Lương 10 triệu tiết kiệm như thế nào để luôn dư dả

0
Tiết kiệm tiền

Tiết kiệm tiền vốn là vấn đề khá nan giải. Bởi nói thì rất dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện lại thấy sao khó vậy. Với mức lương 10 triệu đồng mỗi tháng, làm sao để luôn dư dả là câu hỏi khiến bao người đau đầu. Vậy phải làm gì, chi tiêu như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bạn phải thật sự quyết tâm

Rất nhiều người xong khi đọc các bài viết, các cách hướng dẫn để giúp tiết kiệm tiền nhưng đọc xong lại không hề thay đổi. Cũng không bắt tay vào thực hiện mà chỉ để việc tiết kiệm tiền trong suy nghĩ mà thôi. Thứ họ đang thiếu chính là sự quyết tâm. 

Bạn phải thật sự quyết tâm

Bạn phải thật sự quyết tâm

Thành công luôn đón chờ những ai kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu mà họ đã chọn. Trong cuộc đời, không phải ai cũng có được ý chí mạnh mẽ. Ý chí không tự sinh ra cùng con người mà phải hình thành qua quá trình rèn luyện từ những việc nhỏ cùng với những trải nghiệm về những bài học thành công và thất bại trong cuộc đời. Quyết tâm ở đây không nhất thiết là việc lớn lao, to tát mà thường chỉ là những việc rất bình thường như ý thức kỷ luật trong sinh hoạt, việc thực hành nếp sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, ăn uống vui chơi điều độ hay tiết kiệm.

Bạn phải làm công tác tư tưởng cho bản thân ngay hôm nay. Dành 100% sự quyết tâm để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tiền dành cho tương lai hoặc thực hiện các ước mơ của bản thân.

Lập kế hoạch chi tiêu

Kế hoạch chi tiêu cá nhân là kế hoạch đưa ra những khoản chi tiêu, việc cần làm trong việc sử dụng tiền bạc, từ chi, tiêu đến tiết kiệm. Với mục tiêu quản lý tài chính một cách thông minh, hợp lý. Thậm chí  tạo thêm được lợi nhuận thông qua cách quản lý, lên kế hoạch này. Khi bạn có một kế hoạch chi tiêu cá nhân khoa học thì bạn sẽ phân bổ được ngân sách của mình một cách hợp lý, chi tiêu thông minh. Đặc biệt là đầu tư hiệu quả hơn và kiếm được khoản tiền lớn cho mình.

Để có một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh, hãy bắt đầu với 3 bước ngắn gọn sau đây:

Bước 1: 

Việc đầu tiên chính là ghi chép lại tất cả khoản chi hàng ngày của bạn để biết về thói quen chi tiêu của bạn trong vòng 1 tháng.

  • Ghi lại và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: tiền mặt, thẻ ATM, thẻ tín dụng. 
  • Lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet, tiền mua sắm… và các khoản chi cố định khác. 
  • Đến cuối tháng, bạn sẽ có 1 danh sách tổng kết mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu cho tháng sau. 
Ghi chép lại tất cả khoản chi hàng ngày 

Ghi chép lại tất cả khoản chi hàng ngày

Bước 2: 

Phân loại các khoản chi rõ ràng. Sau 1 tháng ghi chép, bạn sẽ bắt đầu phân loại và đánh giá xem mình đã chi tiêu như nào. Ví dụ trước đây khi chưa tiết kiệm bạn chi tiêu như sau:

Thu nhập hàng tháng: 10.000.000 VNĐ

Chi tiêu hàng tháng:

  • Tiền thuê nhà: 2.000.000 VNĐ 
  • Tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe: 1.000.000 VNĐ
  • Nhu yếu phẩm: 1.000.000 VNĐ
  • Tiền ăn: 3.000.000 VNĐ
  • Mua sắm khác: 2.000.000 VNĐ
  • Tiền tiết kiệm: 1.000.000 VNĐ
Phân loại các khoản chi rõ ràng

Phân loại các khoản chi rõ ràng

Bước 3: 

Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu.

Sau khi đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Chúng ta bắt tay vào bước quan trọng nhất chính là lập nên kế hoạch chi tiêu chi tiết và rõ ràng. Bạn nhận ra mình đang lãng phí tiền những khoản nào. Từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn. 

Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu

Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu

Chẳng hạn như sau:

Thu nhập hàng tháng: 10.000.000 VNĐ

Chi tiêu hàng tháng:

  • Tiền thuê nhà: 1.000.000 VNĐ (Giảm bớt khoản này bằng cách ở ghép hoặc ở kí túc xá)
  • Tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe: 600.000 VNĐ (Vì ở chung với bạn nên khoản này sẽ đỡ hơn)
  • Nhu yếu phẩm: 400.000 VNĐ (Dùng chung với bạn sẽ giúp tiết kiệm hơn vì chỉ nấu 1 lần cho nhiều người, khi đó đỡ tiền gas tiền dầu ăn mắm muối)
  • Tiền ăn: 2.000.000 VNĐ (Nấu ăn ở nhà thay vì ăn hàng quán giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền)
  • Mua sắm khác: 1.000.000 VNĐ (Hạn chế mua đồ không cần thiết chính là tiền đề để bạn đạt được mục tiêu tiết kiệm)
  • Tiền tiết kiệm: 5.000.000 VNĐ

Vậy là với những điều chỉnh nhỏ, thay vì mỗi tháng chỉ dư ra 1 triệu đồng thì nay bạn có thể để được 5 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng. 

Áp dụng các quy tắc quản lý chi tiêu

Nếu bạn chưa biết nên phân bổ thu nhập vào các khoản chi như thế nào, hãy áp dụng các công thức nổi tiếng được hàng triệu người trên thế giới sử dụng.

Để phù hợp với mức ngân sách của bạn, chúng tôi gợi ý 2 quy tắc sau:

  • Quy tắc 50/20/30
  • Quy tắc 70/30

Lương 10 triệu đồng/tháng, tiết kiệm như nào với 2 quy tắc quản lý chi tiêu trên?

Quy tắc đầu tiên đơn giản cho người mới bắt đầu quản lý tài chính là quy tắc 50/20/30. 

  • 50% thu nhập của bạn được dùng cho các chi phí thiết yếu trong cuộc sống như tiền ăn, ở, đi lại, thanh toán hóa đơn tiện ích. 
  • 20% sẽ dùng để tiết kiệm, trích lập dự phòng rủi ro, trả nợ. 
  • 30% còn lại dùng cho các chi tiêu cá nhân như du lịch, giải trí, mua sắm.
Quy tắc 50/20/30

Quy tắc 50/20/30

Áp dụng với mức lương 10 triệu đồng/tháng chúng ta sẽ có sự phân bổ chi tiêu như sau:

  • Chi phí thiết yếu – 50%: Bạn dành 5 triệu từ thu nhập cho khoản này.

Trong đó 1 triệu tiền nhà, 3 triệu ăn uống, 500.000 nghìn đồng chi trả điện nước và 500.000 nghìn cho xăng xe và chi phí khác.

  • Tiết kiệm – 20%: Dành 2 triệu dùng để tiết kiệm, trích lập dự phòng rủi ro, trả nợ. 
  • Chi tiêu cá nhân – 30%: Còn lại 3 triệu đồng dùng cho mong muốn cá nhân như du lịch, giải trí, mua sắm.

Vậy là nếu áp dụng đúng theo quy tắc, mỗi tháng bạn dành ra được ít nhất 2 triệu đồng tiết kiệm. Tuy nhiên tùy theo mục tiêu mỗi người mà sẽ có sự điều chỉnh các khoản chi cho phù hợp.

Quy tắc thứ 2 cũng vô cùng dễ thực hiện là quy tắc 70/30. 

Trong đó: 

  • 70% sẽ được chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu 
  • 30% còn lại sẽ để tiết kiệm và đầu tư

Áp dụng với mức lương 10 triệu đồng/tháng chúng ta sẽ có sự phân bổ chi tiêu như sau:

  • Nhu cầu thiết yếu – 70%: Chi tiêu tối đa 7 triệu đồng cho các nhu cầu thiết yếu.

1,5 triệu thuê phòng

3 triệu ăn uống

1 triệu cho chi phí mua sắm quần áo mỹ phẩm

500.000 nghìn đồng chi trả điện nước mạng 

300.000 nghìn đồng chi phí đi lại

700.000 nghìn đồng chi phí học tập và chi phí khác

  • Tiết kiệm và đầu tư – 30%: Dành ra 3 triệu đồng tiết kiệm và đầu tư.

Nếu áp dụng đúng theo quy tắc, mỗi tháng bạn dành ra được ít nhất 3 triệu đồng tiết kiệm. Vậy là không quá khó để có thể lập nên một kế hoạch chi tiêu với mức lương 10 triệu/tháng đúng không? Hãy bắt tay vào thực hiện để thấy hiệu quả ngay nhé.

Sử dụng app quản lý chi tiêu

Bạn có nghĩ rằng mình đã lãng phí quá nhiều thời gian ghi chép thay vì sử dụng app để quản lý chi tiêu chưa? Tại sao thay vì ghi chép, bạn không dùng app chi tiêu. Phải chăng bạn sợ rắc rối, hay do bạn chưa biết đến sự tiện lợi mà những ứng dụng này đem lại.

Sử dụng app quản lý chi tiêu

Sử dụng app quản lý chi tiêu

Không đơn giản là tiện lợi mà nó còn miễn phí và lưu trữ thông tin tốt hơn nhiều lần so với ghi chép bằng sổ tay. Tích hợp cùng chiếc điện thoại vô cùng tiện lợi, ứng dụng giúp bạn ghi chép chi tiêu rõ ràng và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Ngoài ra, các app chi tiêu còn có tính năng ghi chép chi tiêu theo chuyến đi/sự kiện, giúp tính tiền chi cho mỗi thành viên, tính năng lên danh sách khi đi siêu thị. Quá là tiện lợi đúng không?

Một số app chi tiêu được nhiều người dùng đánh giá cao như: Money Lover, Sổ thu chi Misa, Money Keeper, PocketGuard,…

Đầu tư từ sớm

Đầu tư là cơ hội kiếm tiền khá nhanh nếu bạn biết tận dụng thời cơ. Có rất nhiều kênh đầu tư dành cho bạn bắt đầu với số vốn nhỏ. Có thể kể đến như đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, đầu tư quỹ mở, đầu tư bất động sản Nhật Nam,…

Nên đầu tư từ sớm

Nên đầu tư từ sớm

Nếu bạn bắt đầu đầu tư từ sớm, không chỉ có cơ hội kiếm tiền bạn còn được:

  • Có thêm nhiều trải nghiệm cho sau này.
  • Có thêm hiểu biết và kiến thức mới.
  • Mở rộng mối quan hệ ở những lĩnh vực mới.
  • Đầu tư luôn đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với tiết kiệm.

Bất kỳ kênh đầu tư nào cũng sẽ có rủi ro. Tuy nhiên so với cơ hội nó đem lại thì rủi ro đó xứng đáng để bạn mạo hiểm. Đương nhiên bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu một kênh đầu tư nào đó nhé. 

Kết luận 

Hãy chắc chắn là bạn sẽ bắt tay vào thực hiện tiết kiệm ngay sau bài viết này nhé! Chúc bạn tiết kiệm tiền thành công với mức lương 10 triệu mỗi tháng mà vẫn tha hồ dư dả.

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC