Lấn chiếm đất đường dân sinh bị xử phạt bao nhiêu tiền?

0
Đầu tư BĐS

Lấn chiếm đất đường dân sinh là gì?

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm đất đường dân sinh vẫn còn tiếp diễn và chưa giải quyết được triệt để. Việc lấn chiếm đất đường dân sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân đồng thời gây mất mỹ quan nông thôn mới. Nhiều bạn đọc thắc mắc, vậy lấn chiếm đất đường dân sinh là gì?

Lấn chiếm đất đường dân sinh là việc người dân tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới mảnh đất của mình sang phần diện tích đất đường dân sinh để mở rộng diện tích mảnh đất đó hoặc tự ý sử dụng đất đường dân sinh mà không được sự đồng ý của cơ quan quản lý của Nhà nước về đất đai cho phép. 

Lấn chiếm đất đường dân sinh bị xử phạt không?

Câu trả lời là lấn chiếm đất đường dân sinh có bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể quy định tại Khoản 6, Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt với hành vi lấn chiếm đất đường dân sinh như sau:

“Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác”.

Vậy với hành vi lấn chiếm đất đường dân sinh trái phép thì thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và đường sắt.

Căn cứ Điều 12, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính với trường hợp lấn chiếm đất đường dân sinh sẽ phụ thuộc vào mục đích lấn chiếm của người vi phạm. 

Ví dụ, tại Khoản 8, Nghị định 46 có nêu rõ:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
  • Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. 

Cụ thể như sau: 

  • Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo 
  • Di dời cây trồng trái phép, 
  • Thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng 
  • Khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Kết luận 

Hy vọng những thông tin trên phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về vấn đề lấn chiếm đất đường dân sinh. Đây vốn là hành vi bị nghiêm cấm vì thế người sử dụng đất tuyệt đối không vi phạm để tránh bị xử phạt.

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC