Cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân ai cũng nên biết

0
Tiết kiệm tiền

Hiện nay có rất nhiều cách để giúp bạn tiết kiệm tiền. Nhưng trong số đó, không phải cách nào cũng khả quan và phù hợp với bạn. Nếu biết cách chi tiêu khôn ngoan, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá mỗi năm. Vậy làm sao để thực hiện được nó? Bài viết này sẽ đem đến cho bạn rất nhiều gợi ý hay ho đấy.

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Có kế hoạch bạn sẽ dễ dàng thực hiện từng bước và đến được mục tiêu nhanh nhất. 3 bước đơn giản để bạn lập được một kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý là:

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý

Bước 1: 

Ghi chép lại các khoản chi hàng ngày của bạn để hiểu về thói quen chi tiêu của mình trong vòng 1 tháng.

  • Ghi chép và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online, 
  • Lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet và các khoản chi cố định hàng tháng khác. 
  • Cuối tháng, bạn sẽ có trong tay 1 danh sách tổng kết mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu cho tháng sau.

Bước 2: 

Phân loại các khoản chi của bạn theo các hạng mục một cách đơn giản nhất. 

Ví dụ như sau:

  • Thu nhập hàng tháng: 10.000.000 VNĐ
  • Chi tiêu hàng tháng:
  • Tiền thuê nhà: 2.000.000 VNĐ
  • Tiền điện, nước, internet: 1.000.000 VNĐ
  • Tiền điện thoại, xăng xe: 500.000 VNĐ
  • Nhu yếu phẩm: 1.000.000 VNĐ
  • Tiền ăn: 3.000.000 VNĐ
  • Mua sắm khác: 1.000.000 VNĐ
  • Tiền tiết kiệm: 1.500.000 VNĐ

Bước 3:

Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu.

Ở bước này, bạn đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Bạn hãy điều chỉnh lại các khoản chi cho phù hợp, đặt con số tiết kiệm cụ thể. 

Chẳng hạn mục tiêu tiết kiệm được 3 triệu đồng mỗi tháng thay vì 1,5 triệu như trên. Chúng ta có thể bắt đầu cắt giảm tiền nhà 1 triệu, tiền điện nước mạng giảm 500.000 VNĐ. Vậy là khoản tiền cắt giảm sẽ chuyển qua mục tiết kiệm. Đương nhiên kết quả điều chỉnh vẫn là do bạn quyết định sao cho phù hợp với hoàn cảnh cá nhân là được. 

Biết theo dõi thu chi hiệu quả

Việc theo dõi thu chi giúp bạn có thể có những quyết định can thiệp phù hợp tránh trường hợp chi tiêu quá đà. 

Biết theo dõi thu chi hiệu quả

Biết theo dõi thu chi hiệu quả

Chẳng hạn bạn mới nhận lương 10 triệu/tháng. Bạn cũng đã lên kế hoạch chi tiêu. Tuy nhiên, chỉ vì niềm vui ngày mới nhận lương mà bạn rủ hội chị em đi mua sắm hơi quá đà mất khoảng hơn 2 triệu đồng. Sau đó bạn vẫn chi tiêu nhu cầu thiết yếu ăn uống như bình thường mà không nhận ra mình đang bị lệch so với kế hoạch ban đầu. Lúc này, nếu không có sự theo dõi điều chỉnh các khoản chi tiêu kịp thời, chắc chắn kế hoạch ban đầu của bạn sẽ không thành.

Một gợi ý nho nhỏ cho bạn là hãy dùng các ứng dụng quản lý chi tiêu sẽ giúp ích rất nhiều đó. Bạn không cần nhớ hay ghi chép quá nhiều. Thậm chí còn có thông báo nhắc nhở thường xuyên khi bạn “chi tiêu hơi lố”.

Kiên trì và kỷ luật theo kế hoạch

Nhiều người hào hứng lên kế hoạch tiết kiệm nhưng chưa thực hiện được đến tháng thứ 2 đã bỏ cuộc. Vậy mới nói tiết kiệm đôi khi không quá khó, quan trọng là bạn kiên trì được điều đó trong bao lâu.

Kiên trì và kỷ luật theo kế hoạch

Kiên trì và kỷ luật theo kế hoạch

Hãy đặt mục tiêu lớn hơn và mục tiêu đó gắn chặt với mong ước của bạn. Khi đó bạn sẽ có động lực để kiên trì theo đuổi kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hơn đó. Kiên trì thôi chưa đủ bạn phải cần có sự kỷ luật nữa. Vậy kỉ luật là gì?

Kỷ luật bản thân là khả năng tự kiểm soát và tiết chế hành vi, tính cách của bản thân một cách có chủ đích và nhất quán với mục tiêu đã đề ra. Nó là hành vi chống lại những sở thích, mong muốn cá nhân và cám dỗ tức thời trong một khoảng thời gian dài. Buộc bản thân theo những quy tắc mục tiêu hành động đã đề ra từ trước. 

Ví dụ như này, bạn rất thích chiếc Iphone đời mới nhất nhưng nó không phải khoản chi cần thiết vì điện thoại bạn dùng vẫn ổn. Khi đó tính kỷ luật sẽ giúp bạn kiểm soát, tiết chế sở thích và cám dỗ về chiếc điện thoại Iphone kia. Để sau cùng bạn vẫn có thể đạt được kế hoạch ban đầu.

Ngoài tiết kiệm nên biết đầu tư

Tại sao lại nói ngoài tiết kiệm ra nên đầu tư? Câu trả lời đơn giản vì tiền đem đầu tư sẽ sinh lời cao và nhanh hơn gấp nhiều lần so với để tiết kiệm.

Ngoài tiết kiệm nên biết đầu tư

Ngoài tiết kiệm nên biết đầu tư

Với mức lương 10 triệu đồng mỗi tháng, giả sử bạn để dành ra được 2 triệu/tháng để đầu tư. Khi ấy bạn có những lựa chọn đầu tư gì? 

Hiện nay vốn có rất nhiều kênh đầu tư tiềm năng để bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên với số vốn ít ỏi tầm 2 triệu mỗi tháng và khoảng 24 triệu mỗi năm thì có lẽ đây là những kênh dành cho bạn:

  • Đầu tư chứng khoán, cổ phiếu khá phổ biến với mức đầu tư từ 1-2 triệu đồng.
  • Đầu tư Bất động sản Nhật Nam cũng thu hút đông đảo khách hàng bởi số vốn ban đầu chỉ tầm trên dưới 20 triệu đồng.
  • Đầu tư quỹ mở ít phổ biến nhưng cũng là một kênh sinh lời cao.

Tiết kiệm tiền bằng việc cắt giảm tiền thuê nhà

Trừ những người đã tự có ngôi nhà cho riêng mình, thì phần đa những người trẻ đi làm xa thường dùng nhà thuê. Khoản chi phí này cũng tiêu tốn một số tiền lớn từ thu nhập của bạn mỗi tháng. Vậy làm sao để tối ưu khoản chi phí này rồi dành ra một khoản tiết kiệm cho dự định tương lai?

Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên dành ra 10% – 15% thu nhập cho khoản thuê nhà này mà thôi. Ví dụ như bạn có tổng thu nhập là 10 triệu đồng/tháng, mức chi cho thuê nhà chỉ nên từ 1 triệu – 1,5 triệu/tháng sẽ là hợp lý. Bạn thắc mắc với giá đó thì liệu có thuê được một phòng trọ tốt hay không? Dĩ nhiên là hoàn toàn có thể, giải pháp như sau:

  • Thuê phòng theo đúng nhu cầu. Không cần thiết phòng quá rộng khi bạn chỉ ở một mình.
  • Lựa chọn ở ghép với nhiều người rồi chia tiền phòng.
  • Chọn những phòng trọ xa trung tâm một chút bạn sẽ được giá thuê rẻ.
  • Chọn loại hình cho thuê kiểu kí túc xá, vừa đủ tiện nghi mà giá cũng tốt.
Ở ghép hoặc chọn phòng kiểu kí túc xá

Ở ghép hoặc chọn phòng kiểu kí túc xá

Vậy là với 4 lời khuyên trên bạn hoàn toàn có thể tìm được phòng trọ giá dưới 1,5 triệu đồng cho dù ở thủ đô Hà Nội. Lưu ý rằng vẫn có một số khu vực giá thuê vô cùng đắt đỏ do ở trung tâm thành phố, bạn cần cân nhắc kĩ trước khi thuê.

Tiết kiệm tiền ăn

Nếu để ý bạn sẽ thấy rằng tiền ăn uống có thể sẽ chiếm từ 30-50% thu nhập của bạn nếu bạn chi cho những cuộc nhậu nhẹt hay ghé nhà hàng đắt đỏ. Thậm chí việc ăn vặt không kiểm soát cũng ngốn của bạn một đống tiền. Ví dụ như nếu bạn làm văn phòng, mỗi buổi chiều mọi người thường hay tụ tập ăn vặt hoặc đặt trà sữa. Mỗi lần như vậy bạn sẽ tốn khoảng 50.000 nghìn đồng, tuần khoảng 4 lần như thế là bạn đã tốn 800.000/tháng. Đấy là khi chưa kể đến chi phí cho 3 bữa cơ bản trong ngày.

Vậy chi bao nhiêu là đủ và bắt đầu tiết kiệm từ đâu đây? 

Bạn hãy thử áp dụng ngay nguyên tắc 50/30/20 xem sao. Giả sử tổng thu nhập của bạn là 10 triệu/ tháng, cách phân bổ sẽ như sau:

  • Nhu cầu thiết yếu (50%): Tức là với 10 triệu đồng bạn được phép chi tối đa là 5 triệu đồng cho nhu cầu này. 
  • Chi tiêu cá nhân (30%): Mỗi tháng bạn sẽ chi cho khoản này tối đa 3 triệu đồng. Khoản này dành cho các hoạt động cá nhân như mua sắm, giải trí, từ thiện, học tập, du lịch,….
  • Tiết kiệm (20%): Bạn nên dành ít nhất 2 triệu đồng mỗi tháng để tiết kiệm dự phòng. 
Lên thực đơn trước khi đi mua đồ

Lên thực đơn trước khi đi mua đồ

Ăn uống nằm trong phân nhu cầu thiết yếu chiếm 50%. Tuy nhiên ngoài ăn uống còn có tiền nhà, tiền điện nước, đi lại,… Bạn phải làm sao để cân đối những khoản này trong mức ngân sách là 5 triệu. Cố gắng cắt giảm tiền điện nước hoặc phần chi phí cho thuê nhà như đã nói ở mục 1 sẽ giúp bạn thỏa mái hơn trong việc ăn uống. 

Hãy thử một số mẹo nhỏ sau đây để việc chi tiêu ăn uống dễ dàng tiết kiệm hơn:

  • Lên thực đơn trước khi đi mua đồ. 
  • Đi siêu thị 1 lần/tuần với danh sách số lượng đồ cần mua bạn có thể tiết kiệm hơn thay vì mua từng thứ một.
  • Nấu thức ăn nhiều hơn chút và để tủ lạnh ăn cho cả ngày. Cách này có thể tiết kiệm tiền bởi bạn ít có khả năng lãng phí nguyên liệu khi nấu ăn.
  • Nấu ăn ở nhà, từ bữa sáng cho tới bữa trưa. Vừa đảm bảo vệ sinh vừa tiết kiệm.
  • Cân nhắc siêu thị hoặc tiệm tạp hóa nào bán đồ rẻ hơn để mua sắm một thể.
  • Nếu đi ăn ở ngoài, tranh thủ dùng phiếu giảm giá. Hoặc có thể lựa chọn những quán có giá cả phù hợp với túi tiền của bạn.
  • Mua hoa quả rau củ theo mùa, tránh mua những rau củ quả trái mùa với giá cao. Thậm chí ưu tiên mua hoa quả Việt thay vì hoa quả ngoại.

Tiết kiệm chi phí cá nhân

Chi phí cá nhân tốn kém nhất đối với các chị em phụ nữ có lẽ chính là dành cho quần áo và mỹ phẩm. Còn đối với phái mạnh, chi phí cá nhân tốn kém nhất của họ có lẽ dành cho sở thích cá nhân như đồ công nghệ hoặc đam mê nào đó,… Bên cạnh những khoản chi phí đã kể còn có vô vàn khoản chi phí không tên khác. 

Áp dụng ngay một số mẹo để tiết kiệm ngay từ bây giờ.

Cụ thể:

  • Hãy lập ngân sách để biết chính xác những khoản chi tiêu của bạn ở từng mục. Sau đó theo dõi và quản lý nó dễ dàng qua app quản lý chi tiêu.
  • Mua thuốc, thực phẩm chức năng tại các cửa hàng uy tín. Vì họ sẽ bán đúng giá mà không bắt bạn mua thêm món này món kia.
  • Tránh các khoản phí khi rút tiền tại ATM. Thay vào đó tìm những điểm ATM có thể sử dụng không mất phí.
  • Mua quần áo giảm giá, săn voucher rồi mua qua các sàn thương mại điện tử như shopee, Lazada, Tiki,…
  • Mua đồ second hand để thỏa mãn cảm giác mua sắm mà vẫn có được những món đồ độc lạ. 
  • Giữ gìn quần áo cẩn thận và giặt tay khi cần thiết. Hạn chế giặt đồ ngoài cửa hàng giặt là sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền.
  • Đừng coi thường 1000 nghìn đến 2000 nghìn đồng lẻ. Vì chúng sẽ mua được những món bạn không ngờ trên shopee như cặp tóc, khăn tay, hay hạt giống cây,…
  • Trước khi mua món đồ gì, hãy nghĩ xem bạn phải làm việc bao lâu để thực sự mua được nó. Một cái váy 500.000 nghìn đồng có đáng với 2-3 ngày làm việc của bạn hay không?
  • Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát, hãy để thẻ ở nhà và chỉ sử dụng tiền mặt.

Tiết kiệm tiền giải trí, du lịch

Cắt giảm một cách tối đa khoản tiền dành cho giải trí và du lịch sẽ giúp bạn tăng khoản tiền dành cho tiết kiệm. 

Hãy thử thay đổi từ những điều nhỏ để đạt được thay đổi lớn. Chẳng hạn như:

  • Sử dụng Netflix thay vì truyền hình cáp. Mua theo nhóm cũng tiết kiệm phí đáng kể cho bạn.
  • Tụ tập ăn tối ở nhà một người bạn thay vì ra ngoài nhà hàng.
  • Đi xem phim vào ban ngày thay vì buổi tối, nhất là cuối tuần.
  • Mua vé tháng, chi phí lúc ban đầu có thể cao nhưng bạn tiết kiệm được tiền nhiều hơn.
  • Lựa chọn những địa điểm vui chơi không mất vé hoặc giá vé rẻ để vào như công viên, vườn hoa, bãi đá sông Hồng, chân cầu Nhật Tân,… Có vô vàn lựa chọn để bạn cân nhắc đó.
  • Nếu đi du lịch thì nên đi theo nhóm bạn để tiết kiệm chi phí xe cộ, ăn ở, tham quan,…
  • Không vung tiền mua thật nhiều đồ quần áo chỉ để chuẩn bị cho chuyến du lịch. Mua có kế hoạch và ngân sách hợp lý là điều bạn nên làm.
Đi du lịch theo nhóm bạn

Đi du lịch theo nhóm bạn

Tiết kiệm chi phí đi lại

Bạn ngỡ rằng, chi phí đi lại thì tiết kiệm kiểu gì? Chi phí đi lại ở đây ngoài tiền xăng xe, vé gửi xe, vé tàu, vé máy bay còn có chi phí do hỏng hóc phương tiện đi lại nữa. 

Tiết kiệm chi phí đi lại 

Tiết kiệm chi phí đi lại

Vậy hãy tìm hiểu xem bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu nếu biết những mẹo sau:

  • Nên mua vé khứ hồi, nhờ những bên chuyên bán vé mua lúc giảm giá để được giá tốt. Hoặc mua qua những chương trình giảm giá, mua qua các ví điện tử để hưởng giá tốt. 
  • Hãy tự hỏi bạn có thực sự cần tất cả các chi phí bảo hiểm xe ô-tô hay không? Bảo hiểm ô-tô thường bao gồm nhiều phụ phí, ví dụ như phí kéo xe, thuê xe,… Hãy cân nhắc chúng thật kĩ càng.
  • Xác định thật sự bạn cần bao nhiêu chiếc xe. Có những chiếc xe ít dùng đến mà vẫn để trong nhà khiến bạn đang bị lãng phí đó.
  • Tìm chỗ đổ xăng để tiện không cần phải đi trái đường mới tới được cây xăng. Hơn nữa chọn cây xăng uy tín cũng giúp bạn tránh khỏi những mánh khóe gian lận của một số cây xăng.
  • Hãy nhớ thay lốp xe đúng hạn. Cách này có thể giúp nâng cao tuổi thọ lốp và xe của bạn.
  • Không nhất định phải thay dầu mỗi 3.000 dặm một lần. Miễn là bạn đừng để quá lâu là được.
  • Dọn dẹp xe thường xuyên giúp bạn phát hiện vấn đề của xe sớm. Hơn nữa cân nặng tăng thêm sẽ làm tăng thêm xăng.
  • Đi bảo dưỡng định kỳ để có thể cải thiện được lượng xăng tiêu thụ.
  • Cân nhắc thời điểm giảm giá tốt để mua xe.
  • Sử dụng phương tiện giao thông công cộng để tiết kiệm chi phí hơn.
  • Bạn có thể đi xe đạp đi làm, vừa không tốn xăng lại giúp nâng cao sức khỏe. 

Kết luận

Chắc chắn qua bài viết này bạn đã tích lũy cho mình khá nhiều cách để tiết kiệm chi tiêu cá nhân. Chúc bạn thành công!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC