Tỷ số DAR trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách tính tỷ số DAR

0
Kiến thức chứng khoán

Trong chứng khoán, DAR là một tỷ số bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2020, trong giới đầu tư có rất nhiều người quan tâm đến tỷ số này, đặc biệt là những nhà đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều nhà đầu tư chưa hiểu rõ về tỷ số này. Vậy DAR là gì? Có ý nghĩa và cách tính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

DAR trong chứng khoán là gì?

DAR trong chứng khoán là gì

DAR trong chứng khoán là gì

Trong chứng khoán, DAR (Tỷ số nợ trên tài sản/Tỷ lệ nợ trên tài sản, hoặc Tỷ số nợ trên tổng tài sản, Tỷ số nợ D/A) là 1 tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường  năng lực quản lý và sử dụng nợ của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của DAR

Thông qua tỷ số DAR cho Các nhà đầu tư có thể biết được doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản là từ đi vay. Qua đó, sẽ biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Có 2 trường hợp xảy ra:

  • Nếu tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Có khả năng là do doanh nghiệp này có khả năng tự chủ tài chính cao, tuy nhiên cũng hàm ý rằng doanh nghiệp này chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính, có nghĩa là chưa biết kêu gọi/huy động vốn bằng cách thức vay. Các chủ nợ thường sẽ thích những doanh nghiệp có tỷ số DAR nhỏ hơn bởi họ có khả năng trả nợ cao.
  • Trái lại, nếu tỷ số DAR cao đồng nghĩa doanh nghiệp này chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh mà không có thực lực tài chính, do đó mức độ rủi ro cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, vì có thể gia tăng lợi nhuận nên các cổ đông sẽ thích tỷ số DAR cao hơn.

Cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành nếu như muốn biết tỷ số DAR cao hay thấp. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản thì các chủ nợ càng được bảo vệ nếu tỷ số này càng thấp. 

Đối với các nhà đầu tư trái phiếu tỷ số DAR rất quan trọng. Bởi thông qua tỷ số DAR có thể đánh giá được tổ chức phát hành trái phiếu đó có đủ khả năng trả lãi vay trái phiếu khi tới hạn hay không. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao tỷ số DAR trong quá khứ cũng như hiện đại để có những tính toán hợp lý khi đầu tư trái phiếu của bất cứ một doanh nghiệp nào.

Công thức tính tỷ số DAR

Công thức tính tỷ số dar chứng khoán

Công thức tính tỷ số dar

Tỷ số DAR được tính bằng %, lấy tổng nợ trong 1 thời kỳ của doanh nghiệp (bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn) chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ của doanh nghiệp. Có thể lấy số liệu này từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. 

Công thức để tính tỷ số DAR như sau:

Hệ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản x 100

Ví dụ: Công ty S có tổng số nợ là 200 tỷ đồng, và giá trị tổng tài sản cùng kỳ là 800 tỷ đồng. Ta có thể tính hệ số nợ của công ty S như sau:

Hệ số nợ = 200 tỷ đồng / 800 tỷ đồng x 100 = 25 tỷ đồng.

Chỉ số DAR bao nhiêu là tốt?

Các yếu tốt như quy mô, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay tác động trực tiếp lên tỷ số DAR. Tuy vậy thông thường, nếu ở mức độ khoảng 60/40 là vẫn có thể chấp nhận được. Nghĩa là hệ số nợ là 60% (số vốn vay sẽ là 60 trong tổng tài sản 100).

Kết luận

Trên đây là những thông tin về tỷ số DAR là gì cũng như ý nghĩa và cách tính tỷ số DAR trong chứng khoán. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn đọc quan tâm những kiến thức hữu ích. Từ đó, đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC