7 cách tiết kiệm tiền đơn giản cho học sinh cấp 3

0
Tiết kiệm tiền

Việc giáo dục cho trẻ cách tiết kiệm tiền từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là các em học sinh cấp 3. Bởi khi học xong cấp 3, đa phần các em sẽ phải xa vòng tay chăm lo của bố mẹ để đi học đại học. Khi đó các em biết tiết kiệm tiền sẽ có một nguồn kinh tế riêng của bản thân, giảm áp lực, gánh nặng cho bố mẹ sau này. Vậy có những cách nào để tiết kiệm tiền cho học sinh cấp 3? Tìm hiểu ngay bài viết này để có câu trả lời.

Tiết kiệm bằng heo đất

Thói quen tiết kiệm tiền nên được tạo lập càng sớm càng tốt. Vì các bạn học sinh cấp 3 chưa đủ tuổi để mở tài khoản tiết kiệm nên thay vào đó có thể sử dụng heo đất để bỏ tiền tiết kiệm.

Tiết kiệm bằng heo đất

Tiết kiệm bằng heo đất

Hãy mua một chú heo đất xinh xắn để có động lực tiết kiệm tiền ngay hôm nay. Bạn hãy luôn tự nhắc nhở bản thân sẽ dùng nó để tiết kiệm tiền cho các mục tiêu trong tương lai như mua điện thoại, đi du lịch, đi học đại học,… Các khoản tiền thưởng, tiền lì xì, tiền làm thêm, tiền lẻ bạn sẽ dành bỏ tất cả vào heo đất. Chắc chắn sau một thời gian kiên trì, bạn sẽ bất ngờ với số tiền mà mình đã tiết kiệm được.

Vậy làm sao để duy trì được việc bỏ heo đất?

Cùng thử làm theo vài bí kíp nhỏ sau đây để kiên trì bỏ heo tiết kiệm.

  • Tư tưởng, quan điểm rõ ràng về lợi ích đạt được khi tiết kiệm bằng heo đất. Có thể lấy tấm gương của người khác làm động lực kiên trì.
  • Ghi ra những gì mình sẽ thực hiện được sau khi tiết kiệm. Lấy đó làm mục tiêu để khi khó khăn hay nản chí lại mở ra xem và nghĩ đến câu hỏi “Vì sao mình bắt đầu?
  • Tuyệt đối không thỏa hiệp với bản thân. Đừng lấy lý do mình đang cần tiền rút ra tiêu trước hôm tới tiết kiệm sau.

Thực tế, để đạt được hiệu quả như mong muốn bạn nên đặt ra những mục tiêu tiết kiệm với con số và thời gian cụ thể. Cách này giúp bạn xác định được số tiền mình cần tiết kiệm hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày là bao nhiêu. Từ đó có kế hoạch chi tiêu phù hợp. 

Chẳng hạn như tiết kiệm 1,5 triệu đồng trong 5 tháng để mua một chiếc xe đạp mới. Vậy bạn sẽ hình dung ra được mỗi ngày bạn sẽ tiết kiệm ít nhất 10.000 nghìn đồng thì mới có thể đạt được mục tiêu. Số tiền 10.000 đồng này có thể từ tiền ăn sáng mỗi ngày, tiền thưởng của ba mẹ, tiền thưởng khi bạn thi đoạt giải,…

Sử dụng đồ dùng học tập và sách giáo khoa cũ

Sách vở và đồ dùng học tập là khoản chi phí không thể thiếu mỗi khi bắt đầu vào học kỳ mới. Vậy làm sao để tiết kiệm và tối ưu khoản chi phí này? Một cách tiết kiệm khá hiệu quả là sử dụng đồ dùng học tập và sách giáo khoa cũ.

Bạn có thể tiết kiệm dụng cụ học tập và sách giáo khoa cũ bằng cách:

  • Mua nhiều ngòi bút với giá rẻ để tận dụng vỏ bút cũ thay vì mua một chiếc bút mới.
  • Sử dụng chì gọt để tái sử dụng nhiều lần. 
  • Đầu tư túi đựng bút để bảo quản những đồ nhỏ như bút bi, bút chì, tẩy, thước,… tránh khi mất lại phải mua mới.
  • Dùng vở viết được tặng ở trường, tổ dân phố để làm vở viết những môn phụ hoặc học thêm. 
  • Tái sử dụng cặp sách cũ thay vì mỗi năm mua 1 chiếc.
  •  Sử dụng bộ sách giáo khoa cũ với giá rẻ hoặc đi mượn của anh chị khóa trước.

Chính những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá. Đầu tiên là vài nghìn đồng, nhưng nhiều thứ gộp lại có thể lên tới tiền triệu. Thay vì sắm mới bạn tận dụng đồ cũ và khoản chi phí đó dành ra tiết kiệm. 

Tận dụng sách miễn phí tại thư viện

Gần như trường trung học phổ thông nào cũng đều có thư viện cho học sinh học tập. Các trường này đều cho phép học sinh sử dụng thư viện và mượn sách miễn phí. Bạn có thể mượn sách tham khảo, sách ảnh, truyện,… tại thư viện của trường để học tập sau đó trả lại.

Tận dụng sách miễn phí tại thư viện

Tận dụng sách miễn phí tại thư viện

Không như sách giáo khoa, các quyển sách tham khảo và bổ trợ thêm cho môn học thường rất đắt. Nếu tiết kiệm được khoản này thay vì mua sách mới bạn có thể tiết kiệm được tới tiền triệu chi phí mua sách tham khảo mỗi năm. 

Tuy nhiên bạn cũng cần có ý thức giữ gìn, thận trọng khi sử dụng và bảo quản bởi đây là sách đi mượn. Tránh làm mất, rách, nhàu nát sách. Luôn mượn và trả sách đúng thời gian quy định. Điều này cũng không quá khó khăn khi bạn có thể tiền kiệm được một khoản tiền và số tiền đó sẽ dành cho mục tiêu tiết kiệm.

Hạn chế ăn vặt, ăn tại hàng quán

Ăn vặt dần trở thành sở thích, thói quen của nhiều người. Không thể phủ nhận những món ăn vặt luôn có sức hấp dẫn đối với người trẻ. Đến cả người lớn còn khó mà cưỡng lại được sức hấp dẫn từ các loại đồ ăn vặt như trà sữa, gà rán, phô mai, khoai tây chiên,… thì nói thì đến học sinh. 

Tuy nhiên, đây chính là “thủ phạm” khiến tiền trong túi của bạn không cánh mà bay. Đương nhiên không thể bỏ hoàn toàn các món ăn vặt được, bởi cơn thèm sẽ khiến quyết tâm tiết kiệm của bạn lung lay ngay. Thay vào đó, hãy chỉ nên tự thưởng cho bản thân những món đồ ăn đó 1 – 2 lần mỗi tháng là được rồi. Không chỉ vì tốn kém mà việc thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích,… còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Vậy nên bạn cần hạn chế thói quen ăn vặt. Thay vào đó, hãy ăn uống bữa chiều ở nhà hoặc mang những hoa quả cây nhà lá vườn đi ăn. Bắt đầu những hoạt động lành mạnh như chạy bộ, đá bóng, tập yoga,… để lấp đầy khoảng thời gian rảnh rỗi và nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Sử dụng các ứng dụng gọi điện miễn phí 

Thay vì tiêu tốn hàng trăm nghìn đồng tiền điện thoại mỗi tháng, các bạn học sinh có thể sử dụng các ứng dụng như Facebook Messenger, Skype, Zalo, Zoom,… để trò chuyện học tập cùng mọi người.

Sử dụng các ứng dụng gọi điện miễn phí

Sử dụng các ứng dụng gọi điện miễn phí

Các ứng dụng này cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện (âm thanh/video) hoàn toàn miễn phí mọi lúc, mọi nơi miễn là điện thoại bạn có kết nối mạng Internet. Trước kia mỗi tháng bạn có thể phải nạp 50.000đ-100.000đ, nhưng nhờ có các ứng dụng gọi điện miễn phí bạn thậm chí không cần tốn tiền nạp điện thoại. Nhờ vậy, chi phí điện thoại hàng tháng của bạn sẽ được giảm đáng kể. Số tiền bỏ ra đó sẽ dành cho mục tiêu tiết kiệm.

Tận dụng thẻ học sinh

Học sinh là đối tượng ưu tiên và hay được hưởng ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ. Vì vậy, đừng quên mang theo thẻ học sinh kể cả khi bạn không đến trường. Bởi bạn không biết bất cứ lúc nào mình có thể cần đến nó.

Tận dụng thẻ học sinh

Tận dụng thẻ học sinh

Bạn có thể tận dụng thẻ học sinh ở rất nhiều dịch vụ:

  • Rạp chiếu phim luôn có những chương trình khuyến mãi cho học sinh. Như vé xem phim 2D ở rạp Beta cho người lớn dao động từ 55.000đ – 80.000đ tùy buổi sáng hay tối các ngày trong tuần. Trong khí đó học sinh chỉ có giá 45.000đ/vé 2D tất cả các ngày trong tuần.
  • Các nhà mạng viễn thông có các gói cước giá rẻ dành cho học sinh. Các gói cước gọi nội mạng, các gói data cũng dành riêng cho học sinh với giá rẻ.
  • Không chỉ vậy, nếu như có thẻ học sinh bạn cũng được hưởng ưu đãi 50% khi mua vé xe buýt theo tháng.
  • Khi thuê xe đạp điện và có thẻ học sinh bạn sẽ được thuê với giá rẻ hơn kha khá.
  • Các cửa hàng quần áo, đồ dùng cũng thường xuyên có chương trình giảm giá dành riêng cho học sinh.

Vậy chỉ với một vài điều kể trên, bạn đã thấy mình có thể tiết kiệm được khối tiền đúng không.

Hạn chế giải trí ở ngoài

Hầu hết những bạn trẻ đều thích ăn ngoài hàng quán, đi xem phim, chương trình âm nhạc để giải trí. Cũng bởi tâm lý tuổi mới lớn thích trải nghiệm và khám phá. Tuy nhiên, những hoạt động này khá tốn kém.

Tại sao bạn không nghĩ đến những cách giải trí tại nhà. Không những vui vẻ, mà còn tiết kiệm. Chẳng hạn như đọc sách, xem phim trên Netflix, xem các buổi biểu diễn âm nhạc qua tivi,… 

Kết luận

Hy vọng với 7 cách tiết kiệm tiền đơn giản trên bạn có thể áp dụng ngay vào bản thân. Không những vậy việc vận động người thân và bạn bè tham gia cùng sẽ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu. Chúc bạn thành công!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC