điểm và cách sử dụng EMA hiệu quả nhất

0
Phân tích kỹ thuật

Đường EMA là gì?

Đường EMA trong tiếng anh là Exponential Moving Average. Đây là đường trung bình động hàm mũ. Dựa vào đường này các nhà giao dịch dễ dàng phân tích kỹ thuật cũng như đưa ra mức giá giao dịch hợp lý. Đường chỉ báo này nếu sử dụng hợp lý sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tính toán được sự biến động giá một cách chuẩn xác nhất và giảm thiểu được tình trạng nhiễu giá. 

Đường EMA là gì?

Đường EMA là gì?

Các nhà giao dịch thường ưu tiên sử dụng EMA hơn so với SMA. Bởi SMA chỉ áp dụng trọng số tính toán bằng nhau cho tất cả các chu kì. Trong khi EMA biến đổi trọng số phù hợp với từng giai đoạn. Từ đó đường giá được làm mịn mượt hơn.

Các nhà đầu tư thường hay chọn một số đường EMA là: EMA 14, EMA 20, EMA 50, EMA 100 và EMA 200. Tùy thuộc vào từng chiến dịch mà nhà đầu tư sẽ lựa đường EMA khác nhau để phân tích.

Đặc điểm của đường EMA 

Nắm chắc được các đặc điểm của EMA giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng phân tích và đưa ra quyết định tốt hơn. Vậy những đặc điểm của đường EMA mà bạn cần biết là?

Cụ thể những đặc điểm của đường EMA bạn cần nhớ là:

  • So với các chỉ báo khác, đây là công cụ có khả năng cung cấp dữ liệu mới nhất và nhanh nhất về sự biến động giá.
  • Việc sử dụng EMA sẽ không bị thay đổi dù cho loại bỏ hoặc thay đổi các số liệu cũ. Tin tức lại cập nhật nhanh hơn. Nhưng vì cập nhật giá quá nhanh EMA mà không thể kiểm soát được mức giá biến động ảo nên dễ xảy ra các trường hợp sai số. Thường thì sự sai số này bắt nguồn từ việc đảo chiều nhanh chóng của các tín hiệu giao dịch. 
  • Khi lựa chọn khung thời gian dài hơn thì EMA có khả năng quan sát kỹ hơn. Từ đó sẽ ít bị sai số. Nhưng có nhược điểm là không thể kiểm soát được các điểm đổi chiều.
  • Nếu lựa chọn khung thời gian ngắn thì EMA có thể sớm bắt theo xu hướng. Nhưng lại dễ mắc bẫy bởi các tín hiệu sai lệch.

Vai trò của đường EMA

Đường EMA được xem là công cụ chỉ báo quan trọng và được các nhà đầu tư sử dụng khá nhiều. Trong giao dịch Forex chỉ báo này có vai trò như sau:

Vai trò của đường EMA

Vai trò của đường EMA

Hỗ trợ các nhà đầu tư xác định được xu hướng thị trường

Vai trò đầu tiên chính là hỗ trợ các nhà đầu tư xác định được xu hướng thị trường. Vậy trước tiên, bạn nên biết đường EMA chia ra thành những loại nào?

Câu trả lời là đường EMA bao gồm: các đường ngắn hạn EMA 20, trung hạn EMA 50, EMA 100 và dài hạn là EMA 200.

  • Nếu đường giá cắt đường EMA20 theo hướng xuống thì xu hướng giá giảm ngắn hạn. Nếu cắt EMA20 theo hướng đi lên thì xu hướng giá tăng ngắn hạn.
  • Nếu đường giá cắt đường EMA 50, EMA 100 hướng xuống thì xu hướng giá giảm trung hạ. Nếu cắt EMA 50, EMA 100 theo hướng đi lên thì xu hướng giá tăng trung hạn.
  • Nếu đường giá cắt đường EMA200 theo hướng xuống thì xu hướng giá giảm dài hạn. Ngược lại xu hướng giá tăng dài hạn nếu đường giá cắt SMA200 theo hướng đi lên.

Giúp các nhà đầu tư xác định điểm vào lệnh cho chính xác

Vai trò tiếp theo của đường EMA là giúp các nhà đầu tư xác định điểm vào lệnh cho chính xác. Vậy dấu hiệu cụ thể sẽ như thế nào?

Nhìn vào đường EMA chúng ta đánh giá:

  • Khi đường EMA đi lên, đường giá nằm trên đường EMA chuyển hướng cắt xuống và chạm nhau. Đây là thời điểm các nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.
  • Nếu đường EMA dốc xuống và giá đang dưới EMA chuyển hướng đi lên. Khi đến điểm chạm nhau các nhà đầu tư nên vào lệnh bán.

Giúp xác định hỗ trợ kháng cự

Vai trò thứ 3 của đường EMA là giúp các nhà đầu tư xác định hỗ trợ kháng cự. Cụ thể như sau:

  • Nếu thấy đường EMA200 trong xu hướng tăng dài hạn nhưng vẫn nằm dưới đường giá. Sau đó giá giảm và chạm vào đường EMA200 thì đây là vùng hỗ trợ.
  • Nếu đường EMA200 trong xu hướng giảm dài hạn, và nằm dưới đường giá. Khi này nếu giá tăng lên và chạm vào đường EMA 200 thì đây là vùng kháng cự.

Công thức tính EMA

Công thức tính EMA

Công thức tính EMA

Cách tính EMA được áp dụng theo công thức sau:

EMA(n) = Gt x k + SMA(t-1) x (1-k)

Trong đó: 

  • Gt: giá của ngày hiện tại.
  • n: số chu kỳ mà trader chọn
  • SMA (t-1): chỉ số SMA của ngày trước đó
  • k = 2/( n+1)

Hiện nay có rất nhiều công thức tính EMA khác nhau. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì đã có các phần mềm hỗ trợ tính toán giúp bạn rồi. Cụ thể bạn có thể cài phần mềm MT4.

Cách cài đặt đường EMA trên MT4 và Tradingview

Như đã giới thiệu ở phần trên, đường EMA thực ra không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian tính toán đường EMA vì đã có phần mềm Tradingviewphần mềm MT4. Đương nhiên bạn hãy cài đặt chúng trước khi thao tác cài đặt đường EMA nhé.

Với phần mềm MT4

Cách cài đặt đường EMA trên MT4

Cách cài đặt đường EMA trên MT4

Bước 1: Vào mục Insert trong phần mềm MT4 > Indicators > Trend > Moving Average

Bước 2: Xuất hiện hộp thoại để cài đặt chỉ báo EMA thì tiến hành điều chỉnh các thông số giai đoạn sao cho thích hợp.

– Mục Method chọn Exponential, 

– Period chọn chu kỳ. 

– Ngoài ra bạn cũng có thể chọn màu, nét thanh, nét đậm tại mục Style.

Bước 3: Sau đó nhấn OK để xác nhận lại cài đặt.

Cài đặt đường EMA

Cài đặt đường EMA

Với phần mềm Tradingview

Đầu tiên bạn cần biết về Tradingview. Sau đó đăng ký tài khoản và vào chart.

Cài đặt đường EMA trên Tradingview

Cài đặt đường EMA trên Tradingview

Khi đã vào chart, bạn thực hiện 3 bước sau:

  • Bước 1: Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
  • Bước 2: Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “EMA”.
  • Bước 3: Sau khi ra kết quả, click vào dòng “Đường trung bình lũy thừa”.
3 bước cài đặt 

3 bước cài đặt

Đơn giản như vậy là bạn đã cài xong chỉ báo EMA. Khi tắt khung này chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá.

Cách sử dụng đường EMA hiệu quả nhất

Giao dịch theo phương pháp đảo chiều (Giao dịch theo xu hướng)

Xu hướng tăng

Ví dụ 1: Xu hướng tăng

Ví dụ 1: Xu hướng tăng

Trong một xu hướng tăng, giá sẽ nằm trên EMA => Buy khi giá hồi về gần EMA.

Xu hướng giảm

Trong một xu hướng giảm, giá sẽ nằm dưới đường EMA => Sell khi giá hồi lên đường EMA.

Thực hiện Sell khi giá hồi lên gần đường EMA

Thực hiện Sell khi giá hồi lên gần đường EMA

Giao dịch theo phương pháp phá vỡ (break out)

Mua khi giá phá vỡ xu hướng giảm

Mua khi giá phá vỡ EMA ở xu hướng giảm. Nếu điểm phá vỡ mạnh là một cây nến bao trùm tăng thì vị trí vào lệnh MUA là ngay cây nến sau đó. Xem ở ví dụ dưới đây.

Buy khi giá break đường EMA đi lên

Buy khi giá break đường EMA đi lên

Trong một số trường hợp, ở khung thời gian nhỏ hơn có xuất hiện dấu hiệu giảm. Khi đó bạn có thể mua ở vị trí giá retest đường EMA để tối ưu lợi nhuận.

Bán khi giá phá vỡ xu hướng tăng

Bán khi giá phá vỡ đường EMA ở xu hướng tăng. Nếu điểm phá vỡ mạnh là một cây nến bao trùm giảm thì vị trí vào lệnh BÁN là ngay cây nến sau đó.

Sell khi giá break đường EMA đi xuống

Sell khi giá break đường EMA đi xuống

Trong một số trường hợp, ở khung thời gian nhỏ hơn có xuất hiện dấu hiệu tăng. Thì bạn có thể bán ở vị trí giá retest đường xu hướng tăng để tối ưu lợi nhuận.

Giao dịch bằng tín hiệu giao cắt của 2 đường EMA

Kết hợp 2 đường EMA với khung thời gian ngắn và EMA trên thời gian dài sẽ cho một tín hiệu giao dịch chuẩn xác. Vì đường EMA với khung thời gian ngắn sẽ nắm bắt dao động giá nhanh hơn so với đường EMA trên thời gian dài.

Đường EMA25 cắt đường EMA100 đi lên

Đường EMA25 cắt đường EMA100 đi lên

– Nếu đường EMA ngắn cắt lên trên đường EMA dài đi lên thì xu hướng tăng mạnh => Buy.

– Nếu đường EMA ngắn cắt xuống dưới đường EMA dài đi xuống thì xu hướng giảm mạnh => Sell.

Đường EMA25 cắt đường EMA100 đi xuống

Đường EMA25 cắt đường EMA100 đi xuống

Sử dụng đa khung thời gian

Phương pháp này sử dụng đa khung thời gian để giao dịch, xác định xu hướng khung lớn hơn và tìm điểm vào lệnh ở khung nhỏ.

Nếu bạn giao dịch trên khung thời gian H4, thì bạn cần vào khung D để xác định xu hướng. Tương tự nếu giao dịch khung H1 thì vào H4 xác định xu hướng.

Một số lưu ý khi dùng đường EMA

Phần cuối trước khi kết thúc bài viết này, chúng tôi gợi ý bạn lưu ý những điều sau khi dùng đường EMA.

Một số lưu ý khi dùng đường EMA

Một số lưu ý khi dùng đường EMA

  • Nếu giá tiến nằm trên/ hoặc dưới EMA, nhưng sau đó giá lại vòng xuống dưới. Thì giá có xu hướng giảm hoặc tăng mạnh.
  • Nếu Giá tiến quá xa đường EMA thì phải chờ giá điều chỉnh về lại gần EMA mới tiền hành giao dịch.
  • Đường EMA nhanh hay các đường EMA có chu kỳ ngắn sẽ phản ứng nhanh hơn so với đường EMA chậm. Tuy nhiên chúng lại dễ bị phá vỡ hơn. 
  • EMA chính là các cản động sẽ luôn đi theo đường giá. EMA không được dùng để bắt đỉnh hoặc đáy 1 cách chính xác. Về bản chất EMA giúp trader giao dịch thuận xu hướng.
  • Đường EMA luôn có độ trễ. Đường SMA hữu dụng trong 1 thị trường sideway còn EMA hữu dụng trong thị trường có xu hướng rõ ràng.

Kết luận

Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về đường EMA. Bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, công thức, cách cài đặt và cách sử dụng đường EMA hiệu quả. Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng cần biết điều chỉnh và phối hợp các công cụ chỉ báo khác để ra kết quả chuẩn xác nhất. Chúc bạn thành công!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC