Sóng chứng khoán là gì? Lý thuyết sóng chứng khoán Elliott cơ bản

0
Kiến thức chứng khoán

Khi đầu tư chứng khoán và forex, tiền ảo, sóng Elliott luôn nằm trong top những chỉ số indicators được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Đây là một trong những mô hình phân tích kỹ thuật được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi nhất. Vậy sóng Elliott chứng khoán là gì, khi đếm sóng Elliott cần tuân thủ những quy tắc bắt buộc nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Sóng chứng khoán là gì?

Sóng chứng khoán là một phần của hệ thống sóng Elliott, đây là một công cụ rất phổ biến dùng để phân tích thị trường và được nhiều nhà đầu tư ứng dụng, trong đó có cổ phiếu. Những nguyên lý cơ bản mà sóng Elliott đưa ra là dựa vào nền tảng lý thuyết Dow Jones và quá trình quan sát các mẫu hình sóng lặp đi lặp lại.

Sóng Elliott trong chứng khoán

Sóng Elliott trong chứng khoán

Lịch sử của sóng chứng khoán Elliott

Lý thuyết sóng Elliott được đặt theo tên của người đã phát minh ra nó – Ralph Nelson Elliott (1871 – 1948). Ông là một vị kế toán chuyên nghiệp và là tác giả nổi tiếng người Mỹ.

Sóng Elliott được hình thành dựa trên quan điểm “Kết quả của diễn biến tâm lý đám đông chính là sự hình thành các mô hình và xu hướng của giá thị trường”. Thông thường, các hành vi tự nhiên và diễn biến tâm lý của đám đông luôn tuân theo 1 chu kỳ nhất định, lúc thì hưng phấn, lúc thì vui vẻ, có lúc lại bi quan, buồn chán. Do đó, giá cũng có những chuyển động của tuân theo 1 chu kỳ tăng giảm lên xuống như vậy. Các chu kỳ tăng giảm này được xác định bởi những mô hình khác nhau, và thường được tác giả gọi là sóng, và được lặp đi lặp lại.

Trong thị trường chứng khoán, lý thuyết sóng Elliott được sử dụng rất phổ biến, trong giao dịch nó được thể hiện qua biểu đồ của các nhà đầu tư. Ralph đã xác định một số mô hình chuyển động và kết hợp chúng lại với nhau để tạo thành mẫu hình lớn với thời gian dài hoặc ngắn khác nhau. Có tất cả 144 sóng nhỏ trong một sóng hoàn chỉnh.

Lý thuyết sóng chứng khoán Elliott cơ bản

Lý thuyết sóng chứng khoán Elliott

Lý thuyết sóng chứng khoán Elliott

Theo nguyên tắc sóng Elliott, 1 xu hướng (tăng/giảm) được chia thành 2 pha: Pha dịch chuyển theo xu hướng chính (Motive phase) và pha điều chỉnh (Corrective phase). Trong đó, pha điều chỉnh gồm có 3 sóng và pha dịch chuyển theo xu hướng chính gồm có 5 sóng:

  • Sóng đẩy (Impulse waves) là pha tăng với 5 sóng đầu tiên: Trong đó, có sóng 2 và 4 là các sóng giảm còn lại các sóng 1, 3 và 5 là các sóng tăng.
  • Sóng điều chỉnh (corrective waves) là mô hình 3 sóng cuối: Trong đó sóng giảm có sóng A và C còn sóng B là sóng tăng.

Bên cạnh đó, nguyên lý sóng còn cho biết: Có tồn tại các cấp độ sóng khác nhỏ hơn (trong sóng có sóng) trong sóng, ngoài ra sóng cũng được chia thành các cấp độ khác nhau, từ những sóng nhỏ cho đến sóng lớn (chỉ vài phút hoặc có thể kéo dài đến cả trăm năm).

Quy tắc cơ bản của sóng Elliott

Nhà đầu tư có xác định đúng thị trường hoặc cổ phiếu qua những hướng dẫn và quy tắc đếm sóng cụ thể:

Khi đếm sóng Elliott có 3 quy tắc (3-Rule) bắt buộc là:

  • Không được hiệu chỉnh sóng 2 vượt quá điểm bắt đầu của sóng 1.
  • Sóng ngắn nhất không bao giờ là sóng 3.
  • Sóng 4 không được đi vào khu vực của sóng 1.

Có 3 hướng dẫn (3-Guideline) quan trọng khi đếm sóng như sau:

  • Khi sóng 3 dài nhất thì sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1.
  • Cấu tạo sóng 2 và sóng 4 có thể thay thế nhau – Nếu sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản và phẳng (fiat) thì sóng 2 là sóng hiệu chỉnh phức tạp và mạnh (sharp) hoặc ngược lại.
  • Sau khi 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh thường kết thúc tại vùng đáy trước đó của sóng 4.

Các đặc điểm cần lưu ý của sóng 3

Dựa vào quy tắc đếm sóng và những giao dịch thực tế, có thể thấy sóng quan trọng nhất là sóng 3. Giá thường dịch chuyển mạnh mẽ theo xu hướng chính và tạo ra nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư khi sóng 3 xuất hiện. Sóng 3 có thể rộng gấp 1.618 lần sóng 1. Thậm chí, trong 1 vài trường hợp hy hữu, so với độ dài sóng 1 sóng 3 còn mở rộng lên tới 2.618 lần. Do đó, có 3 đặc điểm của sóng mà nhà đầu tư cần lưu ý sau đây:

Tuân thủ đúng quy tắc đếm sóng

Các nhà đầu tư cần nắm vững quy tắc đếm sóng để xác định được chính xác sóng 3. Phạm vi của sóng 2 không hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1 và sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất, đây chính là 2 quy tắc đếm sóng tối thiểu và quan trọng nhất.

Sử dụng phân tích đa khung thời gian

Khi sử dụng bất kỳ kỹ thuật phân tích nào để phân tích đồ thị thì việc nhìn được bức tranh tổng thể sẽ giúp bạn có góc nhìn bao quát và chính xác hơn. Xu hướng và các tín hiệu kỹ thuật trong khung đồ thị dài sẽ rõ ràng hơn nhiều, đồng thời so với các khung ngắn hơn thì khung dài ít gặp phải tín hiệu nhiễu hơn. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng nguyên tắc này cho việc đếm sóng Elliott.

Kiên nhẫn và chờ đợi xác nhận khối lượng

Tuy sóng 3 rất có sức hấp dẫn để giao dịch, thế nhưng để săn được thì không hề dễ dàng. Do đó, nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ thời điểm kết thúc sóng 2 (đó có thể là tín hiệu đảo trend), đồng thời không được giảm phạm vi sóng 2 dưới điểm bắt đầu của sóng 1. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch cũng tăng lên bởi sự dịch chuyển giá lớn luôn đi kèm với sóng 3 luôn, đây cũng chính là thời điểm giao dịch sôi động nhất.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về sóng Elliott trong chứng khoán cũng như những nguyên tắc cơ bản của sóng Elliott trong chứng khoán. Hy vọng với những kiến thức trong bài viết, bạn đọc đã trang bị được thêm cho mình những kiến thức hữu ích. Qua đó giúp cho việc đầu tư được thuận lợi và sinh lời nhanh chóng. Chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC