Phương pháp tiết kiệm tiền kiểu Nhật – Kakeibo 

0
Tiết kiệm tiền

Nguồn gốc ra đời của phương pháp Kakeibo 

Kakeibo hay còn gọi là sổ quản lý chi tiêu gia đình, Kakeibo là phương pháp quản lý tài chính của người Nhật Bản do nữ nhà báo Motoko Hani sáng tạo ra, việc nhận thấy rằng sự quan trọng của việc ổn định tài chính là một điều tất yếu đối với cuộc sống nên bà Mokoto đã cho đời cuốn sổ chi tiêu dành riêng cho các bà nội trợ.

Kakeibo - Phương pháp quản lý chi tiêu của người Nhật

Kakeibo – Phương pháp quản lý chi tiêu của người Nhật

 

Cuốn sổ được xuất bản trên tạp chí vào năm 1904 và từ đây Kakeibo đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Nhật, đã đồng hành cùng họ trong việc xây dựng kế hoạch quản lý chi tiêu.

Lợi ích mà phương pháp Kakeibo mang lại 

Kể từ khi ra mắt phương pháp chi tiêu ghi lại bằng việc viết lách Kakeibo đã nhận được sự ủng hộ rất nhiều của người dân Nhật và nhiều nơi trên thế giới. Hiệu quả mà phương pháp này mang lại đã làm thay đổi những thói quen chi tiêu rõ rệt của mọi người. 

Tường thuật lại việc chi tiêu một cách chi tiết 

Người Nhật cho rằng việc ghi nhớ những thói quen hoạt động diễn ra thường ngày không thể nào chính xác 100% bởi vậy họ không bao giờ đặt niềm tin vào “trí nhớ”. Việc hoạt động được diễn ra chi tiết được lưu lại trên giấy tờ thì lại khác, nó có thể tường thuật lại chi tiết quá trình diễn ra một cách cụ thể. Đối với việc chi tiêu cũng vậy thói quen ghi chép lại giúp họ nhìn nhận lại được quá trình chi tiêu của bản thân như thế nào từ đó có phương pháp riêng để điều chỉnh lại hoạt động chi tiêu của mình sao cho tiết kiệm nhất

Kakeibo giúp tập trung hình thành thói quen chi tiêu dựa trên giấy tờ

Cũng giống như các loại hình ghi nhớ thu chi khác có thể là sử dụng app chi tiêu trên điện thoại, có thể là lập bảng excel giúp quản lý ngân sách những loại hình này đều phục vụ mục đích ghi nhớ tiền bạc, quản lý chi tiêu cá nhân. Thế nhưng Kakeibo không phụ thuộc công nghệ, đây là một cách ghi chép truyền thống giúp bạn hình thành thói quen ghi chép tương thuật cá nhân hình thức này phát triển sự tập trung của người dùng bằng hoạt động dùng mọi giác quan để ghi nhớ, tay viết, mắt nhìn, tai nghe sẽ giúp bạn huy động năng lượng bộ não để nhớ lâu hơn. 

Nâng cao ý thức tiết kiệm 

Theo phương pháp Kakeibo thì đặt ra những câu hỏi cho bản thân trước khi mua một món đồ gì, những thứ đó phải được liệt kê là có thực sự cần thiết hay không hay chỉ là ước muốn nhất thời từ đó vạch rõ ranh giới giữa “nhu cầu” và “ước muốn điều này sẽ  khiến bạn phải cân nhắc việc chi tiêu sao cho hợp lý.

Phương pháp Kakeibo phù hợp với ai 

Vốn sinh ra để dành cho các bà nội trợ phục vụ cho việc quản lý chi tiêu của gia đình tuy nhiên phương pháp này được sự hưởng ứng của rất nhiều người bao gồm cả những người trẻ bây giờ. Kakeibo không giới hạn đối tượng sử dụng bởi phương pháp thực hiện dễ dàng. Ngoài ra phương pháp phù hợp với những ai chi tiêu không kiểm soát, không có kế hoạch mục tiêu tài chính cụ thể để giúp họ cải thiện tính kỷ luật.

Kakeibo giúp người dùng cải thiện tính kỷ luật trong việc chi tiêu

Kakeibo giúp người dùng cải thiện tính kỷ luật trong việc chi tiêu

Cách thức thực hiện phương pháp Kakeibo

Làm thế nào để có thể lập kế hoạch chi tiêu với phương pháp Kakeibo thì dưới đây tôi sẽ đề cập đến bạn 5 bước sau:

Bước 1: Trước hết bạn cần lên kế hoạch chi tiêu cho mình trong những tháng đầu, đó là xác định rõ khoản bạn cần thanh toán (như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, những khoản chi tiêu cố định không thể bỏ trong tháng,..) 

Cách thực hiện phương pháp Kakeibo

Bước 2: Hãy tách riêng ra một khoản tiết kiệm cho bản thân và cố gắng không đụng đến nó dù trong bất kỳ trường hợp nào. Số tiền đó có thể là khoản nho nhỏ sau khi trừ các khoản chi phí từ bước một và kể cả phí sinh hoạt chi tiêu trong tháng nó có thể là 5% hoặc 10% mức thu nhập của bạn. 

Ví dụ: Mức thu nhập của bạn là 10 triệu vậy hãy dành ra 5-10% của 10 triệu đó để gửi tiết kiệm nó có thể là 500.000 đến 1 triệu.

Bước 3: Phân loại chi tiêu của bạn rõ ràng thành 4 vấn đề chính sau:

– Cần thiết: đó là những khoản chi phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như nhu yếu phẩm, thuốc men, chi phí đi lại trong cuộc sống hàng ngày hay các khoản phí cho con trẻ (nếu bạn là người có gia đình).

Đây là những khoản đã rất rõ ràng và không thể lược bỏ, nếu như không lập rõ thì rất có thể tình huống phát sinh sẽ dồn mức chi tiêu của bạn lên cao.

– Hoạt động giải trí: đó có thể là những buổi gặp gỡ bạn bè, đi chơi, ăn uống, xem phim, hoạt động nhằm mang lại tình thần cho con người

– Chi phí phát sinh: đó là việc đám cưới, ma chay, quà cáp nhân dịp đặc biệt,…

Bước 4: Xác định tài chính chi tiêu trong vòng một tháng bằng số tiền cụ thể: sau khi đã trừ hết số tiền mà mình hoạch định ra ở bước 1 và trừ tất cả các khoản chi phí phát sinh thì số tiền còn lại bạn chỉ được phép chi tiêu trong khoản đó và không được động vào số tiền đã tiết kiệm. 

Ví dụ: Thu nhập một tháng của bạn là 10 triệu thì sau khi trừ các chi phí ở mục một là 5 triệu, chi phí ở mục 3 là 3 triệu cộng thêm tiền tiết kiệm là 1 triệu mỗi tháng mà bạn phải dành ra thì số tiền còn lại chỉ còn 1 triệu để tiêu hàng ngày. 

Bước 5: Cuối tháng hãy ngồi lại và xem xét hoạt động chi tiêu của mình so sánh con số mà mình đã chi tiêu và số tiền đã tiết kiệm được từ đó tìm hiểu về sự chênh lệch để có những phương án điều chỉnh hợp lý cho tháng sau. 

Phương pháp thực hiện Kakeibo

 

 Kakeibo là phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất mà được nhiều người ưa chuộng hiện nay, phương pháp này đã giúp cho nhiều người cải thiện mức chi tiêu của mình một cách hiệu quả nhất và tạo thói quen kỷ luật cho bản thân.

Trên đây là sơ lược của phương pháp tiết kiệm Kakeibo hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết thêm một phương thức quản lý chi tiêu hiệu quả cho bản thân.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC