Căn hộ nhà ở xã hội là gì? Điều kiện và đối tượng được mua nhà ở xã hội

0
Đầu tư BĐS

Căn hộ nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội (hay còn gọi căn hộ nhà ở xã hội) là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận.

Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy định của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua.

Căn hộ nhà ở xã hội 

Căn hộ nhà ở xã hội

Mục đích xây dựng nhằm cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp,… và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường.

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Dưới đây là những đặc điểm của nhà ở xã hội để bạn biết rõ hơn về loại nhà này:

  • Thông thường, diện tích nhà ở xã hội mỗi căn không được quá 70m2 sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nước và không được dưới 30m2 sàn.
  • Việc xây dựng các khu nhà ở xã hội này chỉ những người có thẩm quyền tại ủy ban nhân dân cấp Tỉnh mới có trách nhiệm phê duyệt, xem xét và cho xây dựng nhà ở xã hội.
  • Các khu nhà ở xã hội được xây dựng dựa trên nhu cầu mua, thuê của các đối tượng đang sinh sống trên địa bàn tại các địa phương, những người có thu nhập thấp và muốn sở hữu nhà riêng cho mình tại các thành phố lớn.
  • Dựa trên số tiền cho thuê, cho mua nhà ở thuộc sở hữu trên địa bàn mà quỹ xây dựng và phát triển nhà ở xã hội được hình thành.
  • Bên cạnh đó, nguồn quỹ này cũng được trích từ 30% – 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn.

Điều kiện để mua nhà ở xã hội

Trước khi có dự định mua nhà ở xã hội bạn cần xác định xem mình có thuộc đối tượng mua nhà ở xã hội hay không. Sau đó, nếu muốn mua nhà ở xã hội phải hội tủ đủ hai điều kiện:

  • Phải thuộc 10 đối tượng như: Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan; cán bộ, công chức, viên chức…vv.
  • Điều kiện bao gồm: Chưa sở hữu nhà ở, đất ở tại TPHCM; thu nhập không phải đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên; Người mua phải có sổ hộ khẩu hoặc KT3 hoặc có xác nhận tạm trú trên một năm tại TPHCM; Nếu đã có gia đình thì vợ chồng đều phải là người không đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên; Trường hợp không có sổ hộ khẩu, người mua phải có thêm hợp đồng lao động trên một năm, và xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội tại TPHCM trên một năm.

Khi đã đủ điều kiện được mua nhà ở xã hội, người mua cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn quy định hồ sơ mua nhà ở xã hội gồm: 

  • Đơn đăng ký mua, ba bản chứng thực căn cước công dân. 
  • Người mua cần phải có giấy xác nhận đối tượng mua nhà ở xã hội và thực trạng nhà ở. 
  • Ba bản chứng thực đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Những dự án nhà ở xã hội ra đời với mục đích tạo điều kiện và xu hướng cho những người không dư giả kinh tế nhưng muốn sở hữu cho mình nhà riêng, việc xây dựng những ngôi nhà như vậy mang lại rất nhiều ý nghĩa và giúp được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên chỉ những người thuộc diện ưu tiên mới có thể mua hoặc thuê những căn nhà này. 

Đối tượng được mua Nhà ở xã hội

Đối tượng được mua Nhà ở xã hội

Theo các điều luật của Nhà nước, những đối tượng dưới đây được mua, thuê nhà ở xã hội bao gồm:

  • Công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất.
  • Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  • Các đối tượng trả lại nhà công vụ gặp khó khăn về nhà ở.

Đây là những viên chức nghèo, thu nhập thấp và không có đủ tài chính để mua chung cư hay nhà đất. Và để có thể mua hoặc thuê nhà ở xã hội này, đòi hỏi các đối tượng trên phải đủ các điều kiện sau:

  • Chưa có nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
  • Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tuy nhiên diện tích bình quân trên đầu người trong nhà dưới 8m2 sàn/người hoặc nhà hư hỏng, dột nát.
  • Mức thu nhập bình quân mỗi tháng của gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Trình tự, thủ tục mua nhà ở xã hội

Trình tự và thủ tục mua nhà ở xã hội bao gồm các bước sau:

  • Nộp hồ sơ
  •  Giải quyết yêu cầu
  • Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên.
  • Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.
  • Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được danh sách) và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm).

Nhà ở xã hội được sử dụng trong bao nhiêu năm?

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:

“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Trong các đối tượng nêu trên, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng thời hạn sở hữu tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật. 

Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở:

“Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;”

Như vậy, nếu bạn là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bạn mua căn hộ chung cư sẽ được sở hữu ổn định, lâu dài. Còn nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên, bạn là người nước ngoài thì chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn luật định là 50 năm và có thể gia hạn nhưng sẽ không được sở hữu lâu dài, vĩnh viễn.

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Ưu điểm của nhà ở xã hội

  • Chất lượng công trình ổn, phí quản lý chung cư rẻ, hệ thống tiện ích tốt.
  • Nhà ở xã hội giá rẻ hơn, thanh toán nhẹ, được vay lãi suất thấp.
  • Đây là điều kiện thuận lợi cho những cá nhân có kinh tế thấp nhưng vẫn có cơ hội được sinh hoạt, sở hữu các căn nhà với chất lượng, dịch vụ tốt.

Nhược điểm của nhà ở xã hội

  • Thủ tục mua nhà ở xã hội rắc rối, hồ sơ phức tạp. 
  • Không thể thế chấp ngân hàng ngoại trừ trường hợp bạn vay mua chính căn hộ đó.
  • Các dự án nhà ở xã hội thường xa trung tâm, tiện ích và nội thất cũng không tốt như mong đợi.
  • Vị trí giao thông khó khăn, chất lượng dịch vụ không đảm bảo,….

Kết luận 

Trên đây là những thông tin về khái niệm, đặc điểm, điều kiện và đối tượng được mua nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, bài viết còn đưa ra những ưu – nhược điểm để bạn đánh giá có nên lựa chọn mua nhà ở xã hội hay không. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn sẽ có những quyết định mua bán sáng suốt và thành công trong tương lai.

Đánh giá bài viết

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

    BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC