Chỉ số CE trong chứng khoán là gì? Cách tính và vận dụng chỉ số CE

0
Kiến thức chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, có rất nhiều thuật ngữ phong phú và đa dạng. Do đó, trước khi tham gia vào thị trường này nhà đầu tư cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức căn bản từ những thuật ngữ được sử dụng trong ngành và biết cách phân tích, tính toán cho từng chỉ số. Trong hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các kiến thức cơ bản về chỉ số CE trong chứng khoán.

CE trong chứng khoán là gì?

CE chính là chỉ số thường xuất hiện trên bảng giá điện tử chứng khoán, đây chính là viết tắt của từ Cell, có nghĩa là giá trần, màu sắc biểu lộ của giá trần này là màu tím. CE là mức giá có thể mua hoặc bán cổ phiếu cao nhất ở trong ngày thanh toán giao dịch đối với cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ. Nhà đầu tư sẽ dựa vào giá trần để khi giá thị trường giảm đến mức thấp hơn CE sẽ tiến hành bán cổ phiếu. Đây chính là một chiến lược giúp bạn có thể hạn chế lỗ một cách tốt nhất tốt nhất. Để khi tham chiếu sẽ ra số lẻ, nên mức giá trần sẽ được làm tròn theo quy tắc. 

Trong bảng chứng khoán CE được biểu hiện là màu tím

Trong bảng chứng khoán CE được biểu hiện là màu tím

Ví dụ: Chẳng hạn tại sàn HOSE, giá đóng cửa phiên giao dịch thứ 5 ngày 1/1 của cổ phiếu ngân hàng Sacombank là 42.000 VNĐ/cổ phiếu. Thì giá tham chiếu ngày thứ 6 tiếp theo 42.000 VNĐ. Giá trần của Sacombank thứ 6 là 42.100 đồng (+7%). Giá sàn Sacombank thứ 6 là 39.300 đồng (-7%). 

Như vậy trên sàn HOSE vào thứ 6 ngày mua bán dao động là 39.300 đồng đến 45.100 đồng/cổ phiếu. 

Cách tính và ý nghĩa của chỉ số CE trong chứng khoán

Công thức tính chỉ số CE

Dưới đây là công thức tính chỉ số CE trong chứng khoán: 

Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động)

Trong đó:

  • Giá tham chiếu: Được hiển thị màu vàng trên bảng giá, là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
  • Biên độ dao động: Trong 1 phiên giao dịch, đây là số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm. Mức biên độ dao động sẽ do bên sàn giao dịch quy định như Hose thì biên độ là 7% còn sàn khác như sàn HNX là 10% và UpCom là 15%.

Quy tắc làm tròn chỉ số CE

Thông thường, khi tính xong thì CE sẽ cho ra số rất lẻ nên phải làm tròn. Bạn cần phải làm tròn chỉ số CE theo đúng quy tắc sau:

  • Giá trị biên độ tính ra cần phải phù hợp với quy định bước giá chia hết
  • Giá trị biên độ cần làm tròn phải bé hơn giá trị của biên độ lý thuyết khi nhân với % biên độ theo quy định của từng sàn.

Ý nghĩa của chỉ số CE

  • Trong mỗi phiên giao dịch, chỉ số CE quyết định trực tiếp đến thời điểm mua hay là bán cổ phiếu 
  • Nhà đầu tư có thể biết được nên mua hay nên bán loại cổ phiếu nào nhờ vào sự biến động của giá cổ phiếu và giá trần, điều này quyết định thắng thua trong suốt quá trình giao dịch cổ phiếu
  • Chỉ số CE đặt ra một giới hạn về giá của cổ phiếu, không để giá của cổ phiếu chịu ảnh hưởng từ các tác động của thị trường mà thay đổi quá nhiều.

Phân tích và vận dụng CE trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán việc hiểu và vận dụng tốt giá trần (CE) là rất quan trọng giúp bạn đưa ra các quyết định mua bán đúng thời điểm với mức giá tốt nhất.

  • So sánh giá trần và giá tham chiếu: Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán trong ngày thích hợp giúp hạn chế gặp tình trạng bị cháy tài khoản.
  • Bên cạnh đó, giá trần của cổ phiếu còn thể hiện giá trị và sự tiềm năng của nó. Do đó, nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định nên chọn mua mã cổ phiếu nào? Thời điểm hiện tại có nên mua loại cổ phiếu đó khổng? 
  • Nhà đầu tư đưa ra quyết định bán cổ phiếu đang sở hữu hay không bằng cách dựa trên giá trần so với giá tham chiếu xem giá trần cao hoặc thấp hơn giá tham chiếu dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm để có thể thu về lợi nhuận trong ngày.

Tại mỗi phiên giao dịch đều giới hạn biên độ giá, trong phiên hôm đó khi giá cổ phiếu tăng đến hết biên độ thì gọi là tăng trần.

Cụ thể:

  • Tại sàn HOSE, khi biên độ dao động đạt đến tối đa 7% thì gọi là tăng trần, đối với tất cả các phiên giao dịch đều vậy, duy chỉ có biên độ dao động trong phiên giao dịch đầu tiên là tối đa là 20%.
  • Biên độ giao động tối đa tại sàn HNX là 10%, khi đạt đến 10% thì gọi là quá trình tăng trần, biên độ giao dịch trong phiên giao dịch đầu tiên là tối đa là 30%.
  • Sàn UPCOM biên độ dao động tối đa bình thường là 15% và 40% trong phiên đầu tiên.

Để có thể biết được bản thân có nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không thì nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về giá trần, đây chính là một trong những kiến thức cơ bản cho những ai đang học đầu tư chứng khoán. Người chơi phải hiểu mỗi ngày mình giao dịch như thế nào để có thu về lợi nhuận tốt nhất.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về chỉ số CE trong chứng khoán là gì, cách tính và vận dụng chỉ số CE. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc quan tâm đã trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích về chỉ số này cũng như nắm bắt được các thuật ngữ trên bảng giá chứng khoán để biết tình hình và giả cả cổ phiếu trên thị trường. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC