Bí quyết làm giàu ở miền núi cho nhà nông khởi nghiệp

0
Quản lý tài chính

Làm giàu ở miền núi không quá khó, điều quan trọng nhất đấy là bạn phải tìm ra ý tưởng phù hợp với bản thân, phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như sở thích của mình. Ở bài viết dưới đây, Daututietkiem.vn sẽ gợi ý đến bạn một số ý tưởng làm giàu ở miền núi để đạt được lợi nhuận cao.

Chăn nuôi động vật làm giàu tại miền núi 

Chăn nuôi bò sinh sản

Chăn nuôi bò sinh sản

Chăn nuôi bò sinh sản

Ngày nay việc chăn nuôi làm giàu không chỉ ở những vùng nông thôn mà còn cả ở miền núi. Đây là phương thức làm giàu phổ biến được bà con ưa chuộng. Mặc dù phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức thế nhưng việc chăn nuôi bò sẽ ít dịch bệnh hơn khi chăn nuôi giống loài khác. Đặc biệt chi phí thức ăn cho việc chăn nuôi tương đối thấp, giá bán cũng ổn định, mà nguồn lãi thu về lại tăng lên đáng kể. Trung bình cứ nuôi 10 con bò mẹ thì chi phí rơi vào khoảng 300 triệu. Để thu lời nhanh chóng, bạn nên mua những con bên mang thai sắp sinh. Những con bê ra đời nếu là cái thì hãy tiếp tục nhân giống chúng lên, còn những con đực có thể bán lấy tiền. Tính theo giá bình quân hiện nay, mỗi con bê bán được từ 15-20 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với bò sinh sản, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Quan trọng nhất là khâu chọn giống, kinh nghiệm chọn bò giống của nhiều người nên chọn những con nhanh nhẹn, thuần tính, mõm rộng, răng đều, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và 4 núm vú đều nhau. Thông thường bò động dục lần đầu sau 20 tháng tuổi, và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là khoảng 1 năm. 
  • Đất ở nông thôn miền núi rất rộng nên chúng ta cần tăng cường chăn thả, vì vậy chúng ta cần trồng thêm cỏ và rơm làm thức ăn thô xanh bổ sung thêm dưỡng chất cho chúng. Chuồng bò vào mùa hè nên để thoáng mát, mùa đông thì ấm, nên vệ sinh thường xuyên. 

Xem thêm: Bí quyết làm giàu từ việc chăn nuôi bò BBB

Nuôi con dúi

Nuôi con dúi

Nuôi con dúi

Dúi là động vật hoang dã trong tự nhiên, hiện nay chúng đã được thuần chủng và nuôi ở các vùng nông thôn, nơi miền núi. Để nuôi được giống loài này, bạn có thể tìm đến mua ở các trang trại lớn. Thức ăn chủ yếu của chúng là lá tre, cỏ, nứa, mía, và những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trên núi. Dúi sinh sản lớn nhanh, mỗi năm đẻ 4 lứa và trung bình từ 4-5 con/ lứa. Với mô hình nuôi trên núi, bạn có thể quây chuồng để chúng khỏi chạy mất và tùy từng địa hình có thể thả chúng ra ngoài. Hiện nay Dúi giống có giá dao động từ 1 triệu/cặp, Dúi làm thịt có giá từ 400 nghìn vnđ/kg.

Mô hình nuôi lợn rừng

Mô hình nuôi lợn rừng

Mô hình nuôi lợn rừng

Thịt lợn rừng là nguồn thực phẩm rất phổ biến và giàu dinh dưỡng. Hiện nay các nhà hàng hay các gia đình đều tìm mua sản phẩm này nên nguồn cung vô cùng khan hiếm vậy nên thịt lợn rừng được con người nuôi để cung cấp tới người dân. Việc chăn nuôi lợn rừng đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con vùng núi, đặc biệt với địa hình này đây là nơi có điều kiện sống thuận lợi nhất, dễ dàng cho việc chăn nuôi lợn rừng. Tuy nhiên, khi chăn nuôi thì việc xây dựng chuồng trại cũng rất quan trọng, chuồng phải thông thoáng, rộng rãi, tạo thành những ô nhỏ có mái che để lợn ở và có không gian để chúng chơi. 

Thức ăn cho lợn rừng khá đơn giản, chủ yếu là những sản phẩm từ núi rừng như cây cỏ, ngô, củ quả. Vậy nên việc bạn cần nắm rõ những kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh là có thể phát triển trang trại tại những nơi vùng núi rồi.

Trồng cây làm giàu ở miền núi 

Đất nước ta có hơn ¾ diện tích là đồi núi vậy nên ý tưởng trồng rừng là ý tưởng tuyệt vời, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân mà còn giúp cho hệ sinh thái của đất nước dồi dài hơn khi những vùng đồi núi hoang sơ được phủ xanh. Đặc biệt đây còn là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở đất và chống biến đổi khí hậu. Trồng rừng đã trở thành hình thức phát triển kinh tế bền vững ở miền núi nhằm xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân. Đặc biệt trồng cây lấy gỗ ngắn ngày có thể xem là biện pháp ưu tiên nhất hiện nay. 

Trồng cây lấy gỗ

Trồng cây lấy gỗ

Trồng cây lấy gỗ

Nhiều người nghĩ rằng trồng cây lấy gỗ thì phải mất rất nhiều thời gian thì mới có thể thu hoạch, tuy nhiên trên thực tế nhà nông có thể lựa chọn những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao và ngắn hạn như cây keo, cây sưa, bạch đàn, xoan đào… Ngoài ra những cây lấy gỗ ngắn ngày, bạn có thể lựa chọn những loại cây quý lâu năm để phát triển lâu dài trên miền núi. Việc trồng cây gỗ lâu năm bạn có thể lựa chọn những giống cây như cây sưa đỏ, giổi, cẩm lai, giáng hương, gỗ, dó bầu, lát, trắc…, đây là những loại rất quý và có thể đem lại giá trị cao cho người nông dân. 

Trồng cây dược liệu, cây thuốc

Trồng cây dược liệu, cây thuốc

Trồng cây dược liệu, cây thuốc

Một trong những thế mạnh của miền núi là dễ tiếp cận với hệ sinh thái rừng nên từ đó có thể tiếp cận, thu hái được những cây thuốc quý từ thiên nhiên. Từ đó bạn có thể lựa chọn sản phẩm này để kinh doanh làm giàu. Những loại cây thuốc quý chỉ có ở trên các vùng núi cao, điều này tạo lợi thế cạnh tranh khi kinh doanh dược liệu miền núi này. Hãy cân nhắc ý tưởng kinh doanh một thứ gì đó ở miền núi. 

Phát triển kinh doanh dịch vụ sinh thái để làm giàu ở miền núi 

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. Đây là một lợi thế để phát triển du lịch đối với các dân tộc vùng núi nước ta, đặc biệt là các dân tộc miền núi phía Bắc. Với sự đa dạng cảnh quang mà thiên nhiên ban tặng. Chúng ta sẽ tìm hiểu về một số loại hình du lịch sinh thái phổ biến hiện nay đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng núi. 

Trải nghiệm đi bộ, leo núi

Trải nghiệm đi bộ, leo núi

Trải nghiệm đi bộ, leo núi

Hoạt động này được thực hiện ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nhằm phục vụ các đoàn khách du lịch yêu thích vận động và muốn chinh phục bản thân, khám phá cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vừa có thể thưởng ngoạn khí hậu trong lành mát mẻ lại vừa có thể kết hộ tìm hiểu văn hóa vùng miền khi lưu trú tại nhà dân. Việc này vừa giúp cho dân bản địa làm kinh tế kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Có thể thấy nhiều tuyến đường bộ đã được tổ chức như Hang Pắc Bó – Suối Lê Nin, thác Bản Dốc – động Ngườm Ngao ở tỉnh Cao Bằng, đi bộ dọc theo thung lũng Mường Hoa hay xuống bản Tả Phìn ở Sa Pa. Với những ai muốn chinh phục tuyến đường leo núi ở Điện Biên sẽ phục vụ: các tuyến như Điện Biên Phủ – Mường Chà – Mường Nhé – A Pa Chải –  Cột mốc số 0.

Tìm hiểu trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số

Tìm hiểu trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số

 

Điều này rất thú vị và khơi dậy sự tò mò của những du khách đam mê bản sắc dân tộc của núi rừng. Có thể nói, đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thống nông nghiệp, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc của đồng bào các dân tộc là những nét độc đáo không nơi nào có được nên rất hấp dẫn du khách thập phương. Sức hấp dẫn và đặc thù của loại hình du lịch này là khách có thể tham quan. Tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống cộng đồng, được ngủ tại nhà dân, làm bếp, lên nương rẫy, dệt thổ cẩm cùng người dân, du khách còn được tham gia các phiên chợ, lễ hội đặc trưng của vùng cao mà miền xuôi không có được. 

Thưởng thức ẩm thực, sản vật địa phương

Kinh doanh ẩm thực địa phương

Kinh doanh ẩm thực địa phương

Đây có thể coi là một nội dung vô cùng quan trọng của sản phẩm du lịch tìm hiểu cuộc sống, cộng đồng, du khách có thể kết hợp du lịch thưởng thức đặc sản của các vùng dân tộc. Bạn có thể mua sắm các sản vật, đặc sản riêng của từng vùng núi như mật ong và măng rừng,… đây sẽ là nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ dân tộc thiểu số này. 

Hy vọng qua bài viết mà Daututietkiem.vn chia sẻ trên đây bạn đọc có thể lựa chọn cho mình ý tưởng kinh doanh làm giàu ở miền núi hiệu quả phù hợp với điều kiện của bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề tài chính làm giàu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận cho chúng tôi biết nhé. Chúc các bạn thành công!

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC