Làm giàu từ việc chăn nuôi bồ câu Pháp hiệu quả

0
Tài chính

Bồ câu Pháp được xem là một trong những loài chim được ưa chuộng, chúng lai tạo phù hợp với nhu cầu nuôi công nghiệp hiện đại ngày nay. Nếu lựa chọn mô hình chăn nuôi bồ câu bạn nên tìm hiểu về cách chăm sóc cẩn thận để tối ưu hoá nguồn chi phí cũng như đảm bảo cho sự phát triển của giống loài này. 

Bài viết dưới đây, Daututietkiem.vn sẽ đem đến cho bạn một vài phương thức cũng như chia sẻ về cách chăn nuôi bồ câu Pháp làm sao để đạt được hiệu quả về kinh tế. 

Các giống bồ câu Pháp hiện nay 

Bồ câu Pháp Titan

Bồ câu Pháp Titan

Bồ câu Pháp Titan

Giống bồ câu này có màu lông đa dạng như đốm trắng đến đốm, nâu, xám. Trong vòng 1 năm, mỗi con sẽ sinh sản từ 12 – 13 con chim non với trọng lượng khoảng 700 gram đối với những con non 1 tháng tuổi. 

Dồng mimas

Dồng mimas

Dồng mimas

Đây là dòng duy nhất có màu lông trắng. Trong khoảng 1 năm, mỗi cặp sẽ cho ra khoảng 15 – 17 con bồ câu non với trọng lượng từ 590 gram.

Mặc dù mỗi cặp bồ câu có thế sinh sản trong vòng 5 năm, tuy nhiên chỉ đến năm thứ 3 sản lượng trứng sẽ giảm lúc này cần được thay thế. Trung bình trong 1 năm bồ câu mái đẻ từ 8 – 10 lứa, mỗi lứa có 2 trứng và thời gian ấp nở khoảng 16 -18 ngày. Khi chim non nở, con trống sẽ nuôi và con mái nghỉ ngơi khoảng 10 ngày sau đó hồi sức và bắt đầu đẻ lứa mới. 

Mô hình chăn nuôi bồ câu thường thấy 

Mô hình nuôi bồ câu nhốt chuồng

Mô hình nuôi bồ câu nhốt chuồng

Mô hình nuôi bồ câu nhốt chuồng

Đây có thể là mô hình nuôi công nghiệp. Bồ câu được nhốt hoàn toàn và cho ăn theo khẩu phần theo từng giai đoạn để đảm bảo chim lớn nhanh phát triển theo khẩu phần ăn trong từng giai đoạn để đảm bảo chim lớn nhanh. Nuôi bồ câu nhốt chuồng hầu hết được các hộ chăn nuôi áp dụng bởi hiệu quả kinh tế cao, người chăn nuôi có thể kiểm soát, hạch toán được chi phí chăn nuôi 

Ưu điểm

  • Chim phát triển nhanh chóng, đem lại hiệu quả kinh tế cao
  • Quản lý được chế độ dinh dưỡng của đàn 
  • Kiểm soát được chi phí chăn nuôi 
  • Không bị hao hụt do chim bay mất 

Nhược điểm

  • Nuôi chung theo đàn vậy nên nhiều con dễ bị nhiễm bệnh do sức đề kháng của chim kém 
  • Mất công dọn chuồng 

Mô hình nuôi bồ câu thả vườn

Mô hình nuôi bồ câu thả vườn

Mô hình nuôi bồ câu thả vườn

Mô hình này được áp dụng chủ yếu ở các khu vực với không gian rộng lớn, cũng như các vùng ngoại thành hay vùng quê xa. Mô hình chăn nuôi chỉ cần làm chuồng cho chim bồ câu cung cấp một phần thức ăn hàng ngày cho chim. Ban ngày có thể thả ra để chúng tự tìm thức ăn, ban đêm chúng tự bay về chuồng. Mô hình nuôi thả vườn đặc biệt thích hợp với các khu vực trồng lúa bởi người chăn nuôi có thể tận dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên. 

Ưu điểm

  • Không quá tốn nhiều chi phí để làm chuồng trại
  • Bồ câu có sức đề kháng tốt, tránh được bệnh tật
  • Không quá tốn chi phí thức ăn, người nuôi chỉ cần cho bồ câu ăn bổ sung thêm thức ăn còn lại chúng sẽ tự tìm kiếm thức ăn bên ngoài. 

Nhược điểm 

  • Có thể sẽ bị hao hụt số lượng bởi chim có thể bay đi hoặc bị bắt mất 
  • Hiệu quả về kinh tế chưa được đánh giá cao do khó quản chế độ ăn của chim. Khi chim ăn không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cân đối thì sẽ không lớn nhanh được. 

Chi phí để chăn nuôi bồ câu Pháp 

Chi phí cho một đôi bồ câu 

Tại miền Bắc, giá chim bồ câu khá cao, một cặp con bố mẹ từ 3 – 4 tháng tuổi có giá khoảng 250.000 – 350.000 đồng. Ở miền Nam thì giá thấp hơn khoảng 200.000 – 250.000 đồng/cặp.

Chi phí chuồng bồ câu

Nếu bạn đã có sẵn chuồng thì không phải lo về khoản chi phí này. Nếu bạn bắt đầu nuôi thì sẽ mất chi phí chuồng trại như sau: Chi phí xây chuồng trại rơi vào khoảng 6 triệu đồng cho diện tích 20m2/100 cặp bồ câu. Bên cạnh đó mức giá lồng nuôi khoảng 130.000 đồng/ lồng kèm máng ăn, chi phí lót ổ cho bồ câu đẻ khoảng 20.000 đồng/ổ. Tính ra chi phí cho chuồng trại khoảng: 

6.000.000 + (130.000 x 100) + (20.000 x 100) = 21.000.000 đồng.

Chi phí nhân công

Phần chi phí nhân công này đối với mô hình nuôi 100 cặp chim bồ câu không quá khó để người chăn nuôi có lãi. Chi phí lao động sẽ không được bao gồm trong bảng giao dịch này. 

Chi phí điện nước

Trang trại cần có hệ thống làm mát, hệ thống sưởi ấm cho chim non, chi phí nước sạch để uống và dọn dẹp chuồng. Ước tính mỗi cặp bồ câu sẽ khoảng 500.000 đồng/tháng.

Chi phí thuốc men

Việc tiêm phòng hiện nay tuyệt đối không thể thiếu ở bất cứ mô hình chăn nuôi gia cầm nào chứ không riêng gì nuôi bồ câu trong nhà.

Cần phải tiêm phòng các loại vacxin như: vacxin lasota, vacxin ngừa bệnh Newcastle,… để tránh tình trạng dịch bệnh bùng phát.

Ước tính chi phí vacxin cho 100 cặp bồ câu khoảng 3.000.000 đồng. Ngoài ra bà con nên tính dư một khoảng đề phòng dịch bệnh phát tán.

Chi phí nuôi bồ câu Pháp 

Chim bồ câu Pháp thương phẩm có thể mất khoảng 6 tháng để sinh sản. Đối với một cặp chim thì lượng thức ăn trung bình từ lúc còn nhỏ đến khi trường thành khoảng 22 kg. Giá thức ăn cám công nghiệp Pronconco khoảng 270.000 đồng/bao 25kg, tính ra khoảng 11.000 đồng/kg.

Ước tính chi phí nuôi bồ câu Pháp mục thức ăn vào khoảng: 11.000 x 22 x 100 = 24.200.000 đồng.

Nếu mọi người có thể tận dụng các nguồn thức ăn từ tự nhiên thì chi phí sẽ rẻ hơn như: thóc, bắp, gạo,….

Như vậy, phần tổng chi phí nuôi bồ câu Pháp khoảng 100 cặp bao gồm: điện nước + thức ăn + vacxin phòng bệnh + chuồng trại (nuôi lần đầu) + con giống. Cộng tất cả lại thì rơi vào khoảng 86 triệu/ 100 cặp bồ câu.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bồ câu Pháp để làm giàu

Nuôi bồ câu Pháp đừng nên nhốt chung với số lượng lớn, hãy chia nhỏ thành từng cặp. Chuồng hãy để kích thước chiều cao là 45cm, chiều sâu 50cm, chiều rộng 50cm, chuồng phải để rộng rãi để chúng có thể sinh hoạt. Ngoài ra thi thoảng hãy cho chim ăn thêm cát để đào thải chất độc. Khi cho ăn cát, chim có nguồn tiêu hóa tốt, ăn vào để chim mẹ đào thải độc trong cơ thể. Chim mẹ sẽ nuôi chim con lớn, phát triển hơn. 

Thời gian chăm sóc chỉ khoảng 2 tiếng mỗi ngày. Vào buổi sáng có thể dành 1 tiếng cho chim ăn. Bồ câu nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản. Trung bình khoảng 18 ngày cho ra đời một đôi chim non bán thịt, hoặc nuôi thêm 60 – 70 ngày nữa thì bán chim giống. Một năm có thể nuôi nhiều lứa liên tục chứ không theo mùa như một số gia cầm khác. 

Trên đây là những chia sẻ về cách làm giàu từ việc chăn nuôi mô hình bồ câu Pháp. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn, từ đây có thể hạch toán được kinh phí khi chăn nuôi giống bồ câu Pháp. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC