Lấn chiếm đất nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào?

0
Đầu tư BĐS

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là gì?

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là việc người sử dụng đất tự ý thực hiện một trong số các hành vi sau:

  • Tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới mảnh đất của mình sang phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của nhà hàng xóm mà không được họ cho phép.
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của nhà hàng xóm mà không được họ cho phép.
Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là gì?

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là gì?

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào?

Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng: Lấn chiếm đất nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào? Câu trả lời là hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố như:

  • Loại đất lấn chiếm
  • Diện tích lấn chiếm
  • Khu vực lấn chiếm (nông thôn hay thành thị)

Theo đó, mức xử phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với tổ chức vi phạm. 

Biện pháp khắc phục hậu quả 

 Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi lấn chiếm.
  • Buộc trả lại phần diện tích đã lấn chiếm
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.

Hàng xóm lấn chiếm đất làm cách nào để đòi lại?

Cho đến nay, tình trạng bị hàng xóm lấn chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến. Để đảm bảo quyền lợi, người sử dụng đất có thể thực hiện một trong số cách sau để đòi lại phần diện tích bị hàng xóm lấn chiếm.

– Theo quy định tại Điều 202, Luật Đất đai

“Các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. 

Vì vậy, bạn và hàng xóm nên trao đổi và thống nhất phương án xử lý như: hàng xóm sẽ trả lại phần diện tích đất đã lấn chiếm hoặc bạn có thể chuyển nhượng/tặng cho hàng xóm và phải làm thủ tục theo quy định của pháp luật.

– Nếu không thể tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

– Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  • Nếu bạn có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Nếu bạn không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Lưu ý

Nếu nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định thì việc giải quyết tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm sẽ được thực hiện như sau:

  • Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì bạn có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định.

Khi đó, người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định trên phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Khi quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành thì các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định.

Kết luận

Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC