Chứng khoán phái sinh quốc tế CFD là gì? Có an toàn không?

0
Kiến thức chứng khoán

Chứng khoán phái sinh quốc tế là gì?

Chứng khoán phái sinh quốc tế là gì?

Chứng khoán phái sinh quốc tế là gì?

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thanh toán và chuyển nhượng tài sản cơ sở như trái phiếu, cổ phiếu, vàng và dầu mỏ,… dưới hình thức hợp đồng. Ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc một ngày cụ thể trong tương lai. Các công cụ phái sinh được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch và chứng khoán.

Do đó, chứng khoán phái sinh quốc tế chỉ là phái sinh được giao dịch trên các sàn giao dịch quốc tế. Chứng khoán phái sinh quốc tế còn được gọi là chứng khoán thị trường CFD (Contract For Difference). Nhà đầu tư có quyền lựa chọn trong số nhiều sản phẩm chứng khoán của nhiều công ty trên thế giới. Có nhiều loại phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế như dầu thô, nông sản, kim loại, cổ phiếu công ty lớn.

Chứng khoán phái sinh quốc tế gồm 4 loại:

  • Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contract)
  • Hợp đồng tương lai (Futures Contract)
  • Hợp đồng quyền chọn (Option Contract)
  • Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract)

Ưu điểm và nhược điểm của chứng khoán phái sinh quốc tế

Ưu điểm:

– Có tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể giao dịch t+0 (giao dịch trong ngày).

 – Ngay cả khi giá giảm, các nhà đầu tư vẫn có thể kiếm lời bằng cách mở các vị thế bán.

 – Nhà đầu tư linh hoạt về nguồn vốn, tùy theo khả năng huy động vốn của mình.

– Thông tin công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế.

– Đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường: 

  • Nhu cầu bảo hiểm rủi ro 
  • Nhu cầu kinh doanh đầu cơ dựa trên biến động giá cả thị trường. 
  • Giúp các nhà đầu tư chuyên nghiệp đa dạng hóa sản phẩm của mình. 

– Hệ thống giao dịch nhanh chóng, sản phẩm đa dạng 

Nhược điểm 

– Nhược điểm lớn nhất của các công cụ phái sinh quốc tế là rủi ro cao.

– Các sàn giao dịch nơi nhà đầu tư mở tài khoản không có tính hợp pháp rõ ràng. 

– Một số sàn giao dịch thậm chí có mục đích gian lận.

Chơi chứng khoán phái sinh quốc tế như thế nào?

Chứng khoán phái sinh quốc tế CDF đang là sân chơi thu hút nhiều nhà đầu tư. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng nhận được nhiều lời mời tham gia từ các nhà môi giới chứng khoán phái sinh quốc tế CFD.

Chơi chứng khoán phái sinh quốc tế như thế nào?

Chơi chứng khoán phái sinh quốc tế như thế nào?

Khi nhà đầu tư muốn thực hiện hoạt động mua bán, giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế sẽ thông qua các công ty môi giới. Theo đó, nhà đầu tư sẽ chuyển tiền qua cổng Ngân Lượng quy đổi từ VND sang USD để cho việc giao dịch được thuận tiện.

Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản đầu tư tại các sở giao dịch – nơi mà công ty môi giới liên kết. Sau đó, nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu trên các đã có tài khoản đầu tư.

Có rất nhiều loại tài khoản khác nhau trên thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế: Tài khoản chuẩn, tài khoản Cao cấp, tài khoản Kim cương… Điểm khác biệt cơ bản giữa các loại tài khoản này là số tiền tối thiểu nộp ban đầu, hệ số đòn bẩy và khối lượng giao dịch. Theo đó:

Loại tài khoản Số tiền tối thiểu nộp ban đầu  Mức đòn bẩy Khối lượng giao dịch
Tiêu chuẩn 1.000 USD 1:1.000 0,01 lô
Ruby 5.000 USD 1:500 0,1 lô
Cao cấp 10.000 USD 1:500 1 lô
Kim cương 20.000 USD 1:500 1 lô

Khi đầu tư chứng khoán phái sinh quốc tế nhà đầu tư sẽ có lãi cao nếu giá tăng sau khi mua. Thậm chí ngay cả khi giá giảm thông qua việc mở vị thế bán, sau đó mua lại với giá thấp hơn để đóng vị thế nhà đầu tư cũng có thể kiếm lời.

Chứng khoán phái sinh quốc tế có lừa đảo không?

Yếu tố thu hút các nhà đầu tư tham gia vào sân chơi chứng khoán phái sinh quốc tế chính là cơ hội thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, đó cũng là yếu tố khiến một số nhà đầu tư cho rằng chứng khoán phái sinh quốc tế lừa đảo khi không ít nhà đầu tư không thể rút tiền kể cả vốn ban đầu, lệnh giao dịch bị trượt hoặc chậm…

Nói về điều này, chuyên gia chứng khoán Nguyễn Việt Quang cho rằng hình thức đầu tư chứng khoán phái sinh quốc tế CFD đã xuất hiện từ lâu với các sản phẩm đa dạng, hệ thống giao dịch nhanh,… Thế nhưng, có nhiều sàn giao dịch vẫn có mục đích lừa đảo. 

Chứng khoán phái sinh quốc tế có lừa đảo không?

Chứng khoán phái sinh quốc tế có lừa đảo không?

Còn theo Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các công ty môi giới để nắm rõ thông tin các công ty này có chức năng, nhiệm vụ về môi giới đầu tư vào hợp đồng quyền chọn hay không, trước khi tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh quốc tế CFD. 

Bởi vậy, các chuyên gia kinh tế đưa ra lời khuyên rằng nhà đầu tư nên thận trọng đối với các lời mời gọi vào CFD. 

Về mặt pháp lý, nước ta cũng chưa đưa ra quy định cụ thể nào cho phép cá nhân chuyển tiền ra nước ngoài cho mục đích đầu tư tài chính. Trong đó có chứng khoán phái sinh quốc tế.

Về mặt pháp nhân, Bộ Tài chính chỉ ban hành Thông tư 105/2016/TT-BTC nếu các tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nếu đáp ứng được các điều kiện thì được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Hiện thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh quốc tế CFD này vẫn mang tính chung chung, nhà đầu tư chưa nắm rõ các thông tin về đối tác, không được tham gia quản lý hoạt động đầu tư và không kiểm soát được tiền đầu tư. Cho nên vẫn có những nhà đầu tư bị lừa đảo.

Kết luận

Chứng khoán phái sinh quốc tế CDF tuy còn mới ở Việt Nam, thế nhưng thị trường này có thể thu lại lợi nhuận rất cao. Muốn kiếm được tiền từ chứng khoán này, bạn phải tìm hiểu kỹ về nó. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn đầu tư thành công.

Đánh giá bài viết

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

    BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC