Giải đáp các câu hỏi liên quan đến lợi nhuận trước thuế

0
Tài chính

Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế là gì

Lợi nhuận trước thuế là gì

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay thu nhập trước lãi vay và thuế trong tiếng anh là earnings before interest and taxes – EBIT. Đây là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập. 

EBIT được biết đến như một khoản kiếm được từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động động kinh doanh hay thu nhập ròng từ hoạt động. Hay nói cách khác thì EBIT là tất cả các khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp cho EBIT được sử dụng rộng rãi. Do đã loại bỏ lãi vay và thuế, hệ số EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của công ty, và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau.

Công thức để tính EBIT là: EBIT = Thu nhập – Chi phí hoạt động

Hay có thể xem công thức tính EBIT một cách cụ thể hơn như sau:

EBIT = Tổng Doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí

Đặc điểm của lợi nhuận trước thuế

– Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch, lãi hoặc lỗ trong kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế sẽ giúp công ty giảm thiểu rủi ro và tránh những rắc rối không đáng có. Lợi nhuận trước thuế cũng là cơ sở để nhà đầu tư nắm được tất cả các chỉ số quan trọng để quyết định nên đầu tư hay không 

– Ở một số công ty được khấu trừ, giảm thuế, miễn thuế thế nên lợi nhuận sau thuế có thế sẽ cao nhưng bạn sẽ không thể đánh giá trực tiếp được lợi nhuận kinh doanh của công ty. Lợi nhuận trước thuế cũng có tầm quan trọng lớn đối với các nhà phân tích đầu tư và cơ quan xếp hạng. Lợi nhuận trước thuế cung cấp những con số cực kỳ chính xác và giúp các nhà đầu tư đánh giá.

– Một số công ty được khấu trừ thuế, giảm thuế, miễn thuế nên lợi nhuận sau thuế có thể rất cao nhưng bạn sẽ không thể đánh giá trực tiếp lợi nhuận kinh doanh của công ty. Lợi nhuận trước thuế cũng có tầm quan trọng lớn đối với các nhà phân tích đầu tư và cơ quan xếp hạng. Lợi nhuận trước thuế cung cấp những con số cực kỳ chính xác và giúp các nhà đầu tư đánh giá.

Các chỉ tiêu để đánh giá lợi nhuận trước thuế 

Việc đánh giá lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sẽ được xem xét dựa trên các tiêu chí sau: 

  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. 
  • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu, chi phí của những công việc liên quan đến tài chính cũng như thuế phải nộp theo quy định của pháp luật. 
  • Lợi nhuận từ các hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh doanh khác nhau, các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật trong kỳ kinh doanh. 

Cách tính lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế bao gồm tất cả các khoản lợi nhuận thu được về từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận tài chính và các khoản phát sinh khác. Lợi nhuận trước thuế được tính bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí.

Cụ thể, công thức tính lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh

Trong đó: 

– Tổng doanh thu: Là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra. 

– Chi phí cố định: Là khoản bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản khác có tính chất cố định trong kinh doanh. 

– Chi phí phát sinh là các khoản phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp. 

Sau khi đã tổng hợp được số liệu và hoàn thành các bước xác định chi phí thì ta mới có thể xác định chính xác lợi nhuận trước thuế từ đó có thể xác định đúng tình trạng về lãi, lỗ của doanh nghiệp. 

Ý nghĩa của lợi nhuận trước thuế trong hoạt động kinh doanh

Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế là một chỉ số đóng vai trò quan trọng, thông qua con số lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp sẽ có những cách nhìn nhận về tình hình sản xuất kinh doanh. Theo đó:

  • Lợi nhuận trước thuế sẽ giúp các công ty tránh được những rắc rối không cần thiết trong quá trình đăng ký đầu tư và đóng thuế. 
  • Lợi nhuận trước thuế cho phép các doanh nhân minh bạch tất cả các khoản thanh toán. đầu tư tài chính. Con số lợi nhuận trước thuế chính xác giúp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư.
  • Dựa trên kết quả trước thuế, các doanh nhân và nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng so sánh hoạt động kinh doanh của hai công ty khác nhau và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Cách tính lợi nhuận trước thuế chính xác nhất

Để có thể tính lợi nhuận trước thuế sau khi tổng hợp các thông tin về kinh doanh chúng ta sẽ làm theo quy trình như sau: 

Bước 1: Tính tổng doanh thu

Điều đầu tiên đó là tính tổng lợi nhuận bằng cách lấy nguồn tổng doanh thu của doanh nghiệp khấu trừ các khoản chi phí của sản phẩm bán ra: 

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – giá vốn bán hàng của doanh nghiệp.

Trong đó giá bán hàng bao gồm các thông số: Chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, giá vốn, các khoản chi phí phát sinh theo các hoạt động của công ty.

Sau khi lấy tổng doanh thu của một tháng kinh doanh trừ đi các khoản chi phí của sản phẩm bán ra. Bộ phận kế toán sẽ có được số liệu cụ thể về lợi nhuận trước thuế thông qua các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau lấy tổng doanh thu định kỳ của một tháng kinh doanh trừ đi các khoản chi phí của sản phẩm bán ra. Bộ phận kế toán sẽ có được số liệu cụ thể về lợi nhuận trước thuế thông qua các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 2: Tính các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động thường ngày của doanh nghiệp

Tiếp theo đó là cần phải tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, đây là những khoản chi phí phát sinh không theo kế hoạch của doanh nghiệp: 

Lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận – Chi phí phát sinh hàng ngày.

Những khoản chi phí này cần phải là những khoản phát sinh từ các hoạt động vận hành cần thiết của doanh nghiệp. Sau khi đã tổng hợp số liệu và hoàn thành các bước xác định chi phí thì ta mới có thể xác định chính xác lợi nhuận trước thuế từ đó mới có thể xác định về tình trạng lãi, lỗ của doanh nghiệp.

So sánh lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

So sánh sự khác nhau giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

So sánh sự khác nhau giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Sau khi đã tìm hiểu về lợi nhuận trước thuế, ta cần tìm hiểu sự khác biệt giữa chỉ số này so với chỉ số lợi nhuận sau thuế. 

Lợi nhuận sau thuế, còn được gọi là lợi nhuận ròng hoặc thu nhập ròng, là kết quả cuối cùng thu được bằng cách trừ đi thu nhập của doanh nghiệp/công ty từ hoạt động kinh doanh và chi phí thuế doanh nghiệp phát sinh.

Thông thường sau khi tất toán báo cáo kinh doanh trong vòng 1 năm, các công ty/doanh nghiệp sẽ phải tổng hợp số liệu tài chính, tiến hành quyết toán thuế và đóng các khoản thuế TNDN cho phía nhà nước. Phần lợi nhuận thu được còn lại sau khi đã quyết toán xong và đã đóng đầy đủ các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp chính là lợi nhuận sau thuế.

Vào cuối năm thì các cổ đông sẽ được nhận % cổ tức từ lợi nhuận này, đồng thời họp ban hành các quỹ đầu tư cho năm sau, điều này còn tùy thuộc vào nội quy, điều lệ của từng công ty, doanh nghiệp. 

Nếu dựa vào khái niệm như trên thì lợi nhuận sau thuế được tính như sau:

Phần lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – tổng chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất – tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên thực tế, thì chúng ta sẽ dựa theo công thức tính lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế = Tổng toàn bộ doanh thu – (30% tiền đầu tư hoạt động + 10%VAT) – 20% số tiền đóng thuế TNDN.

Lợi nhuận trước và sau thuế vốn là 2 chỉ số quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư. 

Tuy nhiên giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều có sự khác nhau, và chi tiết thì được thể hiện ở bảng sau:

 

  Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế
Khái niệm Lợi nhuận trước thuế chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được trước khi nộp thuế và tiền lãi phải trả Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được sau khi trừ đi tổng chi phí và thuế phải nộp nhà nước. Lợi nhuận sau thuế còn được gọi là lợi nhuận ròng (lãi ròng).
Công thức tính Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN
Ý nghĩa – Giúp đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

– Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để các nhà đầu tư so sánh và đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý

– Nhận được sự chú trọng của nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích tài chính hơn là các doanh nghiệp

– Lợi nhuận sau thuế cho thấy công ty kiểm soát chi phí của mình như thế nào.

– Lợi nhuận sau thuế quyết định công ty, doanh nghiệp kinh doanh tốt hay không, lời hay lỗ. Nếu lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0 thì công ty kinh doanh thua lỗ và ngược lại nếu lớn hơn 0 thì công ty kinh doanh có lãi.

– Thông qua lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp có thể dễ dàng biết các tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/tài sản, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Tình hình lợi nhuận trước thuế của một số ngân hàng năm 2021

Ngân hàng eximbank, lợi nhuận hợp nhất trước và sau thuế cả năm 2021 đạt lần lượt 1.205 tỷ và 965 tỷ đồng, giảm gần 10% so với 2020, theo báo cáo tài chính quý IV mới công bố.

Ngân hàng Vietinbank, trong quý IV/2021 công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận hợp nhất trước và sau thuế giảm hơn 45% xuống lần lượt 3.678 tỷ đồng và 2.986 tỷ đồng. 

Ngân hàng Vietcombank, trong năm 2021 ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 27.376 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. 

Ngân hàng VP Bank, công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ cả năm 2021 đạt tới 37.963 tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm trước đó. 

Ngân hàng KienlongBank công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với lợi nhuận sau thuế tăng 95,14 tỷ đồng, tương đương tăng 884,7% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế năm 2021, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của KienlongBank tăng 644 tỷ đồng, tương đương tăng 509,8% so với năm 2020. Như vậy, Ngân hàng đã hoàn thành 101% kế hoạch, đồng thời đánh dấu mốc lần đầu tiên lợi nhuận của KienlongBank vượt mức 1.000 tỷ đồng.

Ngân hàng HD Bank, báo lợi nhuận trước thuế đạt 8.070 tỷ đồng, tăng 39% và hoàn thành 111% kế hoạch; Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng riêng lẻ chỉ 1,26%.

Ngân hàng MB Bank, Tính đến hết năm 2021, quy mô tổng tài sản của MB và các công ty con (MB Group) đạt 607 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2020. Lợi nhuận hợp nhất ở mức 16.527 tỷ đồng.

Ngân hàng SeABank, tính đến ngày 31/12/2021 tổng tài sản của SeABank tăng 31.456 tỷ đồng so với năm 2020, đạt 211.663 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng đạt 129.800 tỷ đồng. Tổng huy động vốn từ khách hàng đạt 128.838 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động đạt 7.036 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với năm 2020.

Ngân hàng Techcombank, công bố báo cáo tài chính quý 4/2021 với kết quả kinh doanh ấn tượng. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2021 đạt 23.238 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2020. Cuối năm 2021, tổng tài sản đạt 568,8 nghìn tỷ đồng, tăng 29,4% so với cuối năm 2020. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng cuối năm 2021 đạt 388,3 nghìn tỷ đồng, tăng 22,1% so với cuối năm 2020, theo đúng hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp.

Ngân hàng TP Bank, tính đến hết năm 2021 tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt hơn 13.500 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Bên cạnh nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay, thu nhập lãi thuần từ dịch vụ của ngân hàng tăng gần 65% so với cùng thời điểm cuối năm 2020, đạt trên 1.500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.038 tỷ đồng hoàn thành vượt hơn 4% so với kế hoạch đã đặt ra.

Ngân hàng OCB, riêng quý 4/2021, lợi nhuận trước và sau thuế đạt lần lượt 1.750 tỷ và 1.400 tỷ đồng, giảm 8,3% so với cùng kỳ 2020. Trong quý vừa qua, nguồn thu chính của ngân hàng là thu nhập lãi thuần giảm 3,8% xuống còn 1.531 tỷ. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư cũng giảm 40% đạt 523 tỷ.

Giải đáp các câu hỏi liên quan về lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế âm có tính thuế không?

Nếu lợi nhuận trước thuế âm thì doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà sẽ được chuyển lỗ tối đa trong vòng 5 năm

Lợi nhuận trước thuế ngân hàng là gì?

Lợi nhuận trước thuế ngân hàng là phần lợi nhuận mà ngân hàng thu được trước khi đóng thuế và thanh toán lãi vay (nếu có).

Lợi nhuận kế toán trước thuế là gì?

Lợi nhuận kế toán trước thuế (EBT) là một chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong năm tài chính (thông thường sẽ là 1 năm), trước khi doanh nghiệp thanh toán chi phí thuế TNDN (nếu có). 

Về bản chất, lợi nhuận kế toán trước thuế là phần lợi nhuận có được khi điều chỉnh lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp trừ đi các khoản chi phí phát sinh trong niên độ kế toán (thường là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay), sau đó cộng với lợi nhuận khác. Chính vì vậy mà chỉ tiêu này phản ánh rõ nét lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm đó là lỗ hay lãi. 

Biên lợi nhuận trước thuế là gì?

Biên lợi nhuận trước thuế trong tiếng Anh là Pre-tax Profit Margin. Đây là một công cụ kế toán tài chính được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty. 

Biên lợi nhuận trước thuế cho biết tỷ lệ phần trăm doanh thu đã biến thành lợi nhuận của một công ty, hay nói cách khác thì doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu xu cho mỗi đồng bán ra trước khi khấu trừ thuế. Biên lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng rộng rãi khi so sánh lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cùng một ngành. 

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay tính thế nào?

Cách 1:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) = Doanh thu – Giá vốn hàng bán (COGS) – Chi phí hoạt động

Cách 2:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) = Thu nhập ròng + Lãi vay + Thuế

Việc tính toán EBIT dựa trên chi phí sản xuất của một công ty bao gồm nguyên vật liệu thô và tổng chi phí hoạt động, bao gồm tiền lương của nhân viên. Các mục này và sau đó được trừ vào doanh thu. Các bước được nêu dưới đây:

– Lấy giá trị cho doanh thu hoặc doanh số từ đầu báo cáo thu nhập.

– Trừ giá vốn hàng bán khỏi doanh thu hoặc doanh thu, sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận gộp.

– Trừ chi phí hoạt động khỏi con số lợi nhuận gộp để đạt được EBIT.

Vậy trên đây là những thông tin xoay quanh về lợi nhuận trước thuế cũng như giải đáp một số câu hỏi liên quan. Hy vọng với những kiến thức được tổng hợp ở trên, bạn đọc sẽ biết rõ thêm về kiến thức tài chính của doanh nghiệp. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC