Cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình hiệu quả và khoa học

0
Chi tiêu tiền

Chi tiêu trong gia đình là gì? Làm thế nào để giảm bớt các khoản chi tiêu trong gia đình nhưng vẫn không ảnh hưởng đến cuộc sống? Chính là điều mà nhiều chị em nội trợ quan tâm. Bởi trong thời gian gần đây, nhất là trong mùa dịch covid. Nền kinh tế trên khắp thế giới và trong nước bị ảnh hưởng nặng nề.

Kinh tế ngày càng khó khăn, vậy làm thế nào để cắt giảm bớt những chi tiêu không hợp lý trong gia đình? Các khoản chi tiêu trong gia đình gồm những khoản chi nào? Cách chi tiêu trong gia đình như thế nào là hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Chi tiêu trong gia đình là gì?

Chi tiêu trong gia đình

Chi tiêu gia đình là tất cả các khoản chi phí nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu, các chi phí phát sinh trong đời sống hàng ngày từ nhu cầu vật chất cho đến nhu cầu về tinh thần. Mỗi gia đình sẽ có chi tiêu trong gia đình khác nhau.

Các khoản chi tiêu trong gia đình

Khoản chi tiêu phục vụ nhu cầu sinh hoạt

Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào quy mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình , việc mua sắm thức ăn, các vận dụng cần thiết sẽ có các khoản chi tiêu khác nhau. Và trong đó sẽ bao gồm vài khoản như: Mua thực phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ ăn, thức uống,… Việc mua sắm này hầu như là thường xuyên và liên tục trong các gia đình.

Khoản chi cho dịch vụ

Các khoản chi này bao gồm: Tiền điện, nước, internet, điện thoại,… Mỗi thứ một ít nhưng gộp lại thường nó sẽ chiếm khoảng 20% tổng các chi tiêu.

Khoản chi cho việc học tập – giải trí

Khoản này bao gồm: Tiền học phí cho con, tiền học phí cho các buổi tập yoga, gym,… Ngoài ra còn thêm các khoản chi phí cho việc phụ đạo, ngoại ngữ và các kỹ năng như học đàn, múa hát,…

Với các khoản chi dành cho giải trí (khoản này phụ thuộc theo từng gia đình) sẽ có: Đi cafe, ăn uống cùng bạn bè, du lịch cùng gia đình,…

Khoản chi cho các hoạt động giao tiếp

Bao gồm dự các khoản chi cho hội họp, thăm viếng, sinh nhật, đám tiệc, cưới hỏi, quà cáp,… 

Tại sao nên lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu trong gia đình?

Trong gia đình nếu có con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, bạn sẽ có rất nhiều mục cần phải chi tiêu. Đó có thể là những chi phí định kỳ hay những khoản phát sinh đột ngột. Nếu không lập kế hoạch và liệt kê các khoản chi tiêu trong gia đình rõ ràng, sẽ khó có thể kiểm soát được tình hình tài chính của gia đình và gây ra nhiều rắc rối. 

Rất nhiều người có thu nhập cao, song song đó thì mục đích chi tiêu cũng không ít. Đây cũng chính là lý do nhiều gia đình hay thiếu hụt và không đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền cho tương lai. Hãy phân chia các khoản chi tiêu thật hợp lý để tránh bị động trước những tình huống phát sinh như ốm đau, hiếu hỉ… 

Lên kế hoạch chi tiêu cho gia đình

Lên kế hoạch chi tiêu cho gia đình

Đặc biệt, việc mất cân bằng tài chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc sống gia đình, hôn nhân phát sinh những mâu thuẫn không đáng có. Do đó, để không gặp phải quá nhiều áp lực về tài chính, gia đình bạn nên có kế hoạch kiểm soát chi tiêu trong gia đình cụ thể.

Cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình hiệu quả, khoa học

Cách chi tiêu khoa học Kakeibo

Kakeibo được biết đến là “Nghệ thuật tiết kiệm của người Nhật”. Lần thứ nhất được nói đến vào năm 1904 do nữ nhà báo recommend cho các bà nội trợ nhằm mục tiêu quản lý chi tiêu trong gia đình.

Phương pháp Kakeibo

Phương pháp Kakeibo

Theo giải pháp này, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 4 phong bì với 4 mong muốn khác nhau:

  • Tiền của thiết yếu: ăn uống, đi lại, y tế,…
  • Chi phí không thiết yếu: giải trí, mua sắm,…
  • Tiền bạc đầu tư: sách vở, khóa học,…
  • Tiền của phát sinh: ma chay, hiếu hỷ, sửa xe,…

Cuối mỗi tuần hãy kiểm tra lại kế hoạch chi tiêu của mình và giải đáp cho 4 câu hỏi:

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Thực tế chi tiêu bao nhiêu?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
  • Làm thế nào để tốt lên điều đó?

Từ đấy, bạn sẽ biết kế hoạch chi tiêu đã hợp lý chưa, cần thay đổi hay thắt chặt chi tiêu với những chi phí nào.

Quy tắc 50:30:20 từ các chuyên gia tài chính

Quy tắc chi tiêu gia đình tiết kiệm 50:30:20 được các chuyên gia và nhiều gia đình nhận xét vô cùng hiệu quả. Bởi quy tắc này sẽ giúp cân đối các chi phí chi tiêu và khiến gia đình bạn luôn sống ổn định cũng như giản đơn đáp ứng tất cả các vấn đề tài chính.

Hãy dành khoảng tối ưu 50% thu nhập hàng tháng kiếm được cho các tiền bạc cố định như tiền ăn uống, tiền nhà ở, đi lại và các hóa đơn tiện ích. Đây chính là các tiền bạc không thể không để đảm bảo sức khỏe cả gia đình luôn tốt, 50% là một phần trăm cao tuy nhiên bạn sẽ thấy nó vô cùng ý nghĩa.

30% thu nhập kế tiếp có thể dùng cho các nhu cầu chi tiêu cá nhân như: du lịch, giải trí và mua sắm. Tiền của thuộc danh mục này càng ít, tài chính càng được cam kết khi về già.

Cuối cùng dành 20% thu nhập còn lại cho mục đích tài chính như tiết kiệm, đầu tư và quỹ dự phòng. Đấy là việc mua xe, mua nhà, viện phí điều trị bệnh tật hay đơn giản là quỹ hưu trí khi về già.

Thay đổi thói quen khi sử dụng các dịch vụ

Thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ

Thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ

Cùng các thành viên trong gia đình chuyển sang sử dụng các trang mạng messenger, zalo,… thay vì gọi điện thoại trực tiếp.

Tiết kiệm điện bằng cách tắt hết các thiết bị điện khi không cần thiết và khi ra khỏi nhà. 

Văn khóa nước cho sát vào ngay sau khi sử dụng xong, tránh để nước rỉ suốt cả ngày.

Thay đổi thói quen mua sắm 

Nên lên danh sách cụ thể những thứ cần mua và cân nhắc xem thử mình có thật sự cần mua món đồ này không, nếu thật sự cần thiết mới mang về nhà và tuyệt đối không để phát sinh những khoản chi khác khi thấy món đồ này “hay hay”, cái này “ đẹp đẹp” trong khi bạn không thật sự cần sử dụng đến nó. 

Bỏ thói quen sử dụng hàng hiệu, nghiện mua sắm, đi spa để làm đẹp, đi bar để giải trí,…. vì chúng sẽ lấy đi của bạn một khoản thời gian và kinh phí rất lớn. Chính vì vậy để tiết kiệm tốt nhất bạn nên nói không với những thói quen này và tìm ra phương pháp thay thế phù hợp ngay tại nhà 

Bạn không nên chiều con quá mức và đáp ứng tất cả những đòi hỏi của chúng trong khi nhiều yêu cầu của các bé chỉ là đua đòi với bạn bè và không thật cần thiết. Là bố mẹ bạn hãy biết cách phân tích để các bé hiểu và có ý thức tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ nhé.

Ăn uống phù hợp 

Ăn ở nhà nhiều hơn

Việc ăn uống bên ngoài luôn tốn kém gấp 2, gấp 3 lần so với ăn ở nhà, đồng thời chất lượng và tính an toàn của thực phẩm cũng không đảm bảo. Chính vì vậy, thay vì ăn uống bên ngoài, bạn hãy biết cách thể hiện sự khéo léo của mình trong việc chế biến nên những món ăn vừa đủ chất, vừa lạ miệng, vừa thơm ngon, hấp dẫn, vừa tiết kiệm chi phí cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé.

Ăn uống tại nhà

Ăn uống tại nhà

Cân nhắc khi chọn mua thực phẩm  

Đừng nên mua những thực phẩm quá đắt tiền, hãy chọn mua những thực phẩm với giá cả phù hợp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả gia đình nhé. Đặc biệt bạn nên mua thực phẩm với số lượng vừa phải, tránh mua quá nhiều một lần sẽ dẫn đến tình trạng bạn sử dụng không hết, chúng bị hư hỏng và bạn đã lãng phí một khoản đáng kể rồi.

Hạn chế đối với những thực phẩm không thật cần thiết: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có gas, đồ ăn vặt,…

Cả nhà cùng nhau nuôi heo tiết kiệm

Ngay từ đầu năm, hãy sắm ngay 1 con heo đất thật to, thật đẹp để cả gia đình cùng nhau nuôi heo tiết kiệm. Cách này tuy rất cổ điển nhưng hiệu quả của nó vẫn không thay đổi chút nào đâu, vợ chồng, con cái trong gia đình hãy cùng nhau để vào đó những đồng tiền lẻ, những khoản tiết kiệm được như bạn đi chợ ít tiền hơn so với dự tính nhờ trả giá và lựa chọn thực phẩm thông minh, bạn từ chối một lời mời đi cà phê với bạn bè, bạn nhận được thưởng, tiền làm thêm ở cơ quan, hoặc các bé có tiền mừng tuổi, tiền thưởng…

Bố mẹ hãy noi gương và khuyến khích các bé tiết kiệm nuôi heo cùng với mình, đây cũng là cách thức dạy các bé yêu tính tiết kiệm rất hay và hiệu quả. Cuối năm hoặc 2,3 năm bạn đập heo ra chắc chắn sẽ thu được một khoản không nhỏ. 

Hạn chế số lần giặt áo quần để tiết kiệm chi tiêu gia đình

Hạn chế số lần giặt quần áo

Hạn chế số lần giặt quần áo

Dù bạn sử dụng máy giặt hay giặt tay thì việc hạn chế số lần giặt áo quần sẽ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu gia đình cực kỳ hiệu quả. Đối với áo quần bẩn, nếu không thật sự cần thiết, không nên thay ra là giặt ngay mà hãy để đến khi gần đủ dung tích máy giặt hoặc vừa sức cho một lần giặt tay thì mới giặt một thể. 

Tất nhiên bạn cũng không nên để áo quần chất đống, bốc mùi mới mang đi giặt đâu, tốt nhất 1 tuần giặt 2 lần là vừa tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí vừa phù hợp với đặc tính đảm bảo vệ sinh.

Thống nhất về cách sử dụng tiền bạc để tiết kiệm chi tiêu gia đình

Việc tiết kiệm chi tiêu gia đình sẽ hiệu quả hơn, bền vững hơn nếu cả gia đình cùng đồng thuận trong cách sử dụng tiền bạc, đặc biệt là vợ chồng nên cùng nhau cân nhắc, thỏa thuận về cách chi tiêu, cách tiết kiệm, cách quản lý tiền bạc, cách sinh hoạt gia đình sao cho hợp lý nhất, hiệu quả nhất với tinh thần sống tiết kiệm hơn so với số tiền mình làm ra và mỗi tháng phải tiết kiệm được ít nhất 10% thu nhập. 

Kết luận

Trên đây là khái niệm chi tiêu trong gia đình và bí quyết tiết kiệm chi tiêu trong gia đình mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình những phương thức tiết kiệm linh động, phù hợp, mang lại hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công và góp phần đưa gia đình phát triển bền vững, thịnh vượng nhé.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC