Chứng khoán luôn là kênh đầu tư hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi khả năng sinh lời cao, đặc biệt khi đầu tư theo hình thức dài hạn sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn trong tương lai. Vậy tại Việt Nam có những mã chứng khoán nào uy tín và đáng đầu tư hay không? Dưới đây là chia sẻ về top 7 mã chứng khoán dài hạn và đang đầu tư tại Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Cập nhật thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Trong quý II/2021, Việt Nam phải đối mặt với đợt dịch thứ 4 của Covid 19, là đợt dịch nguy hiểm nhất trong 4 đợt dịch mà nước ta đã trải qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu quốc tế và trong nước đều đánh giá Việt Nam vẫn kiểm soát tốt. Tuy Do có dịch bệnh nhưng nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vẫn duy trì ở số dương, chứ không đến mức khủng hoảng như nhiều nước khác trên thế giới. Nhờ đó mà thị trường chứng khoán nước ta vẫn ổn định và có sắc xanh không đổi. Điển hình như sàn HOSE có những phiên chốt lời đạt ngưỡng 1.400 điểm và có phiên thanh khoản lên tới 25 nghìn tỷ.
Nhìn chung, tại Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán vẫn đang ở trạng thái cân bằng. Nhiều chuyên gia dự đoán: Trong thời gian sắp tới sẽ có những đợt tăng lớn trở lại, đặc biệt là nguồn vốn từ nước ngoài và theo đó là xuất hiện những cột mốc mới.
Do đó việc phát triển nguồn vốn và danh sách mã chứng khoán dài hạn, tiềm năng thu nhập là rất quan trọng. Những mảng như bất động sản, ngân hàng, xây dựng, công nghệ,… là những lĩnh vực mà chúng ta có thể mua cổ phiếu đầu tư.
Có thể bạn quan tâm: Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam
Top 7 mã chứng khoán nên đầu tư dài hạn
Cổ phiếu ngành ngân hàng
Bởi tính an toàn, ổn định và phù hợp với đầu tư dài hạn, không chỉ hiện tại mà trong nhiều năm qua cổ phiếu ngân hàng vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư khi theo hình thức đầu tư chứng khoán dài hạn.
Những ưu điểm của cổ phiếu ngân hàng:
- So với các ngành nghề khác cổ phiếu ngân hàng dễ dự đoán xu hướng hơn
- Tính thanh khoản cao
- Sự tăng trưởng dù không phải quá lớn nhưng rất ổn định
- Ngân hàng luôn là một ngành nghề hoạt động tốt, dù có dịch bệnh xảy ra vẫn giữ vững được vị thế của mình.
Tuy nhiên, có một điểm tồn đọng khiến các nhà đầu tư cân nhắc khi bỏ vốn đầu tư đó là ngành ngân hàng luôn tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu khiến giá cổ phiếu bị giảm. Do đó, những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm và kỹ năng tốt phù hợp với nhóm cổ phiếu này hơn.
Cổ phiếu Vietcombank, cổ phiếu Vietinbank, cổ phiếu ACB, cổ phiếu TPBank, cổ phiếu VPB, cổ phiếu Lienvietpostbank,… chính là những cổ phiếu tiềm năng của ngành ngân hàng.

Các mã cổ phiếu tiềm năng của ngành ngân hàng
Cổ phiếu ngành y tế – sức khỏe
Trong suốt gần 2 năm qua đại dịch Covid-19 bùng lên cùng những diễn biến khó lường cũng là cơ hội cho nhóm cổ phiếu lĩnh vực y tế – chăm sóc sức khỏe được dẫn đầu và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhu cầu về các dịch vụ y tế ngày càng cao khi ý nhận thức của con người về bệnh tật tăng lên. Vì vậy, đầu tư vào lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đang là chiến lược của nhiều cá nhân và doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, cổ phiếu cũng có xu hướng tăng và giá trị cũng tăng theo.
Cổ phiếu JVC – Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật; Cổ phiếu TNH – CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên; Cổ phiếu DHG – CTCP Dược Hậu Giang; Cổ phiếu TRA – Công ty CP Traphaco là những cái tên cổ phiếu y tế – sức khỏe tiềm năng trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Cổ phiếu ngành Fintech (Tài chính công nghệ)
Fintech là một cái tên “đang lên” trên thị trường chứng khoán, đây là ngành ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mặc dù chỉ mới gia nhập vào thị trường, nhưng tất cả các công ty Fintech khởi nghiệp hiện nay đều có chỗ đứng vững vàng. Đánh dấu bước ngoặt của xu hướng tương lai đó là lý do khiến mảng tiềm năng này được các ngân hàng đặc biệt quan tâm và đầu tư.
Tuy vậy, các hoạt động Fintech vẫn chưa được ban bố hành lang pháp lý đầy đủ, khiến các nhà đầu tư có những lo lắng khi đầu tư vào đây.
Hoạt động Fintech đã thâm nhập vào thị trường thế giới khá lâu với các sản phẩm như tiền ảo, chứng khoán, gọi vốn đầu tư, thanh toán điện tử, ngân hàng, giao dịch trực tuyến,…
Tại Việt Nam, những mã cổ phiếu Fintech rất hấp dẫn hiện nay trên thị trường là: Cổ phiếu TVS – Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt với 2 sản phẩm là Momo và ứng dụng Finhay, cổ phiếu FPT – Công ty Cổ phần FPT, cổ phiếu của Công ty Cổ phần VNG (VNG) – Với trang mạng xã hội Zalo và ví điện tử Zalopay, Cổ phiếu họ Viettel gồm có: VGI, VTP, CTR, trong hoạt động công nghệ Fintech, VGI, VTP, CTR là 3 mã cổ phiếu có tiềm năng và được đánh giá cao.

Cổ phiếu ngành Fintech
Cổ phiếu ngành nông nghiệp
Trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp mạnh nhất với những lợi thế về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, thời tiết,… Chính vì lý do này, các hoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ trong nước và xuất khẩu luôn được chú trọng và đầu tư. Nhờ vậy, cổ phiếu của ngành nông nghiệp luôn thu hút các nhà đầu tư quan tâm và tham gia.
Bên cạnh đó, xu hướng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta ngày càng tăng. Đó cũng là yếu tố có tác động tích cực đến các doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến các giá trị của ngành này.
Cổ phiếu của công CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – Mã HNG; Cổ phiếu của công ty CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An – Mã TAR); Cổ phiếu công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời – LTG; Cổ phiếu công ty cổ phần tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam – NSC; Cổ phiếu công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang, Công ty CP tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (NSC) là những cái tên cổ phiếu trong ngành nông nghiệp này.
Cổ phiếu ngành xây dựng – Vật liệu xây dựng
Nhu cầu xây dựng tại một nước đang phát triển như Việt Nam là không bao giờ thiếu. Cát, xi măng, gạch,… đều là những loại vật liệu hết sức cần thiết. Vậy nên, trong tương lai, nhà đầu tư sẽ thu được nhiều lợi nhuận nếu đầu tư theo chiến lược dài hạn vào cổ phiếu xây dựng.
Một số cổ phiếu tiêu biểu của ngành xây dựng hiện nay là: Cổ phiếu công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát – mã HPG; Cổ phiếu công ty CP Tập đoàn Hoa Sen – Mã HSG; Cổ phiếu Tổng Công ty Viglacera – VGC; Cổ phiếu công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường – VTI là những cái tên cổ phiếu tiêu biểu của ngành xây dựng. Trong nhiều năm trở lại đây, các mã cổ phiếu này cũng đều là những cổ phiếu có tên tuổi lớn trên thị trường xây dựng, nếu biết cách đầu tư sẽ thu lãi lớn.

Cổ phiếu ngành xây dựng
Cổ phiếu ngành vận chuyển (Logistics)
Ngành vận chuyển tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, và đang thu hút vốn từ nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Do nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến nên ngành giao vận chuyển rất phát triển, để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách đầy đủ, đòi hỏi phải có một hệ thống vận hành lớn. Qua đó, có thể thấy trong tương lai việc đầu tư vào cổ phiếu ngành vận chuyển sẽ đem lại nhiều lợi nhuận.
Cổ phiếu của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel – VTP: Với dịch vụ Viettel Post phát triển mạnh; Cổ phiếu Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Bưu Điện – EMS; Cổ phiếu VGP của CTCP Cảng Rau Quả: dịch vụ vận chuyển cảng; Cổ phiếu VSC của CTCP Container Việt Nam; Cổ phiếu DVP của công ty cổ phần và đầu tư cảng Đình Vũ; Cổ phiếu HAH của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An là một số mã cổ phiếu gợi ý mà nhà đầu tư nên cân cân nhắc.
Cổ phiếu ngành bán lẻ
Đất nước Việt Nam có quy mô dân số lớn, lên tới 100 triệu dân, và đứng trong top đầu thế giới về mức độ tăng trưởng của GDP. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, nhu cầu mua đồ dùng và nhu yếu phẩm của người dân tăng cao, thì mã cổ phiếu ngành bán lẻ này thực sự có nhiều tiềm năng.
Hiện nay, MSN – CTCP Tập đoàn Masan, MWG – CTCP Đầu tư Thế giới Di động – Đơn vị chủ quản của chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh, FRT – CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT là những mã cổ phiếu hàng đầu của các doanh nghiệp bán lẻ.
Nhận định về thị trường chứng khoán những tháng cuối năm 2021
Trên thực tế, vào ngày 2/7/2021, chỉ số VNIndex đạt 1.424,28 điểm, mức cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Tuy nhiên sau đó, dịch COVID-19 đã bùng phát trở lại tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và gây nhiều ảnh hưởng. Tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhưng chỉ số VNIndex chỉ điều chỉnh cầm chừng và vẫn nằm trong vùng dao động khoảng 1.280 1.380 điểm.
Theo chuyên gia của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), nhà đầu tư kỳ vọng “sau cơn mưa trời lại sáng” và vẫn có tin tưởng nhất định vào triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam, dịch bệnh sẽ được kiểm soát và sau đó nền kinh tế sẽ dần hồi phục.
Việc dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường chứng khoán cho thấy kênh chứng khoán vẫn là một hình thức đầu tư đầy hấp dẫn. Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) được Công ty cổ phần FPT cung cấp một hệ thống giao dịch mới và được đưa vào vận hành kể từ đầu tháng 7/2021 đã góp phần tháo gỡ “nút thắt” thanh khoản trong giai đoạn trước, kể từ thời điểm đó thanh khoản bình quân phiên trên sàn HOSE cả về giá trị và khối lượng giao dịch đều tăng mạnh.
Trong quý 3/2021, khối lượng giao dịch cổ phiếu bình quân mỗi phiên đạt 688,86 triệu, so với bình quân quý 3/2020 tăng hơn 120% và giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên cũng tăng gấp gần 4 lần, đạt 19.711,09 tỷ đồng. Trong tháng 10, dòng tiền trên sàn chứng khoán có xu hướng tiếp tục gia tăng dù chỉ số VNIndex vẫn chưa vượt qua mốc 1.400 điểm.
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest, những điều tồi tệ nhất đã xảy ra trong tháng 9, nhưng vẫn cần thời gian để nền kinh tế và thị trường chứng khoán tích lũy và dần hồi phục. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch nên việc di chuyển và vận chuyển giữa các địa điểm vẫn còn nhiều rào cản, làm tăng thêm chi phí. Tiến trình tái khởi động trở lại của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng chuyển về quê hoặc thiếu hụt các lực lượng lao động.
Tuy nhiên, công ty này cũng cho rằng: Sau hơn 5 tháng thâm hụt liên tiếp đã bắt đầu ghi nhận mức thặng dư thương mại trở lại trong nửa cuối tháng 9, trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng của FDI là những tín hiệu tích cực cho thấy, sức hút đối với cộng đồng đầu tư quốc tế.
Ngoài ra, các chuyên gia từ CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng khuyến nghị, các ngành đá, thép, xi măng, nhựa đường,… là những ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư công nguyên liệu để giải ngân nhà đầu tư có thể cân nhắc. Bên cạnh đó, bán lẻ, vận tải, sản xuất và nhóm cổ phiếu có tiềm năng tiếp tục hồi phục như công nghệ thông tin – bưu chính viễn thông cũng là các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ mở cửa nền kinh tế mà nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc.
“Dù vậy, để đảm bảo an toàn, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý; mua và mở mới vị thế khi các cổ phiếu giảm về những ngưỡng hỗ trợ mạnh hoặc tích lũy ngắn hạn, đồng thời tránh việc mua đuổi”, BSC khuyến nghị.
Xem thêm: 7 chiến lược đầu tư chứng khoán dài hạn hiệu quả
Kết luận
Trên đây là các thông tin về top 7 mã chứng khoán dài hạn đáng đầu tư tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua bài viết nhà đầu tư sẽ trang bị được thêm cho mình những kiến thức hữu ích về thị trường chứng khoán, qua đó chọn được một mã chứng khoán phù hợp với bản thân.