Đầu tư đất hiếm là gì? Đất hiếm có thực sự “hiếm”?

0
Đầu tư BĐS

Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị đặc biệt không thể thay thế và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Các nhà khoa học thì gọi đất hiếm là những nguyên tố của tương lai. Đất hiếm còn được mệnh danh là kim loại “quý hơn vàng” giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng phi mã. Thực tế đất hiếm là gì? Đầu tư đất hiếm là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về ngay qua bài viết này.

Đầu tư đất hiếm là gì?

Đất hiếm còn được biết đến với tên gọi khác là Rare earth. Nó là một nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ trái đất. Rất khó để tách bạch các nguyên tố bên trong đất hiếm ra thành từng nguyên tố riêng biệt.

  • Nhóm 17 chất này là những loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Chúng có vai trò thiết yếu, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất thuốc điều trị ung thư, các công nghệ năng lượng cần thiết cho cuộc sống cũng như điện thoại thông minh.
  • Trong thực tế, những chất này đã được công nhận là cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống. Không chỉ ảnh hưởng đến ngành y học, nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới công nghiệp, vũ trang khi là vật liệu cần thiết trong ngành sản xuất vũ khí.

Đầu tư đất hiếm 

Đầu tư đất hiếm

Vậy, đầu tư đất hiếm chính là việc đầu tư vào khai thác và sản xuất đất hiếm phục vụ cho các ngành y học, công nghiệp và vũ trang. Cụ thể như:

  • Các loại thuốc như thuốc điều trị ung thư 
  • Các công nghệ năng lượng cần thiết cho cuộc sống cũng như điện thoại thông minh
  • Vật liệu cần thiết trong ngành sản xuất vũ khí

Phân loại và cách viết tắt nguyên tố đất hiếm 

Trong thực tế, đất hiếm được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Nó phụ thuộc vào độ hiếm của loại đất đó trong thực tế ra sao. Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:

  • Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).
  • Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).

Trong vỏ Trái đất có hơn 10 khoáng vật chứa nguyên tố đất hiếm, trong đó có ý nghĩa là nguồn chính của đất hiếm là các khoáng vật BASTNAESITE (Ce, La, Y…) , CO3(f,OH)3 và MONAZITE (Ce, La, Nd, Th, Y…) (PO4, SiO4)3.

17 nguyên tố đất hiếm 

17 nguyên tố đất hiếm

Phân chia và viết tắt của từng loại đất hiếm trong thực tế như sau:

  • RE = Rất hiếm;
  • REM = kim loại Rất hiếm;
  • REE = nguyên tố Rất hiếm;
  • REO = oxit Rất hiếm;
  • LREE = nguyên tố Rất hiếm nhẹ (La-Sm);
  • HREE = nguyên tố Rất hiếm nặng (Eu-Lu);

Đất hiếm có thực sự “hiếm”?

Ban khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) mô tả đất hiếm là “nhiều ở mức trung bình”. Chúng không nhiều như silicon hay sắt, nhưng vẫn có số lượng tương đương chì hay đồng. Trung Quốc sở hữu một lượng lớn đất hiếm, nhưng Brazil, Canada, Úc, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản cũng đều có đất hiếm.

Khó khăn trong việc tinh chế đất hiếm (và cũng là lý do chúng được đặt cái tên “hiếm”) nằm ở việc đất hiếm không đóng thành quặng, mà lẫn cùng nhiều tạp chất khác. Tính chất hóa học của đất hiếm ngang ngửa với một thanh niên hòa đồng, ai cũng có thể bắt cặp; việc trích xuất đất hiếm từ quặng thì lại giống việc thuyết phục anh bạn say rượu dừng uống để về nhà, một quá trình dông dài và gây ức chế.

Ngành đất hiếm phát triển tại Trung Quốc mang đến “mỏ vàng” cho đất nước này tuy nhiên với Trung Quốc cũng đã phải trả giá bởi ảnh hưởng môi trường và các hệ lụy về rác thải. 

Việt Nam cũng là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, kết quả nghiên cứu, tìm kiếm thực hiện từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái).

Ứng dụng của đất hiếm

Ứng dụng của đất hiếm là gì? Hãy cùng tìm hiểu về những ứng dụng của loại đất này trong cuộc sống thực tế như sau:

Ứng dụng của đất hiếm

Ứng dụng của đất hiếm

Trong công nghiệp

Với nhiều tính cách đặc trưng, đất hiếm được ứng dụng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Dưới đây là những ngành sản xuất đồ công nghệ có sử dụng đến đất hiếm:

  • Chế tạo nam châm cho các loại máy phát điện.
  • Góp một phần trong việc chế tạo ra những nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ của ngành tuyển khoáng hiện đại.
  • Làm ra đèn cathode trong các đầu máy vô tuyến truyền hình vẫn sử dụng tại các gia đình.
  • Đất hiếm có thể tách ra thành những chất xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường.
  • Dùng làm vật liệu siêu dẫn.
  • Các ion đất hiếm cũng được sử dụng làm vật liệu phát quang trong những ứng dụng quang điện.
  • Ứng dụng trong việc chế tạo cảm biến cho hệ thống tên lửa.
  • Ngành công nghiệp kính sử dụng đất hiếm rất nhiều. Chúng được dùng để đánh bóng mặt kính và làm thêm màu sắc cho kính trở nên đẹp hơn và bắt mắt hơn.
  • Sản xuất đồ da dụng cũng cần tới đất hiếm.
  • Chính đất hiếm giúp cho đồ điện tử, điện thoại của chúng ta ngày càng nhỏ gọn hơn, nhẹ nhàng hơn và hoạt động hiệu quả hơn hẳn trước đó.

Ứng dụng trong nông nghiệp 

Đất hiếm thường được bổ sung thêm vào phân bón để bón cho cây trồng. Các chế phẩm phân vi lượng cũng có thành phần đất hiếm, giúp tăng năng suất cây trồng cùng giúp chống lại các loại sâu bệnh.

Hiện tại, một số nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm việc bổ sung những thành phần của đất hiếm trong thức ăn chăn nuôi, chống mối mọt. Nhờ vậy, nó có khả năng bảo vệ cây trồng vô cùng hiệu quả.

Ứng dụng của đất hiếm trong y tế

Trong y tế, đất hiếm được ứng dụng trong: quá trình sản xuất thuốc trị ung thư, máy tạo nhịp tim, thuốc viêm khớp và những thiết bị phẫu thuật không thể thiếu được đất hiếm. 

Đặc biệt, nó còn được tìm thấy trong nhiều thiết bị với mục đích làm giảm khả năng phát thải của chúng.

Những tác hại của đất hiếm đối với cuộc sống

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Điều đầu tiên phải kể đến là đất hiếm có sự ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 

  • Các nguyên tố trong đất hiếm rất độc, có nhiều nguyên tố có tính phóng xạ cao nên việc khai thác không đảm bảo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới điều kiện môi trường.
  • Những phóng xạ phát ra từ đất hiếm cũng khiến môi trường trở nên nguy hiểm với người không may đi đến. Chính vì vậy, việc khai thác và kiểm soát nguồn đất hiếm trên thế giới luôn được chú ý một cách nghiêm ngặt.
  • Quy trình khai thác đất hiếm trên toàn thế giới đều cần dùng tới công nghệ cao. Dù không quá phức tạp, nhưng việc khai thác gây những ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của công nhân.

Ảnh hưởng tới môi trường 

Khi khai thác đất hiếm, môi trường xung quanh các mỏ và những trung tâm xử lý quặng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hai tình trạng nghiêm trọng nhất thường được nhắc đến là ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất.

  • Quá trình thực hiện khai thác đất hiếm bằng công nghệ cao cũng có thể gây nên sự tàn phá mạnh mẽ với môi trường. Khi đó, hệ sinh thái của chúng ta vào vòng nguy hiểm khi thải ra rất nhiều sản phẩm phụ gốc kim loại.
  • Mọi cơ sở khai thác đất hiếm trên toàn thế giới đều được kiểm tra, kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt. Mọi quy trình khảo sát, tiến hành khai thác đều được nghiên cứu thấu đáo trước khi tiến hành thực thi.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia đặc biệt xem trọng việc quản lý khai thác. Từ đó, bảo vệ nguồn đất hiếm cũng như giảm bớt những rủi ro, tác hại đối với đời sống của con người, hệ sinh thái.

Dự trữ toàn cầu về đất hiếm 

Dự trữ toàn cầu về đất hiếm 

Trung Quốc đứng đầu danh sách về sản lượng mỏ và trữ lượng các nguyên tố đất hiếm, với trữ lượng 44 triệu tấn và sản lượng khai thác hàng năm là 140.000 tấn.

Dù Việt Nam và Brazil có trữ lượng kim loại đất hiếm đứng thứ 2 và thứ 3 với trữ lượng lần lượt là 22 triệu tấn và 21 triệu tấn, nhưng sản lượng khai thác của Việt Nam và Brazil chỉ khoảng 1.000 tấn mỗi năm.

Trong khi đó, Mỹ có trữ lượng 1,5 triệu tấn đất hiếm nhưng vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu đất hiếm tinh chế từ Trung Quốc.

Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đứng thứ 2 thế giới

Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đứng thứ 2 thế giới

 Ảnh: Visual Capitalist

Tại sao Việt Nam không khai thác nhiều đất hiếm?

– TS Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Bauxite – Nhôm của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (cũ), đánh giá rằng Việt Nam có thể có cơ hội xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ nhưng cần phải nhìn nhận rõ nhược điểm của đất hiếm ở Việt Nam. Trong khi đất hiếm nhóm nặng có nhiều công dụng và được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao hơn thì Việt Nam lại sở hữu đất hiếm nhóm nặng ít, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ.

TS Nguyễn Văn Ban phân tích: “Dĩ nhiên đất hiếm nhóm nhẹ vẫn có những ứng dụng và nhu cầu nhất định, ví dụ người ta có thể sử dụng để làm loa, song nhìn chung, đất hiếm nhóm nhẹ ít được sử dụng trong các ứng dụng khác”. 

– Nhật Bản đã từng bày tỏ quan tâm đến đất hiếm của Việt Nam từ lâu, nhưng vì nhiều lý do nên Nhật Bản chưa thúc đẩy mạnh việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khai thác đất hiếm và xử lý để tách từng nguyên tố trong đất hiếm ra đều không là việc dễ dàng.

“Để phân tách từng kim loại trong đất hiếm thành từng nguyên tố đạt được độ sạch cao vô cùng phức tạp. Nếu không phân tách cẩn thận, kim loại hiếm trong đất có thể bay hơi theo oxy, nên chỉ có các nước tiên tiến mới có đủ khả năng để phân tách lấy các loại nguyên tố hiếm này trong đất hiếm”, TS Nguyễn Văn Ban chia sẻ.

=>Vậy với công nghệ hiện tại, Việt Nam chỉ có thể xuất thô chứ chưa thể phân tách nguyên tố trong đất hiếm hoặc gia công để tạo ra đất hiếm tinh chế. Khai thác đất hiếm còn có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường bởi trong đất hiếm có các nguyên tố phóng xạ, khá nguy hiểm cho nhân công và môi trường xung quanh.

– Bàn luận về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, muốn xuất khẩu đất hiếm, các doanh nghiệp khai thác đất phải trải qua quá trình làm giàu các khoáng chất bên trong các quặng đất hiếm để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, để xuất khẩu còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển cho biết: “Ví dụ xuất khẩu đất hiếm để làm linh kiện điện tử hoặc làm vật liệu cho các ngành sản xuất khác, mỗi nhu cầu xuất khẩu có một tiêu chuẩn riêng, yêu cầu rất cao về độ tinh khiết của các nguyên tố đất hiếm, chứ không phải chúng đồng đều nhau”.

– PGS. TS Nguyễn Xuân Khiển cũng có cùng quan điểm với TS Nguyễn Văn Ban rằng muốn khai thác và xuất khẩu đất hiếm, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được đầu ra, tức là xác định được nhu cầu của các quốc gia.

Theo VnExpress, PGS Phan Quang Văn cùng cộng sự trường Đại học Mỏ Địa Chất phối hợp một số Viện nghiên cứu trong nước và nhóm chuyên gia Đức đã tìm cách xác định đặc tính của khoáng vật đất hiếm vùng Nậm Xe (Lai Châu) và thực hiện một số nghiên cứu khác. Quặng ở vùng này là đất hiếm nhóm nhẹ, chủ yếu là các nguyên tố La (Lantan) và Ce (Xeri), chiếm khoảng 97% tổng oxit đất hiếm khu Bắc Nậm Xe và 75,9% tổng oxit đất hiếm khu Nam Nậm Xe. 

Ở Việt Nam, để khai thác hiệu quả loại khoáng sản này, đồng thời đảm bảo an toàn môi trường, chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác cần phải phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khi xem xét đầu tư dự án cũng như kiểm soát ô nhiễm sau khi dự án đi vào vận hành. Cùng với công tác thăm dò và khai thác các mỏ đất hiếm đã biết như Đông Pao, Nậm Xe… cần tiếp tục đầu tư để phát hiện, đánh giá một cách đầy đủ khoáng sản quý giá này.

Kết luận 

Hy vọng những thông tin xoay quanh đất hiếm và đầu tư đất hiếm sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC