Chỉ số GOS là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số GOS trong chứng khoán

0
Kiến thức chứng khoán

Chỉ số GOS chứng khoán là gì?

Chỉ số GOS trong chứng khoán

Chỉ số GOS trong chứng khoán

GOS (Gross On Sales) có nghĩa là lợi nhuận gộp. Chính là sự chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán tương ứng với doanh thu.

GPM (Gross Profit Margin) có nghĩa là biên lợi nhuận gộp hay tỷ suất lợi nhuận gộp. Nó được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng (hoặc doanh thu đang vận hành). 

Công thức tính chỉ số GOS chứng khoán

Để tính được lợi nhuận gộp, ta có công thức như sau:

GOS = Doanh thu – Giá vốn bán hàng

Qua đó, ta cũng tính được tỷ suất lợi nhuận gộp như sau:

GPM = GOS/Doanh thu x 100%

Hoặc trong một số trường hợp, doanh thu thuần thay thế doanh thu, thì ta có công thức:

GPM = GOS/Doanh thu thuần x 100%

Ví dụ: Một cái áo có giá 60,000 đồng được bán với giá 110,000 đồng. Ta có thể tính được tỷ suất lợi nhuận gộp cái áo này như sau:

Lợi nhuận gộp = 100.000 đồng – 60.000 đồng = 50.000 đồng

Từ đó, ta tính được:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = 50.000 đồng / 100.000 x 100% = 45,5%

Như vậy tỷ suất lợi nhuận gộp của áo này là 45,5%.

Lưu ý: Tỷ suất lợi nhuận gộp cần được tính toán Cần dựa trên giá chưa bao gồm thuế để tính tỷ suất lợi nhuận gộp. Và cần chuyển về giá vốn chưa có thuế để tính nếu giá vốn đó đã bao gồm thuế.

Cách tính như sau: 

Giá chưa bao gồm thuế = Giá đã bao gồm thuế : (1 + Thuế suất hiện hành)

Ý nghĩa của chỉ số GOS chứng khoán

Để đánh giá được hiệu quả của 1 công ty các chuyên gia tài chính sẽ theo dõi các lớp lợi nhuận, bao gồm: Lợi nhuận gộp (GOS), lợi nhuận hoạt động và thu nhập ròng. Thông tin về lợi nhuận của 1 công ty sẽ được cung cấp qua mỗi cấp độ.

Ý nghĩa của chỉ số GOS chứng khoán

Ý nghĩa của chỉ số GOS chứng khoán

Cấp độ đầu tiên để giúp các chuyên gia nhận biết được công ty đó tạo ra sản phẩm tốt như thế nào hoặc so với các đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả cung cấp các dịch vụ ra sao chính là lợi nhuận gộp. Tỷ suất này được tính bằng lợi nhuận gộp chia doanh thu, cho số liệu %, qua đó các chuyên gia sẽ so sánh các mô hình kinh doanh với một số liệu có thể định lượng.

Thông qua chỉ số GPM, có thể biết được mỗi đồng doanh nghiệp thu nhận về và tạo được số lượng đồng thu nhập là bao nhiêu. Trong cùng ngành, chỉ số GPM rất hữu ích khi làm phép so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau

Doanh nghiệp nào có GPM cao chứng tỏ so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đó có lãi tốt và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn.

Để có thêm những phân tích về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Ngoài chỉ số GOS thì chỉ số EPS – Lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu cũng là một chỉ số mà nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm.

Ví dụ: Từ việc bán nội thất, công ty sản xuất S sẽ kiếm được 1 tỷ VNĐ doanh thu, đồng thời mất khoảng 450 triệu VNĐ chi phí cho gia công, sản xuất,…

Như vậy:

GOS = 1 tỷ – 450 triệu = 550 triệu VNĐ

GPM = 550/1 tỷ x 100% = 55%

Chứng tỏ, cứ bỏ ra 1 triệu VNĐ thì công ty S sẽ thu được 550.000 VNĐ lợi nhuận gộp.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin về chỉ số lợi nhuận gộp GOS chứng khoán cũng như cách tính và ý nghĩa của chỉ số này. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm sẽ trang bị được thêm những kiến thức hữu ích, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC