Cách chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 4 người

0
Chi tiêu tiền

Nghĩ đến tương lai, bạn không thể bỏ qua bước tiết kiệm chi tiêu từ ngay bây giờ. Thay vì sự thỏa mái của cuộc sống độc thân. Cuộc sống hôn nhân khi bạn có con cái khác hoàn toàn. Bạn bắt buộc phải học cách tối ưu hóa chi tiêu cho gia đình. Chi tiêu gia đình 4 người không phải là điều dễ dàng, nhất là các gia đình ở thành phố. Sau đây là các cách bạn có thể sử dụng để lên kế hoạch và quản lý chi tiêu gia đình 4 người hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu xem là gì nhé!

Lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Một bước vô cùng quan trọng và nhất định phải có nếu bạn muốn quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả chính là lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Hãy đặt mục tiêu cụ thể như với ngân sách 25 triệu/tháng bạn muốn tiết kiệm được 10 triệu mỗi tháng. Vậy cần làm gì? 

Có thể bạn không nhận ra nhưng khi có mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng lập nên bản kế hoạch cụ thể và rõ ràng hơn rất nhiều. 

  • Lập kế hoạch chi tiêu giúp bạn dự trù được các khoản chi.
  • Hạn chế sự tiêu xài phung phí. 
  • Kiểm soát tốt hơn dòng tiền của gia đình.

Quản lý chi tiêu cá nhân đã là khó, quản lý chi tiêu gia đình 4 người lại càng khó hơn. Do vậy cần có sự linh hoạt và kỷ luật để có thể tối ưu nhất chi tiêu gia đình.

Có mục tiêu, có kế hoạch rồi bạn hãy bắt đầu liệt kê và ước lượng con số cho các khoản chi tiêu hàng tháng của gia đình. Nó có thể là tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, tiền học phí cho con,… Rồi dựa vào con số chi tiêu cố định đó và tổng thu nhập của gia đình, con số mong muốn tiết kiệm để điều chỉnh các khoản chi theo nhu cầu khác. 

Lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng

3 phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả bạn có thể tham khảo sau đây:

  • Phương pháp JARS – 6 hũ tài chính 
  • Chi tiêu khoa học Kakeibo
  • Phương thức chi tiêu khoa học theo nguyên tắc 50/20/30

Để tiết kiệm được 10 triệu mỗi tháng khi ngân sách bạn có là 25 triệu, chúng ta sẽ cùng thử áp dụng lần lượt 3 phương pháp trên để xem sẽ như nào nhé!

Thứ nhất với phương pháp 6 hũ tài chính:

Phương pháp JARS – 6 hũ tài chính 

Phương pháp JARS – 6 hũ tài chính

  • Nhu cầu thiết yếu (NEC) – 40%: Bạn nên dành tối đa 10 triệu ngân sách để phục vụ nhu cầu thiết yếu. Trong đó dành ra khoảng 3 triệu cho thuê nhà; 6 triệu cho ăn uống; 800.000 nghìn chi phí điện nước mạng; 200.000 nghìn cho chi phí khác.
  • Tiết kiệm dài hạn (LTS) – 40%: Tức là bạn dành ra 10 triệu cho những mục tiêu lâu dài.
  • Tự do tài chính (FFA) – 5%: Tức là bạn dành ra 1,25 triệu đồng cho đầu tư sinh lời.
  • Giáo dục đào tạo (EDU) – 10%: Bạn chi tiêu tối đa là 2,5 triệu mỗi tháng cho quỹ này đầu tư học tập cho con cái. 
  • Hưởng thụ (PLAY) – 4%: Bạn nên dành cho quỹ này tối đa 4% tức 1 triệu để mua sắm và du lịch.
  • Cho đi (GIVE) – 1%: Bạn nên dành khoảng 250.000 nghìn mỗi tháng để sẻ chia, giúp đỡ những người khó khăn hơn.

Thứ hai với phương pháp Kakeibo

Phương pháp Kakeibo 

Phương pháp Kakeibo

Nguyên tắc sử dụng Kakeibo chính là đi trả lời 4 câu hỏi sau: 

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
  • Bạn đã tiêu bao nhiêu?
  • Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?

Trả lời lần lượt 4 câu hỏi trên như sau:

  • Bạn đang có ngân sách 25 triệu/tháng. Bạn cần ghi lại những khoản chi tiêu cố định mà chắc chắn bạn phải thanh toán (tiền thuê nhà, tiền điện nước, Internet, …). Điều này sẽ giúp bạn biết được số tiền mình có thể tiêu trong tháng này sẽ ở mức như thế nào. 
  • Mục tiêu tiết kiệm 10 triệu/tháng. 
  • Đã tiêu bao nhiêu tùy thuộc vào tình trạng hiện tại mỗi gia đình. Hãy cố gắng không động vào số tiền mục tiêu 10 triệu này khi chi tiêu trong những tuần tiếp theo. 
  • Cách để cải thiện là bạn hãy cắt giảm ngay những khoản không cần thiết. Theo dõi, điều chỉnh chi tiêu sao cho đạt được mục tiêu 10 triệu/tháng. Để theo dõi bạn hãy cài ngay app quản lý chi tiêu để quản lý dễ dàng hơn.

Thứ ba với nguyên tắc quản lý chi tiêu 50/20/30

Nguyên tắc 50/20/30

Nguyên tắc 50/20/30

  • Nhu cầu thiết yếu (50%): Tức là với 25 triệu đồng bạn được phép chi tối đa là 12,5 triệu đồng cho nhu cầu này. Nhu cầu tiền nhà khoảng 3 triệu đồng, 6 triệu tiền ăn, 2 triệu tiền học cho con, tiền điện nước mạng khoảng 1 triệu, 500.000 nghìn cho chi phí khác. 
  • Chi tiêu cá nhân (30%): Tuy nhiên khoản này sẽ bị cắt giảm xuống còn 10% tổng thu nhập. Tức mỗi tháng bạn sẽ chi cho khoản này tối đa 2,5 triệu đồng. Khoản này dành cho các hoạt động cá nhân như mua sắm, giải trí, từ thiện, học tập, du lịch,….
  • Tiết kiệm (20%): Bạn phải điều chỉnh cho khoản này 40% tổng thu nhập. Tức mỗi tháng bạn phải để dành ra được 10 triệu đồng dành cho 2 quỹ chính là quỹ tiết kiệm dự phòng và trả nợ nếu có. 

Đầu tư đi đôi với tiết kiệm

Nếu bạn đang lập kế hoạch dài hạn, đang tiết kiệm cho việc nghỉ hưu, hay chuẩn bị lo học phí đại học của con bạn. Chỉ tiết kiệm thôi chưa thể đủ, bạn cần cân nhắc đầu tư để thu lời nhanh hơn. Bạn có thể thực hiện song song cả hai để sớm đạt được mục tiêu trong tương lai như mua nhà, mua xe, mua đất,…

Hiện nay có rất nhiều kênh đầu tư mới ngoài các kênh như vàng, tiết kiệm ngân hàng,… giúp bạn có được lợi nhuận cao. Chịu khó bỏ chút thời gian tìm hiểu và nghiên cứu kỹ bạn sẽ tìm được kênh đầu tư phù hợp với mình.

Một lựa chọn khác là đầu tư vào đầu mục tiêu dài hạn và từ từ chuyển sang tiết kiệm khi mục tiêu của bạn gần hơn. Điều này giúp tránh rủi ro của việc giá trị đầu tư giảm đột ngột từ đó có thể làm trễ mục tiêu của bạn. 

Cắt giảm khoản chi tiêu không cần thiết

Câu hỏi đặt ra, vậy đâu là khoản chi tiêu không cần thiết? Bạn có thấy hình ảnh quen quen, khi chỉ vì thấy giảm giá bạn sẵn sàng chi tiền mua những món đồ trước đó chẳng có nhu cầu. 

Ví dụ như tuy máy giặt nhà bạn hơi cũ nhưng vẫn chạy ổn định và không có vấn đề. Nhưng chỉ vì bên điện máy giảm giá sập sàn tới 50% mà bạn quyết định chốt đơn chiếc máy giặt mới. Quyết định này thậm chí ngốn sạch toàn bộ số tiền bạn định tiết kiệm trong tháng mà lại không giải quyết được vấn đề gì. Hay những bộ đồ cuối hè giảm giá bạn tưởng được hời mà rước về. Nhưng đâu ngờ rằng mùa hè năm sau bạn bỏ ra mặc thì đã lỗi mốt hoặc bạn đã không còn thích chúng nữa. 

Một vài tips giúp bạn tránh mua sắm quá đà:

  • Định hình lại phong cách, không ham hố mua đồ sale, sặc sỡ, cầu kỳ… Nên có vừa đủ quần áo, điều này cũng giúp bạn bớt phải suy nghĩ xem hôm nay mặc gì.
  • Cố gắng chỉ sở hữu cái thực sự cần thiết bằng những câu hỏi: liệu mua về mình có dùng nó mỗi ngày không? Nếu chỉ dùng 1-2 lần bạn tốt nhất không nên đầu tư. 
  • Mua cái gì thì hãy mua cái tốt nhất, thực sự ưng ý, lúc nào có nhu cầu hãy mua. Không mua đồ theo cảm tính hoặc bị giảm giá mời chào.
  • Thay vì thói quen uống cafe mỗi sáng tại các quán cafe, hãy tiết kiệm khoản này bằng việc dùng cafe pha sẵn hoặc cafe phin.
  • Thay vì tụ tập nhậu nhẹt tại hàng quán tốn tới cả triệu đồng mỗi lần. Hãy ăn uống và mời bạn tới nhà để tiết kiệm chi phí.

Làm được những điều đơn giản trên, mỗi tháng bạn cũng tiết kiệm được cho ngân sách gia đình ít nhất vài triệu đồng đó.

Sử dụng app quản lý chi tiêu

Ghi chép chi tiêu vốn vô cùng cần thiết và đem lại rất nhiều hiệu quả cho gia đình. Đôi khi việc ghi chép chi tiêu sẽ giúp bạn nhìn lại một cách chi tiết nhất các khoản chi của mình trong thời gian qua. Khi đặt ra hạn mức chi và theo dõi chi tiêu hàng ngày bạn có thể dễ dàng kiểm soát được chi tiêu. 

Một số ứng dụng quản lý chi tiêu

Một số ứng dụng quản lý chi tiêu

Tại sao thay vì ghi chép, dùng app chi tiêu lại là một giải pháp tối ưu hơn?

  •  Không đơn giản là tiện lợi mà nó còn miễn phí và lưu trữ thông tin tốt hơn nhiều lần so với ghi chép bằng sổ tay. 
  • Tích hợp cùng chiếc điện thoại vô cùng tiện lợi, ứng dụng giúp bạn và gia đình ghi chép chi tiêu rõ ràng và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
  • Thậm chí cả hai vợ chồng có thể dùng chung tài khoản để cùng ghi chép chi tiêu để có thể theo dõi tốt nhất. 
  • Ngoài ra, các app chi tiêu còn có tính năng ghi chép chi tiêu theo chuyến đi/sự kiện, giúp tính tiền chi cho mỗi thành viên, tính năng lên danh sách khi đi siêu thị. 

Một số app chi tiêu được nhiều người dùng đánh giá cao như: Money Lover, Sổ thu chi Misa, Money Keeper, PocketGuard,…

Kết luận

Dù bạn có giàu có hay không thì tiết kiệm vẫn là một đức tính tốt mà mỗi người nên học hỏi và rèn luyện. Đặc biệt là chi tiêu tiết kiệm khi bạn đã có gia đình. Không phải ai cũng làm tốt việc tiết kiệm chi tiêu gia đình 4 người. Tuy tiết kiệm quan trọng nhưng đừng quên đảm bảo cân bằng và chi tiêu cho việc hưởng thụ nữa nhé.

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC