Chứng khoán T+3 là gì? Kinh nghiệm giao dịch T+3 chứng khoán hiệu quả

0
Kiến thức chứng khoán

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nguyên tắc T+ là thuật ngữ vô cùng quan trọng mà nhà đầu tư cần phải nắm rõ trước khi tiến hành giao dịch. Vậy chứng khoán T+3 là gì cũng như giao dịch T+3 như thế nào để đạt được hiệu quả nhất. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

Chứng khoán T+3 là gì?

Khái niệm T+0, T+1, T+2, T+3 là đề cập đến ngày giao dịch và số ngày thanh toán trong giao dịch chứng khoán. Chữ T là viết tắt của từ tiếng Anh (Transaction) là ngày diễn ra giao dịch, còn số phía sau (1,2,3) là biểu thị của số ngày diễn ra việc thanh toán hoặc chuyển tiền hoặc chuyển quyền sở hữu chứng khoán sau ngày giao dịch.

Chứng khoán T+3 là gì

Chứng khoán T+3 là gì

Có thể hiểu một cách đơn giản, đây chính là số ngày sau khoảng thời gian giao dịch thành công mà bạn sẽ thu được tiền hoặc chứng khoán. Cụ thể:

  • Khi nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua/bán cổ phiếu thành công với mức giá đã được xác định thì đó chính là ngày giao dịch (T+0)
  • Ngày làm việc tiếp theo (không tính ngày nghỉ tuần Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ) sẽ được gọi là T+1. T+2 chính là ngày kế tiếp nữa và T+3 chính là thêm 1 ngày sau nữa. 
  • Ngày cổ phiếu được chuyển nhượng chính thức giữa người mua và người bán là ngày thanh toán (T+2). Theo quy định của Luật chứng khoán hiện hành, thời gian chuyển nhượng sẽ vào cuối ngày T+2 là 16h30, tức là người mua sẽ có được quyền sở hữu cổ phiếu giao dịch và người bán nhận được số tiền từ việc chuyển nhượng ngay tại thời điểm này. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ không thể thực hiện ngày giao dịch bán với số cổ phiếu mình vừa sở hữu vì các sàn chứng khoán đã đóng cửa vào lúc 15h00 – 15h30. Do đó, vào ngày làm việc kế tiếp (T+3) thì bạn mới để có thể tiến hành bán cổ phiếu thì bạn cần đợi đến ngày làm việc kế tiếp (T+3).

Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu S vào thứ Hai (21/3/2022). Bạn sẽ phải đợi đến 16h30p thứ Tư (23/3/2022) thì cổ phiếu mới về. và bạn phải đợi thêm đến ngày thứ Năm (24/3/2022) thì bạn mới có thể tiến hành bán cổ phiếu được. Trong đó, ngày thứ Hai sẽ là ngày giao dịch T+0, ngày thứ Tư là ngày thanh toán T+2 & ngày thứ Năm là T+3.

Ngày T+3 là gì?

Theo quy định của pháp luật:

  • Đối với người bán: T+3 là ngày nhà đầu tư được sử dụng số tiền đã bán chứng khoán từ ngày T+2 để thực hiện các giao dịch khác.
  • Đối với người mua: T+3 là ngày cho pháp nhà đầu tư được Bán số chứng khoán đã mua từ ngày T+2.

Mục đích của chu kỳ thanh toán T+2, T+3

Với khái niệm chứng khoán T+3 là gì cũng như lịch sử thanh toán các ngày của thị trường chứng khoán thì mục đích của chu kỳ thanh toán này cũng là điều mà các nhà đầu tư cần nắm rõ.

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán có thời gian phát triển khá dài, số lượng nhà đầu tư cũng như số lệnh giao dịch ngày càng tăng lên. Theo đó, giao dịch mua bán chứng khoán cũng được thông qua online như các giao dịch ngành hàng khác, tuy nhiên hệ thống có thể bị đơ và không xử lý kịp bởi số lệnh giao dịch trên thị trường cực kỳ lớn.

Như vậy, sẽ có những sai sót luôn tồn đọng trong các giao dịch và những sai sót đó có thể xảy ra do con người hoặc cũng có thể là do máy móc nên cần có thời gian để khắc phục, sửa lỗi. Vì vậy, để nhằm đảm bảo thị trường giao dịch được thông suốt thì thời gian T+2, T+3 chính là thời gian để sửa, khắc phục các lỗi đó.

Kinh nghiệm giao dịch T+3 hiệu quả

Kinh nghiệm giao dịch T+3

Không mua – bán một cục

  • Đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, họ thường tạo ra “sóng” để lướt và ngay trong những con “sóng” này họ có thể kiếm được lợi nhuận. Theo đó, thời gian T+3 thường gắn liền với nhịp độ từng con “sóng” do thông thường trong thời hạn T+3, các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ mua nhanh, bán nhanh cổ phiếu của mình.
  • Có rất nhiều chuyên gia cự phách, vốn lớn trong thị trường chứng khoán, với lợi thế có vốn lớn nên lúc thị trường ế ẩm, họ sẽ gom CP. Và họ có thể tạo ra “sóng” khi “gió” đổi chiều, để thu hút người mua. Khi thấy số lượng mua nhiều, giá CP bị đẩy lên cao thì họ sẽ xả CP ra bán, giá CP xuống thấp. Các nhà đầu tư thường bị “sập” vì cạm bẫy T+3 bởi lúc giá cao họ bị cuốn vào mua và không thể bán tháo khi “sóng” lặng.
  • Thị trường luôn có những con “sóng” để cho các nhà đầu tư “lướt” dù trong bất cứ thời điểm nào. Theo đó, phương thức T+3 luôn thắng khi xu hướng tăng mạnh thì “sóng” cao, kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, phương thức T+3 không còn hiệu quả trong giai đoạn thị trường ế ẩm, nhịp độ “sóng” rất ngắn, mà lúc này phương thức T+2, T+1 lại tỏ ra tốt hơn.
  • Để thực hiện được điều này, thường khi thị trường ế ẩm nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ mua vào với mục đích nắm giữ CP lâu dài. và họ chỉ bán tối đa 1/3 số CP có trong tài khoản khi thấy những con “sóng” bị đẩy lên cao.
  • Rồi họ lại mua vào bù đắp số lượng CP đã bán khi thấy “sóng” lặng (giá xuống) trong một hoặc hai ngày sau, vì vậy không bị ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư lâu dài, mà vẫn có tiền lời hằng ngày. Bên cạnh đó, do tiền chưa về nên nhà đầu tư có thể tạm ứng của công ty chứng khoán với lãi suất khoảng 0,04%/ngày (1,2%/tháng) và công ty sẽ trừ nợ khi tiền bán CP về tới tài khoản 3 ngày sau.

Qua đó có thể thấy, những nhà đầu tư này tránh được cạm bẫy T+3 do không mua một cục, không bán một cục, mà bất kỳ ngày nào khi thấy giá phù hợp họ chỉ mua – bán một phần giá trị trong tài khoản.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về chứng khoán T+3 là gì cũng như kinh nghiệm để có thể giao dịch T+3 trong chứng khoán một cách hiệu quả nhất. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ trang bị cho bạn đọc quan tâm thêm những kiến thức hữu ích về thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả và an toàn, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu về thị trường và chuẩn bị thật kỹ càng. Chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC