Thế nào là tiết kiệm? Cách để tiết kiệm hiệu quả mỗi ngày

0
Tiết kiệm & Chi tiêu

Thế nào là tiết kiệm? 

Tiết kiệm, trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng. Tiết kiệm cũng bao gồm việc giảm chi tiêu, như giảm chi phí định kỳ. Về tài chính cá nhân, tiết kiệm nói chung chỉ đến các khoản tiền có mức rủi ro thấp, như tài khoản tiền gửi. Trong kinh tế nói rộng hơn, tiết kiệm đề cập đến bất kỳ thu nhập nào không được dùng để tiêu ngay.

Tiết kiệm là sử dụng của cải, vật liệu… một cách hợp lý đúng mức, không phi phạm dù đó là của nhà nước, của tập thể hay của cá nhân. Tiết kiệm không có nghĩa là để dành, cất kín những tiền của dư thừa, chưa dùng đến mà ngược lại cần làm cho nó sinh sôi nảy nở thêm.

Việc tiết kiệm thật ra không khó như bạn tưởng. Đừng đặt cho mình một chế độ quá khắt khe và xa vời. Hãy từng bước đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng cho mình một tài chính vững chắc. Vì vậy, hãy học cách tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất trong hàng ngày.

Mỗi ngày nên tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi ngày

Tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi ngày

Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, bạn không nên tiết kiệm dưới 10% tổng thu nhập của mình. Không có con số chính xác nhưng một điều hiển nhiên là tiết kiệm được càng nhiều càng tốt. Thực tế, không có chuẩn tiết kiệm tối thiểu, cũng không có quy định nào về số tiền cố định tiết kiệm cho mỗi người. Hay bắt đầu đơn giản nhất là tiết kiệm từ 20 nghìn, 50 nghìn hay 100 nghìn mỗi ngày (đi dạo quanh công viên với lũ bạn thân, thay vì tụ tập hẹn hò ở quán ăn vặt, bữa cơm ngon tự chuẩn bị ở nhà và mang đi làm thay vì gọi cơm bên ngoài ăn, di chuyển bằng những chuyến xe buýt thay vì gọi taxi đắt đỏ,…).

Cách tiết kiệm chi tiêu hàng ngày

Lập bảng theo dõi thu chi

Bảng theo dõi thu chi

Bảng theo dõi thu chi

Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền mình đang sử dụng như thế nào, từ đó có thể điều chỉnh cách chi tiêu hợp lý.

Có thể liệt kê các khoản chi tiêu hàng ngày vào sổ, hoặc tạo file Excel trên máy tính hoặc sử dụng các app thu chi trên điện thoại dù là khoản nhỏ nhất. Như vậy sau mỗi tháng, bạn sẽ biết được cụ thể về chi tiêu hiện tại của bản thân. Sau đó, cân đối và cắt giảm những chi tiêu không cần thiết để rút kinh nghiệm cho những tháng sau.

Tránh để chi phí ăn uống hàng ngày vượt quá mức cho phép

Ăn uống

Ăn uống

Mỗi ngày, bạn đều bỏ đi một lượng thức ăn dư thừa đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thực phẩm. Đó là nguyên nhân khiến ngân sách sụt giảm nhanh chóng.

Bên cạnh đó, những buổi tiệc tùng, liên hoan cùng bạn bè, đồng nghiệp hoặc thường xuyên ăn ngoài cũng tiêu tốn khá nhiều tiền bạc trong hầu bao của bạn.

Để giảm thiểu chi phí ăn uống, đảm bảo hạn mức chi tiêu cho các hoạt động khác, hãy bắt đầu một vài thói quen:

  • Lên kế hoạch cho bữa ăn của gia đình trong tuần với lịch trình cụ thể.
  • Thay vì ăn cơm quán hàng ngày, hãy tự mua nguyên liệu và nấu bữa cơm đơn giản tại nhà vừa giúp bạn tiết kiệm được chi phí, vừa đảm bảo các bữa ăn đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
  • Thay vì ăn sáng món bún 30 – 40 nghìn thì bạn nên chọn món tiết kiệm hơn như bánh mì, xôi, bánh bao,… giá chỉ khoảng 10 nghìn đồng.
  • Hạn chế các món ăn vặt hàng ngày

Hãy thử nghĩ xem một bữa lẩu, hoặc một món trong thực đơn đồ nướng cũng đủ để mua nguyên liệu nấu ăn cả một bữa rồi đúng không nào?

Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện nước

Tiết kiệm điện nước

Tiết kiệm điện nước

Hãy bắt đầu ngay từ những thói quen nhỏ nhất như tắt đèn khi không sử dụng, không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 24 độ C), sử dụng các thiết bị tính năng tiết kiệm điện,… Đối với việc sử dụng nước, không để vòi chảy trong thời gian chờ, kiểm tra đường ống để tránh rò rỉ,…

Đây là cách tốt nhất giúp bạn giảm bớt áp lực lên hóa đơn điện, nước hàng tháng. Đồng thời, bảo vệ tài nguyên quốc gia.

Lên danh sách trước khi đi mua sắm

Trước khi đi mua sắm, hãy lên danh sách tất cả các sản phẩm mà bạn cần mua. Từ danh sách này, bạn có thể dự tính được số tiền cần mang theo để mua sắm. Tránh việc đem quá nhiều tiền, dễ sa đà vào những món đồ không cần thiết, lãng phí tiền bạc.

Việc này không chỉ giúp bạn giảm bớt thời gian mua sắm, mà còn hạn chế tình trạng “vung tay quá trán” mua những đồ không cần thiết.

Hãy tự làm mọi việc

Cùng nhau làm việc nhà

Cùng nhau làm việc nhà

Cố gắng dành thời gian cuối tuần để tự mình làm mọi việc, cùng nhau chia sẻ việc nhà, thay vì bỏ một khoản tiền để thuê người dọn dẹp nhà cửa.

Nếu có thể, hãy học cách tự sửa chữa những thiết bị điện đơn giản. Sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ thay vì thuê thợ.

Tìm cách tăng thêm thu nhập

Tăng thêm thu nhập

Tăng thêm thu nhập

Nếu không thể tiêu ít đi, hãy tìm cách kiếm tiền nhiều hơn. Ngoài giờ hành chính, bạn có thể tìm một công việc làm thêm để tăng thu nhập hàng tháng.

Gia sư, bán hàng online, lái taxi,… là những công việc có giờ giấc linh hoạt, thích hợp để làm thêm ngoài giờ. Nếu làm việc hiệu quả, bạn sẽ có một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng.

Ngoài ra, nếu bạn đang có một khoản tiền dư, có thẻ cân nhắc gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào các dự án mà bạn cảm thấy an toàn.

Thanh lý các đồ đã cũ

Dành thời gian thu dọn những món đồ ít dùng hoặc không dùng tới mà vẫn sử dụng tốt như giày dép, quần áo, linh kiện cũ,… Sau đó đăng bán với giá rẻ qua các trang mạng xã hội.

Việc này có thể giúp bạn tối đa hóa diện tích sử dụng cho ngôi nhà, mà còn có thể thu về một khoản tiền phục vụ cho những khoản chi tiêu cần thiết khác.

Kết luận

Tiết kiệm là một cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp bạn giải quyết được các vấn đề liên quan đến tài chính. Trong tiết kiệm đừng phân loại số tiền mệnh giá lớn hay nhỏ. Số tiền nhỏ nhưng nếu tạo được thói quen thu thập tiền lẻ và kiểm soát chúng bạn có thể tạo ra số tiền lớn. 

Ngay bây giờ bạn có thể bắt đầu bằng việc mua một con heo đất hoặc một hũ chuyên để đựng những đồng tiền lẻ và tích lũy chúng mỗi ngày. Nhưng bạn nên nhớ tiết kiệm tiền cần thực hiện sớm, nghiêm túc và đều đặn. Tiết kiệm cho tương lai chưa bao giờ là đủ. Nếu chưa giàu bạn cũng sẽ có cuộc sống thỏa mái và đầy đủ hơn.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC