Quyền sử dụng đất của hộ gia đình được quy định thế nào?

0
Đầu tư BĐS

Quyền sử dụng đất của hộ gia đình là gì?

Quyền sử dụng đất của hộ gia đình là quyền sử dụng đất chung của tất cả các thành viên trong hộ gia đình có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất… Nếu thực hiện bất kỳ giao dịch nào về quyền sử dụng đất đều cần sự nhất trí, đồng tình của những người có tên trong hộ gia đình.

Quyền sử dụng đất của hộ gia đình là gì?

Quyền sử dụng đất của hộ gia đình là gì?

  • Quyền sử dụng đất hộ gia đình được thể hiện thông qua việc sổ đỏ ghi tên hộ gia đình. 
  • Sổ đỏ là tên thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nó là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất.

Quyền sử dụng đất hộ gia đình bao gồm những quyền gì?

Các thành viên trong hộ gia đình cần nắm rõ một số quy định sau để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền sử dụng đất hộ gia đình bao gồm những quyền gì?

Quyền sử dụng đất hộ gia đình bao gồm những quyền gì?

Căn cứ Khoản 1, Điều 179, Luật Đất đai quy định quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân bao gồm:

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thường được người dân gọi là sổ đỏ).

– Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

– Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

– Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

– Được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Điều kiện ghi tên hộ gia đình sử dụng đất trên Giấy chứng nhận

Điều kiện ghi tên hộ gia đình sử dụng đất trên Giấy chứng nhận được quy định tại Khoản 29, Điều 3, Luật Đất đai như sau:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Như vậy, điều kiện ghi tên hộ gia đình sử dụng đất trên Giấy chứng nhận là:

– Những người có mối quan hệ sau:

  • Quan hệ hôn nhân như vợ chồng
  • Quan hệ huyết thống như cha mẹ đẻ với con đẻ
  • Quan hệ nuôi dưỡng như cha mẹ nuôi với con nuôi.

– Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước:

  • Giao đất
  • Cho thuê đất
  • Công nhận quyền sử dụng đất
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất

– Có quyền sử dụng đất chung thông qua các hình thức như: 

  • Cùng nhau đóng góp, tạo lập, hoặc 
  • Được tặng cho, thừa kế chung…

Ai sẽ là người đứng tên trên Giấy chứng nhận?

Việc quyết định ai sẽ là người đứng tên trên Giấy chứng nhận được quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5, Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTNMT như sau:

“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó”.

Như vậy, theo quy định trên thì:

  • Nếu chủ hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì trên Giấy chứng nhận sẽ ghi là: “Hộ gia đình, gồm ông…” hoặc “Hộ gia đình, gồm bà…”.
  • Nếu chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì trên Giấy chứng nhận sẽ ghi tên người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất với các thành viên khác.
  • Đồng thời, dòng tiếp theo sẽ ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (thông tin của người cùng chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.

Lưu ý khi giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Khi giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, bạn nên lưu ý một số điều sau: 

  • Người có tên trên Giấy chứng nhận chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi được sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên trong hộ gia đình.
  • Các văn bản đó phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu muốn thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đều phải được sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất.

Những điều trên đều được quy định tại Khoản 5, Điều 14, Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định như sau:

“5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.

Sổ đỏ hộ gia đình và sổ đỏ cá nhân có gì khác nhau?

Sổ đỏ cá nhân là gì? 

Sổ đỏ cá nhân là Giấy chứng nhận ghi tên cá nhân sử dụng đất hay người được quyền sử dụng đất:

  • Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất
  • Được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức như: nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, chuyển đổi quyền sử dụng đất…

Phân biệt sổ đỏ hộ gia đình và sổ đỏ cá nhân

Một số điểm khác biệt của sổ đỏ hộ gia đình và sổ đỏ cá nhân như sau:

Tiêu chí so sánh Sổ đỏ hộ gia đình Sổ đỏ cá nhân
Đặc điểm Không phải tất cả thành viên có tên trong hộ khẩu đều có chung quyền sử dụng đất mà cần đáp ứng được các điều kiện sau:

– Các thành viên trong gia đình phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

– Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

=> Vì vậy, thế hệ con sinh ra sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất… sẽ không có chung quyền sử dụng đất với hộ gia đình.

Sổ đỏ cá nhân chỉ ghi tên cá nhân có quyền sử dụng đất.
Thông tin ghi tại trang 1 sổ đỏ – Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi thông tin của chủ hộ hộ gia đình.

– Nếu chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … 

– Nếu chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.

Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”

Lưu ý:

– Nếu cá nhân người sử dụng đất có Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”

– Nếu cá nhân người sử dụng đất có thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”

– Nếu chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”

Quyền sử dụng đất Khi chuyển quyền sử dụng đất (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất) đều cần sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất Sổ đỏ cá nhân là tài sản riêng của người được ghi tên trên sổ đỏ. Vì vậy, cá nhân sở hữu sổ đỏ có toàn quyền quyết định khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất đất nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên thì khi chuyển quyền sử dụng đất (chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho…) sẽ cần sự đồng ý của cả vợ và chồng và sự đồng ý này phải được thể hiện bằng văn bản, được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Có thể nói nếu quyền sử dụng đất mang tên hộ gia đình thì khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến quyền sử dụng đất đều cần sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình.

Kết luận 

Trên đây là thông tin về những quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo quy định hiện nay. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy để lại ngay phía dưới để chúng tôi giải đáp giúp bạn nhé!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC