Room chứng khoán là gì? Một số thông tin về room chứng khoán

0
Kiến thức chứng khoán

Room trong chứng khoán là gì? Có nhiều người chưa nắm rõ về thuật ngữ room trong chứng khoán, thậm chí nhiều người còn lầm tưởng khái niệm này chỉ những phòng room chứng khoán đưa tin được các môi giới chứng khoán tạo ra, tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ về room chứng khoán và một số thông tin liên quan đến thuật ngữ này.

Room chứng khoán là gì?

Thuật ngữ về Room chứng khoán là gì?

Thuật ngữ về Room chứng khoán là gì?

Room chứng khoán (cột room) trong bảng giá chứng khoán chính là thuật ngữ biểu thị tỷ lệ (%) cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu.

Theo quy định:

  • Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng là 30%.
  • Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với các ngành khác là 49%.

Số cổ phiếu đã phát hành theo quy định đó chính là số cổ phiếu tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua.

Có 3 cột room trên bảng chứng khoán:

  • Cột room mua: Là số cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua.
  • Cột room bán: Là số cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài bán ra
  • Cột room còn lại: Thể hiện tỷ lệ cổ phiếu còn lại mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua.
Room chứng khoán thể hiện % sở hữu chứng khoán của khối ngoại

Room chứng khoán thể hiện % sở hữu chứng khoán của khối ngoại

Cạn room chứng khoán là gì? Mục đích khi quy định room chứng khoán

Khối lượng cổ phiếu bán ra cho các nhà đầu tư nước ngoài đã hết được gọi là chứng khoán hết room, bởi vì tổng khối lượng giao dịch mỗi ngày của các nhà đầu tư vượt quá tỷ lệ khối lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư được giao dịch hoặc đang nắm giữ mà không bán ra thị trường.

Trên thị trường chứng khoán, đều có quy định mức room chứng khoán (tỷ lệ %) cho mỗi loại cổ phiếu được phát hành ra trong tổng số cổ phiếu được giao dịch. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mua được thêm nếu chứng khoán đã cạn room.

Việc quy định mức room chứng khoán là uy định nhằm mục đích tránh việc nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, cạn room chứng khoán sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như biến động giá của cổ phiếu giảm mạnh do mất đi nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài. Giá cổ phiếu lúc này chỉ có thể trông chờ vào các nhà đầu tư trong nước.

Những trường hợp nào sẽ được nới room?

Hoạt động cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu thêm cổ phiếu của những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được gọi là nới room chứng khoán. Nới room chứng khoán có thể được thực hiện đồng loạt ở tất cả các doanh nghiệp hoặc tại các nhóm ngành hoặc doanh nghiệp cụ thể nào đó.

Ví dụ: Hiện tại, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk đã nâng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại từ 49% lên mức tối đa là 100%, có nghĩa rằng việc khối ngoại không còn bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần với Vinamilk như trước đây. Điều này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài nếu có đủ vốn có thể thâu tóm toàn bộ Vinamilk.

Kết luận

Trên đây là những nội dung liên quan đến room trong chứng khoán là gì, chứng khoán khi nào hết room và trong trường hợp nào thì được nới room. Thị trường chứng khoán sẽ được bình ổn nếu quản lý room tốt. Hiện nay với nghị định nới room được triển khai hy vọng thị trường chứng khoán sẽ có nhiều bước tiến mới. Hy vọng qua bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc quan tâm những kiến thức hữu ích.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC