Quy định của pháp luật về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán tại Việt Nam

0
Kiến thức chứng khoán

Tự doanh chứng khoán là gì?

Tự doanh chứng khoán (Self Trading) được định nghĩa tại Khoản 30, Điều 4, Luật Chứng khoán năm 2019 như sau: “Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình”.

Đây là nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán.

Công ty Chứng khoán thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC để thực hiện tự doanh.

Tự doanh chứng khoán

Tự doanh chứng khoán

Hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh chứng khoán 

Có hai hình thức giao dịch chính trong hoạt động tự doanh chứng khoán.

Giao dịch trực tiếp

Là giao dịch được thực hiện thông qua sự thương lượng giữa hai công ty chứng khoán hoặc giữa một khách hàng với công ty chứng khoán. Các loại chứng khoán đăng ký giao dịch tại thị trường OTC là đối tượng của các giao dịch trực tiếp.

Giao dịch gián tiếp

Công ty chứng khoán đặt các lệnh giao dịch mua/bán chứng khoán trên Sở giao dịch và lệnh đó có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào mà không được xác định trước.

Mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán

Để thu chênh lệch giá cho chính mình

Công ty chứng khoán khi triển khai nghiệp vụ tự doanh, khả năng sinh lời của họ sẽ cao hơn các nhà đầu tư khác bởi họ là tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp và có lợi thế về thông tin và khả năng phân tích, định giá chứng khoán,… Tuy nhiên, các công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Dự trữ để đảm bảo khả năng cung ứng

Các công ty chứng khoán sẽ phải tính toán để xác định khối lượng chứng khoán cần mua để dự trữ, đảm bảo nguồn cung ứng trong các trường hợp cần thiết, bởi họ có trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường cũng như đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp.

Điều tiết thị trường 

Khi giá chứng khoán biến động, khiến cho các hoạt động cung của thị trường chứng khoán bị bất động. Điều tiết thị trường sẽ được thực hiện nếu các công ty thông qua một tổ chức cụ thể (Hiệp hội chứng khoán) và liên kết với nhau.

Yêu cầu đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Các công ty chứng khoán cần đáp ứng các yêu cầu sau đây khi triển khai nghiệp vụ này:

Tách biệt quản lý

Cần tách biệt nghiệp vụ tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán khi công ty chứng khoán thực hiện đồng thời 2 nghiệp vụ này, bao gồm về con người, vốn, tài sản và quy trình nghiệp vụ

Ưu tiên khách hàng

Các công ty chứng khoán có thể dự đoán được diễn biến của thị trường bởi khả năng tiếp cận thông tin trên thị trường. Do đó, các công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ này, để đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng khi giao dịch chứng khoán. Có nghĩa là lệnh giao dịch của công ty chứng khoán phải xử lý sau lệnh giao dịch của khách hàng.

Bình ổn thị trường

Hoạt động tự doanh của các công ty nhằm mục đích bình ổn giá cả thị trường. Hoạt động tự doanh được tiến hành bắt buộc theo luật định. 

Hoạt động tạo thị trường

Các chứng khoán mới được phát hành chưa có thị trường giao dịch. Các công ty chứng khoán thông qua việc mua và bán thực hiện tự doanh chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp hai, để tạo thị trường cho các chứng khoán này. Còn các nhà tạo lập trên những thị trường chứng khoán phát triển tạo thị trường bằng cách sử dụng nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường OTC.

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật

Nguồn vốn và các vấn đề liên quan của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được pháp luật Việt Nam quy định như sau:

Quy định về vốn pháp định

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, vốn pháp định cho nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là: “b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;”

Quy định về hoạt động tự doanh chứng khoán

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán trong hoạt động của công ty chứng khoán được quy định tại Điều 22, Thông tư số 121/TT-BTC như sau:

“1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.

  1. Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.
  2. Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán:
  3. a) Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch;
  4. b) Mua, bán cổ phiếu của chính mình.
  5. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
  6. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.
  7. Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.
  8. Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng chiều cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.”

Quy định về tài khoản tự doanh chứng khoán

Hướng dẫn thực hiện Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn giao dịch chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành tại Điểm 2.3, mục 2, Công văn số 2327/UBCK-PTTT như sau: “Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh chỉ được phép mpr một tài khoản giao dịch tự doanh chứng khoán tại chính công ty chứng khoán và không được phép mở bất cứ tài khoản tự doanh nào tại các công ty chứng khoán khác.”

Các bước thực hiện tự doanh chứng khoán

Trên thực tế, không có một quy trình chuẩn hay bắt buộc nào đối với hoạt động tự doanh chứng khoán. Các công ty chứng khoán sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp tùy theo cơ cấu tổ chức của mình. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư

Phải xác định rõ chiến lược của các công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh là chủ động, thụ động hay bán chủ động, đầu tư vào ngành, lĩnh vực nào?

Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư

Cơ hội đầu tư của các công ty chứng khoán có thể tìm kiếm trên thị trường phát hành và thị trường lưu thông, thị trường chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết.

Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng, cơ hội đầu tư

Bộ phận tự doanh sẽ thực hiện bước này. Để đưa ra các kết luận về số lượng, giá cả, thị trường… có thể kết hợp với bộ phận phân tích, thẩm định.

Bước 4: Thực hiện đầu tư

Các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán sẽ do bộ phận tự doanh sẽ triển khai thực hiện tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Quản lý đầu tư và thôi hồi vốn

Việc theo dõi các khoản đầu tư cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới sẽ do bộ phận tự doanh đảm nhiệm:

  • Theo dõi các biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, biến động kinh tế,… đối với trái phiếu
  • Theo dõi danh mục dựa trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, thực trạng cổ phiếu đang nắm giữ, định giá đối với cổ phiếu, để ra quyết định bán đi hay tiếp tục nắm giữ.

Phân biệt tự doanh chứng khoán với môi giới chứng khoán

Tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán là hai nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. Bảng sau sẽ cung cấp thông tin giúp bạn phân biệt rõ hai nghiệp vụ này:

Tiêu chí Môi giới chứng khoán Tự doanh chứng khoán
Khái niệm Theo Luật Chứng khoán 2019: “Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng” Là việc công ty chứng khoán thực hiện giao dịch mua/bán chứng khoán cho chính mình
Vai trò công ty chứng khoán Hưởng hoa hồng bằng cách làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng Sử dụng chính nguồn vốn của công ty để kinh doanh
Vốn pháp định 25 tỷ đồng Việt Nam 100 tỷ đồng Việt Nam

Tình hình nghiệp vụ tự doanh chứng khoán tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, hoạt động này diễn ra khá sôi nổi. Trong quý 4/ 2020, tự doanh chứng khoán đạt con số lợi nhuận cao, đóng vai trò lớn trong lợi nhuận hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán trong năm 2020 (Theo thông tin trên Tạp chí điện tử VnEconomy – Cơ quan của Hội khoa học kinh tế Việt Nam).

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của SSI, trong quý 4/2020 mảng tự doanh của công ty này doanh thu thuần đạt 550,5 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận thuần là 237,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 115 tỷ đồng hồi quý 4/2019. Trong quý cuối năm 2020, danh mục tự doanh của SSI đã tăng rất mạnh. Cụ thể, HPG tăng 57%, VHM tăng 18%, FPT tăng 18% và STB tăng 22,4%. Tại thời điểm cuối kỳ, SSI vẫn bao gồm HPG, FPT, EC, PLX, TDM, MWG và OPC. 

Bên cạnh đó, trong quý 4/2020 một vài công ty như TCBS, MBS và AGR vẫn có sự sụt giảm. Cụ thể, Công ty Chứng khoán MB – MBS đạt 27,6 tỷ đồng lãi bán chứng khoán, tuy nhiên so với cùng kỳ mảng trái phiếu sụt giảm mạnh (chỉ lãi 5,7 tỷ đồng) gây ảnh hướng lớn đến tự doanh của MBS. Đầu tháng 9/2020, Nghị định 81/2020/NĐ-CP siết thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã có hiệu lực gây cản trở cho những công ty chứng khoán hoạt động mạnh trong mảng tự doanh trái phiếu. 

Tự doanh chứng khoán năm 2021

Tự doanh chứng khoán năm 2021

Nghiệp vụ này của các công ty chứng khoán đã trở lại với trạng thái mua ròng năm 2021. Cụ thể, phiên chỉ số VN-Index tái lập đỉnh hơn 1.200 điểm, khối tự doanh ghi nhận giá trị mua ròng 208 tỷ đồng, bao gồm mua ròng 239 tỷ đồng qua khớp lệnh trong phiên giao dịch tháng 3 (18/3). Trong đó, cổ phiếu ngành ngân hàng, thực phẩm và đồ uống có lượt mua mạnh nhất, và bất động sản là nhóm ngành bán ròng mạnh nhất (Theo thông tin trên Chuyên trang Đầu tư chứng khoán)

Ông Lê Quang Minh – Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Mirae Asset chia sẻ, các quỹ ETF như VN30, Diamond có dòng tiền đổ vào rất mạnh. VFMVN Diamond huy động ròng 60 triệu USD và VFMVN30 huy động ròng 56,1 triệu USD, từ ngày 1/3 – 16/3/2021. Theo lý giải của ông Lê Quang Minh, có khả năng tự doanh đang được các công ty chứng khoán đang mua để tạo “kho” cho các quỹ chỉ số ETF này.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng, tỷ trọng hoạt động phòng hộ (hedge) và đầu cơ chênh lệch giá (arbitrage) được nâng lên nhiều từ khi xuất hiện thị trường phái sinh và chứng quyền, nhằm mục đích phòng hộ cho phái sinh, chứng quyền và kinh doanh chênh lệch giá. Các hoạt động phòng hộ là một phần khiến cho khối tự doanh mua ròng tăng cao, đồng thời là kinh doanh chênh lệch giá cho thời điểm đáo hạn phái sinh.

Kết luận

Qua những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc quan tâm đã phần nào nắm được khái niệm và những quy định của pháp luật về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình phân tích và đầu tư trên thị trường chứng khoán. Chúc bạn thành công!

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC