Lương 7 triệu vẫn tiết kiệm được ít nhất 2 triệu mỗi tháng

0
Tiết kiệm tiền

7 triệu mỗi tháng không phải mức lương quá thấp, nhưng cũng không phải quá cao. Tuy nhiên bạn vẫn hoàn toàn có thể tiết kiệm được ít nhất 2 triệu đồng mỗi tháng nếu biết những cách sau. Đừng bỏ qua bài viết này để có câu trả lời nhé!

Mở ít nhất 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng

Ngày nay việc mở một sổ tiết kiệm ở ngân hàng vô cùng dễ dàng và tiện lợi. Bạn có thể đến trực tiếp quầy giao dịch hoặc mở sổ tiết kiệm online ngay tại nhà. Với các bước đăng ký đơn giản, đa dạng gói tiền gửi để bạn lựa chọn. Ngoài ra có thể lựa chọn những gói tiền gửi lãi suất cao nhất phù hợp với điều kiện mỗi cá nhân.

Tại sao mỗi người nên có ít nhất một sổ tiết kiệm ở ngân hàng? Lí do là vì khi bạn chia nhỏ những gói tiết kiệm này, lúc cần thiết bạn có thể lựa chọn rút và dùng 1 phần chứ không phải rút toàn bộ tiền. Hơn nữa việc tạo ít nhất một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng có thể giúp bạn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm. Đây cũng là cách hiệu quả để thắt chặt chi tiêu và bớt chi những khoản không cần thiết.

Mở ít nhất 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng

Mở ít nhất 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng

Có một lưu ý nhỏ là nên mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng bạn đang nhận lương. Với mức lương 7 triệu/tháng, bạn có thể chuyển ít nhất 2 triệu đồng vào tài khoản để tiết kiệm. Như vậy, mỗi năm bạn có thể dễ dàng tiết kiệm được ít nhất khoảng 24 triệu đồng. Thật dễ dàng đúng không?

Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Thông thường việc lập bảng kế hoạch chi tiêu theo từng tháng là hợp lý nhất. Bạn cũng có thể chia nhỏ và lập theo từng tuần để theo dõi chi tiêu sát sao hơn. 

Kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp bạn tránh tình trạng tiêu tiêu tiền vô tội vạ. Bên cạnh đó cho phép bạn theo dõi mức độ chi tiêu trong tháng của mình.Nếu thấy bản thân đang lãng phí, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp hơn vào các tháng sau. Một lợi ích quan trọng của lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng mang lại đó là tiết kiệm. Bạn càng có một kế hoạch chi tiết và cụ thể, bạn càng có khả năng tiết kiệm được nhiều hơn.

Nếu bạn vẫn còn mong lung trong việc lập kế hoạch chi tiêu, hãy thử làm theo các bước sau:

Bước 1. Liệt kê tất cả các nguồn thu nhập của bạn để lập kế hoạch chi tiêu cá nhân.

Bước 2. Viết ra một danh sách các khoản chi phí cần sử dụng hàng tháng.

Nội dung này tùy mỗi người sẽ có sự thay đổi. Thường bao gồm: tiền nhà, tiền ăn uống, hóa đơn điện nước, chi phí di chuyển, chi phí khác… 

Bước 3. Chia chi phí thành 2 loại: chi phí cố định và chi phí không cố định.

Chi phí cố định là những khoản chi phí bắt buộc, không thể thiếu trong lập kế hoạch chi tiêu cá nhân. Chi phí không cố định là loại chi phí sẽ thay đổi từ tháng này sang tháng khác. 

Bước 4. Điều chỉnh chi phí.

Khi đã xác định chính xác và liệt kê tất cả các chi phí của mình, bạn cần điều chỉnh các khoản không cần thiết và cân đối các khoản sao cho mục tiêu cuối cùng là dư ra 2 triệu để tiết kiệm. 

Áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu

Khi còn trẻ, sẽ có nhiều cơ hội kiếm tiền. Việc có thu nhập cao không phải là vấn đề quá khó. Tuy nhiên, vấn đề mà không ít người gặp phải là quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả, dẫn đến dù kiếm ra bao nhiêu tiền vẫn không đủ tiêu. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm cho mình một giải pháp phù hợp thì đừng bỏ qua quy tắc 50/20/30.

Quy tắc 50/20/30 trong quản lý chi tiêu

Quy tắc 50/20/30 trong quản lý chi tiêu

Quy tắc 50/20/30 được đề cập trong cuốn sách: “All your worth: The ultimate lifetime money plan” năm 2005 do thượng nghị sĩ Elizabeth Warren giới thiệu. Đây là nguyên tắc quản lý tài chính đơn giản, dễ hiểu nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hành để tối ưu sử dụng tiền hiệu quả. Nguyên tắc 50/20/30 sẽ phân chia thu nhập của bạn vào 3 nhóm chính. Với tỷ lệ lần lượt là 50% – 20% – 30%. 

Cụ thể các nhóm chi tiêu chính:

Nhóm nhu cầu thiết yếu – 50%

Bạn sẽ trích 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu và các hoạt động cần thiết để sinh sống, học tập, làm việc. Ở nhóm này, nhu cầu thiết yếu của mỗi người là gần như giống nhau, cơ bản và cần thiết không thể cắt giảm.

Nhóm dành cho tiết kiệm và đầu tư – 20%

Bạn nên dành 20% thu nhập cho tiết kiệm kết hợp đầu tư sinh lời. Đây là phần đảm bảo để tích lũy dự phòng cho tương lai, mục đích lâu dài của bạn. 

Nhóm chi tiêu cá nhân – 30%

Bạn dành khoảng 30% phục vụ nhu cầu và sở thích cá nhân như giải trí, mua sắm, học tập kiến thức mới,…

Lương 7 triệu/tháng phân bổ như thế nào?

Lương 7 triệu/tháng phân bổ như thế nào?

Dựa trên tình hình của mỗi cá nhân, cụ thể với mức lương 7 triệu/tháng chúng ta sẽ có sự phân bổ như sau:

  • Nhu cầu thiết yếu (50%): Chi tối đa là 3,5 triệu đồng cho nhu cầu này. Nhu cầu tiền nhà (ở ghép) khoảng 1 triệu đồng, 2 triệu tiền ăn, 300.000 nghìn đồng tiền điện nước mạng và khoảng 200.000 nghìn đồng cho chi phí khác.
  • Chi tiêu cá nhân (20%): Tức mỗi tháng bạn sẽ chi cho khoản này tối đa 1,4 triệu đồng. Dành cho các hoạt động cá nhân như mua sắm, giải trí, từ thiện, học tập, du lịch.
  • Tiết kiệm (30%): Mỗi tháng bạn phải để dành ra được 2,1 triệu đồng dành cho tiết kiệm và đầu tư.

Vậy là để đạt được mục tiêu tiết kiệm ít nhất 2 triệu đồng mỗi tháng, bạn phải điều chỉnh giảm nhóm dành cho chi tiêu cá nhân xuống 20% và tăng nhóm tiết kiệm lên 30%. Như vậy mỗi tháng bạn dễ dàng tiết kiệm được 2,1 triệu đồng từ mức lương 7 triệu. 

Đầu tư sinh lời

Đầu tư chính là cách nhanh nhất để bạn có thể thu lợi nhuận cao thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng. Thực tế, đầu tư không phải là thứ gì đó vượt ngoài tầm với, mà hiện nay có nhiều phương án đầu tư với số tiền nhỏ như: đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, hay đầu tư vào quỹ mở…

Đầu tư sinh lời

Đầu tư sinh lời

Tuy nhiên để việc đầu tư có hiệu quả bạn nên cân nhắc những điều sau:

  • Lựa chọn hình thức, lĩnh vực đầu tư phù hợp với hoàn cảnh, kiến thức, kinh nghiệm cùng tình hình thị trường. Duy trì sự kiên định trong xuyên suốt quá trình đầu tư tài chính của bạn. Nếu bạn chọn sai kênh đầu tư lại  không có đủ đam mê, kiên trì thì khó mà gặt hái thành quả.
  • Học tập không ngừng từ thực tế, các chuyên gia, từ sách vở và tài liệu. Bởi vì, đầu tư tài chính là một hành trình vận dụng nhiều kỹ năng và kiến thức tài chính. Bạn không thể trông chờ vào may rủi, hay những lời khuyên của người khác mãi được.
  • Bắt đầu đầu tư với số vốn nhỏ. Bời vì vốn của bạn không thể tự sinh lời nếu không đặt nó vào những kênh đầu tư. 
  • Luôn đảm bảo có kế hoạch cụ thể cho bất cứ hoạt động đầu tư tài chính nào. Kế hoạch càng chi tiết bạn càng kiểm soát được rủi ro, càng quản lý được tài chính chặt chẽ để nhanh chóng đạt được hiệu quả thành công theo hoạch định.

Tạo thêm nguồn thu nhập khác

Việc chăm chăm vào tiết kiệm quá mức trong khi thu nhập của bạn còn hạn chế đôi khi khiến bạn mệt mỏi và áp lực. Thay vào đó, hãy nghĩ cách tăng thêm thu nhập bằng việc tạo ra các nguồn thu nhập khác như làm thêm 1 công việc nào đó.

Tạo thêm nguồn thu nhập khác

Tạo thêm nguồn thu nhập khác

Việc tìm thêm một khoản thu nhập mới là vấn đề bạn cần nghĩ đến càng sớm càng tốt. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm các công việc thực hiện trên nền tảng trực tuyến như bán hàng, dạy học, làm marketing online,… Các bạn sinh viên hay các chị em bỉm sữa có thể tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập nhờ bán hàng online qua mạng xã hội. Nếu bạn giỏi giao tiếp và có kỹ năng thuyết phục tốt, có thể tham khảo lĩnh vực sale cho bất động sản, bảo hiểm, dược phẩm,…

Tùy theo thế mạnh của mỗi người mà sẽ có những công việc phù hợp với bạn. Hãy bắt đầu tận dụng thế mạnh của mình để có thêm nguồn thu nhập mới và một cuộc sống dư dả hơn.

Kết Luận

Qua bài viết này, bạn đã biết được thêm 5 cách tiết kiệm ít nhất 2 triệu đồng với lương 7 triệu/tháng. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cách nào phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn thành công đạt được mục tiêu tiết kiệm.

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC